Gặp người làm thơ chia buồn tại lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp

“Tôi không khóc và tưởng nhớ Đại tướng bằng nước mắt mà bằng chính trái tim mình”, ông Nguyễn Khắc Phúc, ở Minh Khai, Hà Nội, nguyên Đại tá tiểu đoàn 813, đã nói như vậy với PV Infonet vào tối 6/10.
Gặp người làm thơ chia buồn tại lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp - ảnh 1
Ông Nguyễn Khắc Phúc trên đường Điện Biên Phủ, Hà Nội. (Ảnh: Xuân Hải)

Người đàn ông khoảng 80 tuổi, khuôn mặt già nua, dáng người gầy nhỏ, cẩn thận dựng chiếc xe đạp đã cũ vào sát gốc cây cổ thụ trên đường Điện Biên Phủ, Hà Nội, rồi đi tặng cho từng người đang xếp hàng để vào viếng Đại tướng tại 30 Hoàng Diệu, bài thơ mang tựa đề “Anh Cả ơi”, do ông sáng tác từ cảm xúc của mình dành cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chiều 6/10.

Ông là Nguyễn Khắc Phúc (82 tuổi), ở Minh Khai, Hà Nội, nguyên Đại tá quân đội, 65 năm tuổi Đảng, người đã tặng Đại tướng lúc sinh thời cuốn sách “Sống mãi với thời gian” do chính ông Phúc là tác giả.

Ông Phúc cho biết: "Tôi làm bài thơ này lúc 16 giờ chiều nay, sau khi đến viếng Đại tướng tại gia đình. Bài thơ thể hiện cảm xúc của tôi dành cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong cuộc đời tôi đã vinh dự được gặp Đại tướng 3 lần, một lần tại chiến trường Trị Thiên, lần thứ 2 tại Sở Nội vụ và Cung Văn hóa hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội.

Kỷ niệm nhớ nhất của tôi là được đến nhà Đại tướng, được tiếp xúc và tận tay tặng Đại tướng cuốn sách “Sống mãi với thời gian” do tôi là tác giả. Hiện nay, tôi vẫn còn lưu giữ bức ảnh lưu niệm chụp cùng Đại tướng tại nhà riêng của ông".

Gặp người làm thơ chia buồn tại lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp - ảnh 2
Bài thơ của ông Nguyễn Khắc Phúc. (Ảnh: Xuân Hải)

Theo ông Phúc, trước đây Đại tướng đã có thời gian là một nhà giáo và gia đình ông Phúc cũng cả nhà làm giáo viên. Ông Phúc cho rằng những nhà giáo thường có tâm hồn trong sáng.

“Tại phòng khách của gia đình tôi vẫn còn treo và lưu giữ 1 câu đối đã được hơn 100 năm, với 14 chữ: “Tự gia học vấn cầu  chân lý/ Ái quốc tinh thần tự thiếu niên”, có nghĩa là bản thân mình và gia đình mình phải tự học để tìm ra chân lý cuộc sống và phải yêu nước từ nhỏ”, ông Phúc cho hay.

Theo phương châm và ý nghĩa của câu đối, cũng như sự răn dạy của bố mẹ, ông bà, đồng thời theo tiếng gọi của quê hương, từ khi còn rất nhỏ, năm mới 13 tuổi, ông Phúc đã tham gia vào Vệ quốc quân và chiến đấu trên khắp chiến trường Đông Dương, từ thời chống Pháp đến chống đế quốc Mỹ, rồi lại tham gia giúp đỡ Campuchia giải phóng, rồi tiếp tục tham gia chiến đấu tại biên giới phía Bắc.

Ông Phúc cho hay, ông nguyên là một đại tá của Tiểu đoàn 813, Quân khu Trị Thiên Huế trước đây và đã về hưu tính đến nay cũng đã tròn 23 năm. Khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp ốm, ông đã rất thương và cảm mến con người, cũng như đức tính giản dị của Đại tướng. Tuy nhiên, theo quy luật của cuộc sống của con người thì sinh tồn và ra đi là không thể tránh khỏi.

“Nghe tin “Anh Cả” mất, tôi rất xúc động, không nói nên lời, cho nên trong bài thơ “Anh Cả ơi”  ngay đoạn đầu tôi đã viết: “Nghe tin Anh Cả từ trần/ Trẻ già ngơ ngác bần thần tiếc thương”. Rồi đến ước nguyện của Đại tướng được “trở về quê” thể hiện qua câu thơ kết “Quảng Bình quê nội đón chờ/Anh về vui với nơi thờ Mẹ Cha”, ông Phúc nghẹn ngào bày tỏ.

Cũng theo ông Phúc, từ khi còn sống đến lúc ra đi, Đại tướng không đòi hỏi điều gì cho riêng bản thân mình, ngay cả đến tiêu chuẩn nhà ở, Đại tướng cũng không nhận, đó là tấm gương sáng, người học trò xuất sắc của Bác Hồ, để các thế hệ và mỗi người dân Việt Nam noi theo. “Một đời cống hiến hy sinh/ Một đời vì Đảng trọn tình vì dân”.

Về việc tại sao trong bài thơ ông Phúc gọi Đại tướng là “Anh Cả”, ông Phúc chia sẻ: "Trong bài thơ tôi gọi Đại tướng là “Anh Cả” vì Đại tướng mãi mãi xứng đáng là “Anh Cả” của Quân đội nhân dân và nhiều người dân Việt Nam". 

Xuân Hải

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !