Gặp gỡ gương mặt trẻ 'đa-zi-năng'

Với những thành tích tiêu biểu trong học tập và hoạt động xã hội mà Ánh Sao đã trở thành một trong 20 gương mặt được đề cử cho giải thưởng gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2012.

Dáng người nhỏ - nhanh nhẹn - là những gì mà người ngoài dễ nhận thấy ở Nguyễn Ánh Sao (lớp Cử nhân tài năng K14, khoa Sinh học, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội).

Gặp gỡ gương mặt trẻ 'đa-zi-năng' - ảnh 1

Ánh Sao nhìn nhận mình cần cố gắng nhiều hơn nữa để xứng đáng với những gì được trao tặng.

Sinh trưởng trong một gia đình bình thường ở Q.Hoàng Mai, Hà Nội - từ nhỏ Nguyễn Ánh Sao đã được bố mẹ dạy cho tính tự lập cao. Những công việc như học tập, làm những việc cá nhân bố mẹ đều để Sao tự lập, trừ khi những công việc thực sự cần sự giúp đỡ, Sao mới nhờ tới bố mẹ. "Kim chỉ nam" bố mẹ luôn răn dạy: “đừng bao giờ nghĩ tới việc đi cửa sau hay là luồn lách, kể cả những bước ngoặt của cuộc đời, hãy tự mình làm lấy. Mình có thế nào thì mình sẽ làm như vậy”.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng là người đã ươm mầm cho nhân cách của Ánh Sao khi dạy Ánh Sao biết yêu thương mọi người, sống hướng thiện. “Bố mẹ mình vẫn thường bảo nếu giúp đỡ được người khác trong điều kiện mình có thể thì nên làm, ví như là thấy người nghèo khổ thì mình giúp đỡ nhưng cũng đừng mong nhận lại được gì đó từ người ta, mà giúp một cách tự nguyện”.

Chính những lời dạy của bố mẹ đã giúp cho Sao quen dần với việc có trách nhiệm trong việc học tập cũng như tham gia các hoạt động xã hội. Chặng đường thành tích học sinh giỏi và làm cán bộ lớp của Ánh Sao từ cấp I cho đến ĐH là một quá trình tự phấn đấu miệt mài của Ánh Sao mà bố mẹ luôn là người đứng sau làm chỗ dựa vững chắc.

Hạnh phúc được làm việc thiện

Với quan niệm “làm được việc thiện là niềm hạnh phúc”, Ánh Sao không ngừng tích cực tham gia những hoạt động tình nguyện xã hội. Sao luôn mong muốn góp sức bé nhỏ của mình cho những nơi còn gặp nhiều khó khăn và thiếu thốn. “Khi đến tình nguyện ở những nơi người dân còn nghèo, có những nơi trẻ em không có áo ấm để mặc trong mùa đông thì điều đầu tiên mình tự hứa là sẽ làm được nhiều hơn thế cho họ nữa”.

Cũng chính từ suy nghĩ đó mà Ánh Sao cùng nhiều sinh viên đã cùng tổ chức các chương trình tình nguyện lên những bản làng xa ở Thái Nguyên, Sa Pa cùng nhau làm đường, dọn dẹp vệ sinh, truyền thông về giáo dục giới tính sức khỏe.

Có những hôm phụ giúp xây nhà tình thương, phải cuốc đất san phẳng nền nhà, kéo xe cát giữa cái nắng trưa oi ả làm bàn tay đỏ rộp nhưng Ánh Sao vẫn không ngại. Cứ thế Ánh Sao cùng đồng đội thay phiên nhau vừa làm nhà, vừa dạy học cho các em học sinh tiểu học…Cũng có những hôm đi bộ nhiều cây số đường hiểm trở để đến nơi tập kết, mệt rã rời nhưng mọi người trong đoàn lại tự động viên nhau để bước tiếp chặng đường.

Những lần đi tình nguyện vào mùa mưa, ở miền núi thường hay bị lở đất, Ánh Sao cũng không ngại đi giúp đỡ những nhà người dân bị chịu ảnh hưởng. Công việc dọn dẹp vệ sinh, chuyển đất ra ngoài nhà,…là những việc mà Ánh Sao làm trong nhiều ngày.

Bí quyết để học giỏi

Khi được hỏi về việc làm sao vừa học giỏi, vừa có thể tham gia nhiều hoạt động xã hội thì Ánh Sao cho rằng muốn làm việc gì, điều đầu tiên là phải tâm huyết. “Theo mình, làm cái gì cũng phải dành tâm huyết cho công việc ấy, dù cho những việc mà mình không thích làm nhưng nếu mình dành thời gian tìm hiểu thật kĩ thì mình sẽ tự nhiên yêu và thích nó. Và một khi đã yêu thích thì công việc sẽ trở nên dễ dàng hơn”, Ánh Sao cho biết.

Trong học tập, Sao cho rằng nên có ý thức về việc cần thiết của môn học. Nếu ý thức được rằng môn học nào cũng cần thiết cho công việc cũng như nghiên cứu sau này của mình thì tự nhiên bản thân sẽ đặt tâm trí vào cho nó.

“Mình phải tranh thủ nhiều thời gian, ví dụ như là mình đi một chuyến nhưng mình phải làm nhiều việc thay vì cứ việc đi đi lại lại. Mình nên nghĩ trước là đến đấy thì mình sẽ làm những việc gì, ngay cả việc mình đi ra hàng in thì in một lúc nhiều thứ thì đã tiết kiệm cho mình nhiều thời gian rồi. Trong mọi việc nên có kế hoạch, mình đi đâu, mình làm gì thì kế hoạch sẽ giúp mình làm được nhiều việc cùng một lúc”, Sao chia sẻ.

Là một gương mặt đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam, Ánh Sao luôn cho rằng mỗi người trẻ nên có trách nhiệm với bản thân mình. Mỗi ngày nên dành ra một ít thời gian nghĩ xem là mình đang là ai, mình đang làm gì, mình sẽ trở thành ai để có ý thức hơn về những việc làm của mình.

Bên cạnh đó, việc cùng chung sức với cộng đồng và xã hội làm những việc tốt là những điều mà mỗi bạn trẻ nên làm. Bởi tham gia hoạt động xã hội không chỉ là giúp đỡ cộng đồng mà còn là giúp đỡ chính mình như tăng kĩ năng giao tiếp, hòa đồng với mọi người, học được các kĩ năng lãnh đạo, sắp xếp thời gian,…

Hiện tại, Ánh Sao đang tập trung vào công trình nghiên cứu khoa học “kháng thể đơn dòng bằng phương pháp tạo tế bào lai...”. Ước mơ sau này của Ánh Sao là có thể trở thành một nhà nghiên cứu khoa học, giúp ích nhiều cho xã hội và đất nước.

- Từng được bình chọn là gương mặt tiêu biểu nhất trong các sinh viên nhận giải thưởng Sao Tháng Giêng năm 2012.

- Danh hiệu Thanh niên Thủ đô thời đại mới do Thành đoàn Hà Nội trao tặng, sinh viên 5 tốt cấp ĐHQG Hà Nội.

- Thành tích học tập năm 2012 đạt 3.94/4 (điểm theo tín chỉ).

Theo Vietnamnet

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Đang cập nhật dữ liệu !