Gặp người dân kiếm sống nơi bẩn nhất đô thị

Trùn sống nhiều nhất ở các kênh, rạch bị ô nhiễm nặng, để bắt được nhiều, thợ trùn phải ngâm mình giữa làn nước đen kịt, thò tay móc sâu dưới lớp bùn mới bắt được.

Những "xóm trùn" chỉ có ở Sài Gòn như xóm bến Phú Định (Q.8), xóm Cầu Đò, xóm chài bên Cầu Bình Lợi (Q.Bình Thạnh), xóm bến phà An Phú Đông (Q.12 và Gò Vấp)...

Nhiều thợ trùn cho biết, làm nghề này cực khổ, dơ bẩn và nhiều nguy hiểm. Bao nhiêu độc hại dồn về chỗ trùn sống, nên ghẻ, lở loét, nhức khớp xảy ra thường xuyên. Nhiều khi còn gặp mảnh chai, sắt cắt vào tay, chân bị nhiễm trùng.

Tuy vất vả và độc hại nhưng thu nhập của những người bắt trùn cũng khá, trung bình một lon trùn (lon sữa bò) có giá 5.000 - 7.000 đồng, mỗi ngày ngâm mình một thợ trùn có thể kiếm được 200.000 - 300.000 đồng, đủ trang trải cho cuộc sống thường nhật của gia đình.

Gặp người dân kiếm sống nơi bẩn nhất đô thị - ảnh 1
Gặp người dân kiếm sống nơi bẩn nhất đô thị - ảnh 2
Gặp người dân kiếm sống nơi bẩn nhất đô thị - ảnh 3

Muốn kiếm được nhiều trùn thì phải đến nơi có dòng nước ô nhiễm nhất, rồi ngâm mình ở đó hàng ngày. Mỗi ngày, thợ trùn kiếm được từ 200.000 - 300.000 đồng.

Kênh Tân Hóa - Lò Gốm (Q.Bình Tân) lâu nay nổi tiếng là kênh "chết" vì bị ô nhiễm nặng, nhưng lại chính là nơi kiếm miếng cơm của ông Nguyễn Văn Hoàng (SN 1964) hơn 30 năm nay. Hàng ngày, ông lội dọc con kênh, tay mò mẫm dưới dòng nước đen thối, cố tìm xem có thứ gì là lôi lên bỏ vào 2 chiếc thau nhôm to. Dưới kênh đủ thứ rác, sắt, miểng chai, kim tiêm… nhưng dụng cụ bảo hộ của ông chỉ có đôi giày vải màu xanh quân đội đã cũ. Với ông chuyện trầy xước, đứt tay thường xuyên xảy ra.

Mỗi lần lội xuống kênh, người ông bốc lên mùi hôi nồng nặc, sình đất bám đầy người, sau đó cặm cụi ngồi lọc lại số phế liệu để mang ra vựa bán. Ông Hoàng cho biết, ông nối nghiệp "mò phế liệu" từ người cha, anh trai ông và mấy đứa nhỏ ở nhà cũng làm nghề này, tính ra được... 3 đời. Thu nhập của ông từ 80.000 - 100.000 đồng/ngày, hôm may mắn thì được 120.000 - 140.000 đồng. Số tiền này là thu nhập chính nuôi 6 miệng ăn trong gia đình.

Gặp người dân kiếm sống nơi bẩn nhất đô thị - ảnh 4
Gặp người dân kiếm sống nơi bẩn nhất đô thị - ảnh 5

Ông Nguyễn Văn Hoàng mưa sinh tại dòng kênh "chết" Tân Hóa-Lò Gốm.

Gần 4 năm nay, hàng ngày chị Nguyễn Thị Thủy (36 tuổi, quê Đồng Tháp) vẫn một mình một thuyền dưới dòng sông Sài Gòn để vớt ve chai kiếm sống. Mỗi khi nước lên, từng đám lục bình trôi theo dòng nước, chị một tay chèo một tay vớt ve chai. Chị Thủy cho biết: “Tôi chủ yếu làm theo con nước, vớt được nhiều thứ là lúc nước đang lên.

Bình thường ngày kiếm 60.000 - 70.000 đồng, hôm nào nhiều thì được hơn 100.000 đồng. Mỗi lần đi vớt ve chai về, hai cánh tay ê ẩm, bàn tay thì chai sạn, tuy vất vả nhưng làm công việc này thoải mái hơn so với đi làm công nhân”.

Chị Thủy chủ yếu vớt dọc sông Sài Gòn từ cầu Sài Gòn đến cầu Lái Thiêu, nhiều hôm đang vớt ve chai còn gặp xác người chết trôi cùng lục bình.

Gặp người dân kiếm sống nơi bẩn nhất đô thị - ảnh 6
Gặp người dân kiếm sống nơi bẩn nhất đô thị - ảnh 7
Gặp người dân kiếm sống nơi bẩn nhất đô thị - ảnh 8
Gặp người dân kiếm sống nơi bẩn nhất đô thị - ảnh 9

Chị Thủy lục tung từng nhóm lục bình để vớt ve chai, phế liệu. Chị không muốn đổi ghề, vì công việc này... thoải mái hơn làm công nhân.

Còn tại chân cầu Bình Lợi, Q.Bình Thạnh có một xóm chài nhỏ với vài gia đình sống trên những chiếc thuyền cũ - đây được xem là xóm chài cuối cùng ở Sài Gòn. Vừa tới xóm chài, chúng tôi gặp anh Nguyễn Ngọc Ái đang quăng chài bắt cá.

Anh Ái cho biết: “Từ khi còn nhỏ cho đến lúc lớn lên, lấy vợ sinh con tôi vẫn gắn bó với nghề quăng chài, lưới. Những ngày thủy triều xuống nước chảy khá mạnh, cá thấy động theo dòng, lúc đó quăng lưới mới dễ "ăn". Những lúc như thế vợ chồng tôi có thể kiếm hơn 100.000 đồng/ngày, còn những ngày thường thì ít hơn”.

Cũng tại xóm chài này, có một người đàn ông tên Nguyễn Văn Chúc (SN 1957) cùng vợ là bà Nguyễn Thị Hinh (SN 1959) cùng quê Vĩnh Phúc làm nghề đánh cá. Ông Chúc được nhiều người biết đến bởi ông là người chuyên vớt xác, cứu người trên dòng sông Sài Gòn hơn 30 năm nay. Bà con gọi ông là "ông Ba Chúc chuyên nghề cứu người vớt xác".

Vợ chồng ông có 5 người con gái, nhưng hiện chỉ vợ chồng ông là sống trên “căn nhà nổi” bên chân cầu Bình Lợi. Ông Chúc cho biết, bao nhiêu năm nay ông không nhớ đã cứu vớt bao nhiêu người, cứ ai báo có xác là đi vớt. Những người ông cứu được thường là những chàng trai thất tình, cô gái trẻ buồn cha chán mẹ, vợ giận chồng ngoại tình, cụ già bị con cái bỏ rơi, người thua bạc…

Gặp người dân kiếm sống nơi bẩn nhất đô thị - ảnh 10
Gặp người dân kiếm sống nơi bẩn nhất đô thị - ảnh 11

Ông Nguyễn Văn Chúc 30 năm làm nghề vớt xác cứu người trên sông Sài Gòn.

Gặp người dân kiếm sống nơi bẩn nhất đô thị - ảnh 12
Gặp người dân kiếm sống nơi bẩn nhất đô thị - ảnh 13

Anh Ái quăng chài bắt cá.

Là nơi kiếm cơm nuôi gia đình hàng ngày, nhưng hiện kênh Tân Hóa - Lò Gốm đang được cải tạo, khiến tương lai của ông Hoàng cùng gia đình không biết trông đợi vào đâu. Ông cố gắng làm được ngày nào hay ngày đó, mong có chút vốn để chuyển sang công việc khác. Còn xóm chài bên cầu Bình Lợi, khi công trình đường vành đai ngoài hoàn thành, khu vực bị giải tỏa, mấy chục con người chưa biết xuôi theo dòng nước về đâu bởi mấy chục năm nay họ đã gắn bó với khúc sông này.

Gặp người dân kiếm sống nơi bẩn nhất đô thị - ảnh 14
Gặp người dân kiếm sống nơi bẩn nhất đô thị - ảnh 15

Đây là xóm chài cuối cùng ở Sài Gòn. Nhưng khu vực này sẽ bị giải tỏa, những con người cả đời gắn bó với khúc sông này không biết sẽ trôi về đâu?

Lê Quân

Chuyện cảm động phía sau tấm ảnh phục dựng gia đình đủ 4 người ở Làng Nủ

Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.

BAT Việt Nam hoàn thành mục tiêu khoanh nuôi 120ha rừng ngập mặn Cà Mau

Công ty British American Tobacco (BAT) Việt Nam và Trung tâm bảo tồn Thiên nhiên Gaia đã hoàn thành dự án hợp tác trồng rừng giai đoạn 2022 - 2024. Một trong các mục tiêu là chuyển hóa 120ha bãi bồi thành rừng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

Du khách hào hứng với loạt trải nghiệm tại Sun KraftBeer Festival 2024

Dù đã qua mùa hè cao điểm, nhưng mỗi ngày Sun World Ba Na Hills vẫn thu hút hàng nghìn du khách đến với Lễ hội bia tươi và ẩm thực Sun KraftBeer 2024.

Chị dâu tặng vòng vàng dịp kỷ niệm ngày cưới, tôi đi bán mới phát hiện sự thật

Không tin vào những gì mình nghe được, tôi đã mang chiếc vòng vàng được chị dâu tặng đến 3 cửa hàng khác nhau để kiểm tra.

Cô gái Bình Phước ngồi xe lăn vào lễ đường, nhiều người rơi nước mắt

Đám cưới của Nhung có nhiều điều đặc biệt. Cô được bố đẻ bế ra trao cho chú rể. Khoảnh khắc chú rể đẩy xe lăn, đưa cô dâu tiến vào lễ đường nhiều người cảm động rơi nước mắt.

Nước ngập trắng đồng ở Chương Mỹ, 100 cảnh sát gặt lúa giúp dân

Dù cơn bão số 3 đã đi qua, nhưng những cánh đồng của xã Mỹ Lương (Chương Mỹ, Hà Nội) vẫn chìm trong biển nước. Để giảm thiểu thiệt hại, hơn 100 chiến sĩ cảnh sát đã xuống đồng gặt lúa giúp người dân.

Chùa cổ gần 1.000 tuổi trên đỉnh núi Long Đọi, Hà Nam

Chùa Long Đọi Sơn vừa mang một vẻ đẹp cổ kính, linh thiêng của một ngôi cổ tự gần 1.000 năm tuổi, vừa mang đến cho du khách cảm giác bình yên, thanh tịnh.

'Nhìn danh sách ủng hộ của xóm nghèo, giật mình tưởng đọc nhầm con số'

Hay tin người dân miền Bắc oằn mình trong bão lũ, người dân Sơn Trình không ai bảo ai, tự nguyện góp tiền ủng hộ.

Căn hộ Art Residence - nơi sống lý tưởng cho người duy mỹ, yêu nghệ thuật

Sản phẩm Căn hộ Art Residence tại dự án Sun Urban City Hà Nam hứa hẹn là chốn an cư lý tưởng cho những người duy mỹ tìm kiếm một không gian đầy đủ tiện ích, giàu chất nghệ thuật.

Cặp đôi đang gây bão trên sóng giờ vàng, ăn ý hơn cả Hồng Đăng - Hồng Diễm

Doãn Quốc Đam và Duy Hưng đóng anh em trong phim cảnh sát hình sự "Độc đạo" ăn ý hơn cả cặp đôi vàng Hồng Đăng - Hồng Diễm trên màn ảnh một thời.

Đang cập nhật dữ liệu !