Gam màu tươi sáng của những du học sinh chọn cách..."ở yên nước ngoài" giữa đại dịch

"Ngoài thời gian học online, tìm tài liệu trên mạng em chăm chỉ dọn nhà, lau nhà 3 lần/ngày. Em còn tập thể dục trong nhà, đọc sách tích lũy tri thức, chơi đàn..." - Đó là cuộc sống với những gam màu tươi sáng của một du học sinh Việt tại Hàn Quốc.

Ngay khi dịch bệnh thâm nhập vào lãnh thổ Ý, du học sinh Việt Nam cũng như kiều bào ở đây bắt đầu xôn xao chuyện về hay ở lại. Trên nhóm facebook Hội Sinh viên Việt Nam tại các nước, các sinh viên thường xuyên có những chia sẻ, trao đổi về tình hình dịch bệnh. Và nhiều du học sinh Việt Nam đã chọn cách ở yên một chỗ thay vì cố sức để về nước với tiềm ẩn nguy cơ nhiễm bệnh trên đường di chuyển.

Bạn Khổng Ánh Minh – du học sinh Việt tại trường ĐH Bách khoa Milan (Politecnico di Milano – Ý) tâm sự: “Dịch bùng phát tại đất nước Ý với tốc độ chóng mặt. Khi chính phủ thì thông báo đóng cửa tất cả trường học (bắt đầu từ ngày 5/3 và sẽ được gia hạn đến hết ngày 3/4), em và hai người bạn thân đã ngồi lại với nhau, quyết định ở lại nhưng cũng có lúc em phả bật khóc nhớ đến bố mẹ ở Việt Nam, nếu không may nhiễm bệnh tại Ý thì mọi thứ rất phức tạp”. 

“Ở yên trong nhà nhưng em cũng thường xuyên theo dõi tình hình dịch bệnh tại Ý và Việt Nam. Hiện nay Ý đang rất nỗ lực để khống chế dịch bệnh, có những quy định nghiêm ngặt hơn về việc đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, hệ thống y tế ở đây cũng rất tốt. Em tin Ý sẽ nhanh chóng vượt qua đại dịch”, Ánh Minh cho biết.

Ảnh minh họa

Suốt hai tuần qua, nữ du học sinh này không hề ra khỏi nhà vì đồ ăn thiết yếu đã được em cùng một du học sinh Việt Nam khác chuẩn bị.

“Việc quan trọng nhất của bọn em ở đây là đi học thì trường học đóng cửa nên không có lý do gì mà em ra đường lúc này. Lúc đầu thì có hơi chán nản và lo lắng. Bởi lẽ, thời gian rỗi rãi quá nhiều và không gian hoạt động bị bó hẹp trong phòng như kỳ nghỉ mà lại không được đi đâu, nhưng rồi bọn em cũng quen.

Em và một cô bạn nữa tự bảo nhau, chỉ ở yên trong nhà, mỳ tôm và các nhu yếu phẩm khác phục vụ cho bữa ăn chúng em đã mua sẵn và dùng được khoảng 3 tuần nữa. Rảnh rỗi chúng em lên mạng học nấu ăn, những món ăn truyền thống của Ý. Hiện tại chúng em vẫn rất ổn, dịch bệnh sẽ nhanh chóng qua đi và chúng em sẽ sớm quay về cuộc sống thường ngày”, Ánh Minh chia sẻ.

Còn em Nguyễn Trần Duy Bảo - sinh viên tại Đại học Quốc gia Incheon (Hàn Quốc) cho hay: “Quyết định ở lại Hàn Quốc khi dịch bệnh bùng phát là quyết định rất khó khăn với em. Khi nói chuyện với bố mẹ về quyết định của mình em đã bật khóc, ở lại tức là em chấp nhận tình huống xấu nhất nhưng nghĩ lại thì ở yên một chỗ còn hơn những rủi ro khi đang di chuyển về Việt Nam biết đâu lại nhiễm bệnh”.

Đường phố Hàn Quốc vắng vẻ.

Trường Đại học Quốc gia Incheon nơi Duy Bảo học cũng cho học sinh nghỉ học kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Vậy là Bảo sẽ ở nhà một thời gian khá dài tránh dịch bệnh.

“Lúc đầu em cũng khá buồn vì em là người thích sôi động, khi xưa ngày nào không ra ngoài là chân tay buồn bã, đầu óc quay cuồng. Thế nhưng giờ ở trong phòng mãi em cũng quen, em toàn tự động viên mình là mấy khi có cơ hội để “sống chậm”, sống tích cực hơn.

Ngoài thời gian học online, tìm tài liệu trên mạng em chăm chỉ dọn nhà, lau nhà 3 lần/ngày. Em còn tập thể dục trong nhà thường xuyên để nâng cao sức đề kháng.

Ngoài ra em cũng có nhiều thời gian hơn để đọc sách tích lũy tri thức, chơi đàn, gọi điện hỏi thăm bố mẹ ở Việt Nam…

Em thấy cuộc sống trong dịch bệnh nhưng chúng ta cũng nên tự tìm cho mình những gam màu tươi sáng, tự làm mới mình, tìm cho mình năng lượng tích cực thì cuộc sống vui vẻ và có ý nghĩa hơn”, Duy Bảo tâm sự.

Hoàng Thanh

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Đang cập nhật dữ liệu !