Đường thủy tắc nghẽn vì... bèo

Thời gian gần đây, sự tấn công ồ ạt của cây lục bình trên các tuyến sông, đặc biệt là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông đã gây nhiều trở ngại cho hoạt động giao thông đường thủy.

Đường thủy tắc nghẽn vì... bèo

Ghe tàu ách tắc vì lục bình

Lục bình vốn là một loại cây có chức năng làm sạch và giải phóng ô nhiễm, chất độc trong nguồn nước. Trong sản xuất, cây lục bình bây giờ được sử dụng làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như túi du lịch, giỏ hoa quả, thảm chùi chân, dép… góp phần cải thiện kinh tế và giải quyết công ăn việc làm cho một số lượng lớn người lao động.

Ở nhiều địa phương, từ lâu người nông dân còn dùng lục bình làm thức ăn cho gia súc, bón cây ăn quả rất tốt. Song, cây lục bình có đặc điểm sinh sôi nảy nở rất nhanh, phát triển thần tốc, do đó đôi khi nó trở thành “thủ phạm” chính trong việc gây ách tắc giao thông đường thủy.

Đường thủy tắc nghẽn vì... bèo
Một nhánh sông Sài Gòn đang bị lục bình bịt kín

Thông thường, lục bình phát triển nhanh trên các con sông từ cuối tháng 9 (âm lịch) hàng năm đến khoảng tháng 6 năm sau. Trong thời gian này, nhiều đoạn mặt sông Sài Gòn và Vàm Cỏ dường như bị lục bình phủ kín. Độ dày (khoảng cách từ mặt nước tới gốc rễ của lục bình) từ 20 đến 40cm, chiều cao của cây lục bình khoảng 30cm.

Trên sông Sài Gòn, lục bình tập kết khá dày đặc từ Km 0 + 00 đến Km 50 + 00, thuộc các huyện Trảng Bàng, Dương Minh Châu (tỉnh Tây Ninh) và huyện Dầu Tiếng (tỉnh Bình Dương), càng về hướng thượng lưu thì lục bình càng nhiều.

Đường thủy tắc nghẽn vì... bèo
Sự lan rộng nhanh chóng của lục bình sẽ đe dọa nghiêm trọng đến giao thông đường thủy

Tương tự, trên sông Vàm Cỏ Đông, lục bình trôi khắp mặt sông từ Km 0+00 đến Km 81+00, thuộc địa bàn các huyện Trảng Bàng, Bến Cầu, Gò Dầu, Châu Thành, Hòa Thành (tỉnh Tây Ninh), huyện Đức Hòa, Đức Huệ (tỉnh Long An), đặc biệt là đoạn từ Km 0+00 đến Km 57+00, lục bình bít kín mặt sông.

Việc mặt sông dày đặc lục bình đang gây cản trở nhiều cho việc lưu thông của các phương tiện đường thủy, nhất là ghe tàu có trọng tải nhỏ vận chuyển hành khách và các mặt hàng nông sản.

Khi thủy triều dâng, nước cuốn lục bình chảy xiết đè bẹp hệ thống đèn tín hiệu, biển báo. Điều đáng nói là nhiều vụ tai nạn chết người đã xảy ra do những những đám lục bình dàn trận phục kích trên sông.

Thiếu ngân sách, thiết bị xử lý

Ông Dương Hữu Nhật, Phó Giám đốc Đoạn Quản lý đường thủy nội địa (ĐTNĐ) số 10 cho biết, qua khảo sát và tính toán sơ bộ thì khối lượng của lục bình trên hai tuyến sông Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông khoảng 4 triệu m3.

Từ nhiều năm nay, Đoạn quản lý ĐTNĐ số 10 đã cố gắng tìm các giải pháp khắc phục nhưng gặp rất nhiều khó khăn, do nguồn kinh phí dành cho công tác duy tu quản lý thường xuyên còn hạn hẹp, không có kinh phí dành cho công tác vớt và thanh thải lục bình.

Theo ông Nhật, muốn đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa được thuận lợi và khai thác tuyến có hiệu quả thì phải giải quyết triệt để tình trạng lục bình trôi trên các tuyến. Để làm điều đó, đơn vị quản lý cần một nguồn kinh phí lớn và được đầu tư các trang thiết bị chuyên dùng.

Đường thủy tắc nghẽn vì... bèo
Các giải pháp đưa ra để ngăn chặn sự lây lan của lục bình vẫn chưa có hiệu quả khả thi

Với điều kiện hiện nay, giải pháp cấp bách trước mắt là dùng sà lan trọng tải từ 700 – 1.000 tấn, cần cẩu 40 tấn và tàu kéo công suất máy từ 350cv trở lên (xáng cạp đặt trên sà lan có trang bị loại gầu chuyên dùng), cạp lục bình lên sà lan, sau đó cạp bỏ lên bờ tập trung tại những vị trí nhất định đã được quy hoạch với sự thống nhất của chính quyền địa phương hai bên bờ sông.

Giải pháp này đơn giản và hiệu quả, có thể thực hiện bất kỳ lúc nào khi có kinh phí, giá thành thấp, dễ thực hiện. Có thể tận dụng sản phẩm lục bình vớt được ủ làm phân hữu cơ.

Một giải pháp khác là dùng các loại thuốc có tính năng gần như thuốc diệt cỏ phun lên những bè mảng lục bình để diệt và hạn chế lục bình phát triển. Đồng thời có thể giải quyết triệt để vấn đề lục bình trong nhiều năm nhưng sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và nguồn nước, do đó giải pháp này ít có tính khả thi.

Về lâu dài, cần đầu tư đóng mới phương tiện thủy chuyên dùng có trang bị hệ thống băng tải vớt lục bình đưa lên cắt băm nhỏ bằng máy, ép thành khối bằng máy ép sau đó đưa về nơi tập kết thanh thải.

Các thiết bị này bố trí trên một phương tiện thủy và hoạt động nhịp nhàng với nhau theo một dây chuyền tự động khép kín hoặc bán tự động. Ưu điểm của phương pháp này là mỗi chuyến có thể vớt và thanh thải một khối lượng lục bình lớn rồi mới đưa về nơi tập kết thanh thải tại những vị trí đã được quy hoạch trước.

Các sản phẩm lục bình sau khi thanh thải có thể tận dụng ủ làm phân hữu cơ. Phương pháp này có tính hiện đại hóa cao và đồng bộ, tiết kiệm được thời gian, giải quyết một phần phân bón hữu cơ cho đồng ruộng, cải thiện được môi trường, đồng thời năng suất thanh thải rất cao.

Trên địa bàn 2 tỉnh Long An và Tây Ninh hiện nay đã có 5 doanh nghiệp đưa ra biện pháp xử lý lục bình. Mức đầu tư thấp nhất khoảng 1,5 tỷ đồng của Công ty TNHH L.C, mức cao nhất của Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Thanh Sơn dự kiến 9,5 tỷ đồng.

GIANG UYÊN

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !