Faceook đang “nuốt chửng” thế giới?

Ngành báo chí đang chứng kiến sự thay đổi kịch liệt nhất trong 5 năm qua, đặt tương lai của hệ sinh thái xuất bản, báo chí trong tay của các nền tảng mạng xã hội...

Facebook đang nuốt chửng mọi thứ

Theo các chuyên gia truyền thông, mạng xã hội mà cụ thể là Facebook không chỉ nuốt chửng báo chí, nó còn đang nuốt chửng mọi thứ. Chỉ với chiếc điện thoại thông minh (smartphone) trong tay,  các nền tảng xã hội đang trở thành cầu nối cá nhân với thế giới, nó mang đến những cơ hội và tiềm ẩn cả những nguy cơ. Báo chí cũng bị cuốn vào guồng quay của các nền tảng xã hội, khi báo chí là đầu mối của đa phần thông tin nhưng lại đang mất đi tính độc quyền xuất bản và sản xuất tin tức của mình. Mặc dù, Internet, website, mạng xã hội cho phép nhà báo thực hiện các tác phẩm có sức nặng hơn nhưng cũng đẩy các tòa soạn báo đến nguy cơ phá sản nếu tin tức của họ không có gì đặc biệt.

Faceook đang “nuốt chửng” thế giới? - ảnh 1

Internet, website, mạng xã hội cho phép nhà báo thực hiện các tác phẩm có sức nặng hơn nhưng cũng đẩy các tòa soạn báo đến nguy cơ phá sản nếu tin tức của họ không có gì đặc biệt.

Thực tế, xu hướng báo chí hiện nay đang phải đối mặt với 2 nguy cơ từ chính các mạng xã hội. Một là, các nhà xuất bản (tòa soạn báo chí, các nhà xuất bản…) mất quyền kiểm soát phân phối tin tức. Mạng xã hội và các công ty sở hữu chúng hiện chiếm ưu thế ở khâu phân phối tin tức, khi tin tức được lọc qua các thuật toán, nền tảng khó đoán trước. Thứ hai, sự gia tăng quyền lực của các công ty mạng xã hội đang biến đổi cả thế giới. Các doanh nghiệp lớn như Google, Apple, Facebook, Amazon hay kể cả các tên tuổi nhỏ hơn như Twitter, Snapchat trở nên đặc biệt khi họ đang nắm quyền điều tiết khâu xuất bản cái gì, xuất bản cho ai và kiếm tiền như thế nào.

Mạng xã hội đang trở thành nguồn tin

Sự phát triển của mạng xã hội đang được hỗ trợ bởi cuộc cách mạng di động - động lực chính biến đổi thế giới tin tức. Thời gian mỗi người bỏ ra trên mạng ngày càng nhiều và chúng ta ngày càng lệ thuộc vào tin tức đến từ trên mạng thông qua chiếc smartphone của bạn. Nghiên cứu gần đây của Google trên Android cho thấy, dù trung bình mỗi người cài đặt 25 ứng dụng trên di động, nhưng chỉ có 4 hay 5 ứng dụng được sử dụng hàng ngày và tốn thời gian nhất là mạng xã hội. Facebook, Youtube, Twitter đang khiến nhiều người không thể thiếu nó mỗi ngày.

Đơn cử, người Mỹ hiện thích dùng Facebook và đọc tin tức trên đó thay vì đọc báo, dù là báo mạng. 40% người Mỹ coi Facebook là một nguồn tin. Cuộc cạnh tranh về việc truyền tin đang bị Google, Facebook, Amazon, Apple tranh giành với lợi thế công nghệ, nền tảng và hệ tư tưởng khác nhau, nhưng dường như Facebook đang có lợi thế hơn cả, trong khi báo chí, nhà xuất bản – nơi khởi phát thông tin ngày một thất thế. Bằng chứng rõ nét nhất là năm 2015, Snapchat tung ra Discover App cho các kênh của BuzzFeed, Cosmo, Thời báo Phố Wall, Daily Mail. Facebook giới thiệu Instant Articles để nhà xuất bản đăng tin trực tiếp lên NewFeed của mình. Apple và Google thì xây dựng Apple News và Accelerated Mobile Pages. Không muốn bị bỏ lại, Twitter cũng công bố ứng dụng Moments.

Mặc dù các công ty không tiếc công sức thiết kế hệ thống phân phối tin tức hiệu quả, nhưng một cánh cửa mở ra đồng nghĩa với cánh cửa khác phải khép lại. Ngay khi nhà xuất bản đang làm quen với việc đăng bài trực tiếp lên ứng dụng để tăng lượng độc giả cho mình thì Apple lại ra phần mềm chặn quảng cáo từ chợ App Store. Nói cách khác, nếu một hãng tin muốn kiếm tiền qua quảng cáo di động, thì người dùng iPhone có thể dễ dàng chặn quảng cáo và phần mềm theo dõi của họ - chặn đứng cách kiếm tiền của các hãng tin tức.

Faceook đang “nuốt chửng” thế giới? - ảnh 2

Khác với trước đây, báo chí đưa gì người đọc đọc nấy, nay xu thế này đã bị đảo ngược.

Dĩ nhiên, thẳng không qua thì đi đường vòng. Các hãng tin tức có 3 lựa chọn thay thế cho các nhà xuất bản: Một là đăng bài trực tiếp lên ứng dụng như Facebook và Instant Articles nhiều hơn, nơi tính năng chặn quảng cáo khả thi nhưng không dễ dàng như trên trình duyệt. Hai là xây dựng các mảng kinh doanh và kiếm tiền khác, không phải trên các nền tảng phân phối. Ba là, làm cho quảng cáo không giống như quảng cáo để các phần mềm chặn không nhận ra nó. Mẹo này được gọi là “bài đăng quảng cáo” hay “bài tài trợ”, chiếm gần 1/4 thị trường quảng cáo hiển thị điện tử tại Mỹ. Thực tế, các công ty như BuzzFeed, Fox, Vice đều vượt qua được giai đoạn khó khăn của báo chí bằng cách trở thành các đại lý quảng cáo. Họ ký kết trực tiếp với các nhà quảng cáo, thực hiện các đoạn phim ngắn, ảnh GIF có tính tương tác cao rồi đăng lên cho tất cả mọi người cùng xem.

Người đọc sẽ quyết định bạn nên viết cái gì!

Khác với trước đây, báo chí đưa gì người đọc đọc nấy, nay xu thế này đã bị đảo ngược. Theo các nhà xuất bản cho biết, Instant Articles cho họ lượng truy cập gấp 3 hay 4 lần mức kỳ vọng. Trong khi đó, với hàng tỷ người dùng và hàng trăm ngàn bài báo, tranh ảnh, video xuất hiện trên mạng hàng ngày, nền tảng mạng xã hội phải triển khai các thuật toán nhằm sắp xếp, phân loại cái gì là quan trọng, phổ biến, mới rồi quyết định ai nên xem cái gì. Những từ ngữ như xu hướng, từ khóa, vấn đề là người đọc có bị “dẫn dắt” hay không khi họ biết rất ít hoặc không biết mỗi công ty “định hướng” người đọc như thế nào. Chẳng hạn, nếu Facebook cho rằng video tốt hơn văn bản, họ sẽ ưu tiên các video clip của người đăng hơn các status dày đặc chữ. Việc định lượng và cảm nhận giá trị thông tin là điều chúng ta chưa kịp cảm nhận, nếu sự ưu tiên xu hướng tin tức không do người đọc quyết định.

Lấy ngay Facebook làm ví dụ, khi hãng đã có tài chính dồi dào, nhận thức xã hội tốt, có đẳng cấp kỹ thuật thì việc Mark Zuckerberg nắm quyền kiểm soát thế giới (ở một góc độ nào đó) – khi nắm trong tay “dân số” lớn nhất toàn cầu (gần 1,6 tỷ người dùng), lớn hơn cả dân số 2 quốc gia lớn nhất hành tinh là Trung Quốc hay Ấn Độ thì sự chuyển dịch văn hóa, kinh tế, chính trị bị ảnh hưởng theo cũng là điều dễ hiểu. Vẫn biết, chúng ta đang trao quyền kiểm soát các phần quan trọng của công chúng và cá nhân vào tay một nhóm người rất nhỏ nhưng luật pháp các nước cũng cần quy tắc để: Bảo đảm mọi công dân được tiếp cận mạng lưới cơ hội và dịch vụ họ cần một cách công bằng; mọi phát ngôn công khai phải được đối xử minh bạch dù chúng có thể không được đối xử bình đẳng. Đó là những yêu cầu cơ bản cho nền dân chủ, quyền tự do ngôn luận.

Quay lại câu chuyện của báo chí và các nhà xuất bản, việc họ phải điều chỉnh chi phí sản xuất và xuất bản tin tức là điều cần làm ngay. Có thể họ sẽ đăng bài trực tiếp lên Facebook hay nền tảng khác để không bị trượt dốc doanh thu và tận dụng công nghệ cũng như xu hướng truyền thông. Khi ấy, sự phân biệt giữa các nền tảng và nhà xuất bạn sẽ bị xóa bỏ hoàn toàn. Hoặc họ sẽ đứng ra tự xây dựng một thiết chế truyền và phát tán tin tức ưu thế hơn các nền tảng xã hội hiện nay đang làm, dù điều ấy đang trở nên quá khó khi mạng xã hội đang thực sự trở thành những con “ngáo ộp” nuốt chửng cả thế giới… 



Vân Anh

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !