Dùng vật quen thuộc xác định nước sạch, nữ sinh Đài Loan khiến SV Việt Nam bất ngờ

Chỉ bằng một dải giấy có chiều dài vỏn vẹn 10cm, rộng 0,5 cm với các cột màu được đánh dấu tương ứng với độ pH, vị trí giữa dải màu là phần giấy quỳ sẽ đổi màu tùy vào độ pH của nguồn nước thử, cô sinh viên Wang Shih-Chun đến từ Đài Loan đã gây bất ngờ cho nhiều sinh viên Việt.

Từ xưa, khi mà con người còn phải đi vài km mới tới được nguồn nước tồn tại tự nhiên như sông, suối, nước lấy được có thể sử dụng trực tiếp để uống, tắm rửa… Trước thực trạng biến đổi khí hậu, nguồn nước cũng đứng trước nhiều nguy cơ ô nhiễm. Nhiều sông, hồ nước ở Đài Loan xuất hiện tình trạng đổi màu.

Wang Shih-Chun trình diễn cho các sinh viên Việt Nam sáng chế của mình.

Để xác định được tình trạng nguồn nước có bị ô nhiễm hay không, ta phải căn cứ vào 2 chỉ số: BOD (Biochemical oxygen Demand – nhu cầu oxy sinh hóa, là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ) và COD (Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học, là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ).

Những chỉ số này có liên hệ trực tiếp với độ pH của nước. Nhờ vậy, thông qua độ pH của nước, có thể xác định được tình trạng mẫu nước thử có bị ô nhiễm hay không.

Sản phẩm thử mà Wang giới thiệu có hình dạng là một dải giấy dài 10 cm, rộng 0,5cm với các cột màu được đánh dấu tương ứng với độ pH, vị trí giữa dải màu là phần giấy quỳ sẽ đổi màu tùy vào độ pH của nguồn nước thử.

Người thử có thể nhìn vào thang màu đã in sẵn trên dải giấy thử để xác định độ pH của nước. Các bạn sinh viên được tự tay làm thí nghiệm và đưa ra kết quả thí nghiệm.

Có thể nói, sản phẩm nhỏ gọn là thành quả sáng tạo, được tạo nên từ góc nhìn độc đáo với những thứ đã rất quen thuộc.

Sau phần trình diễn của Wang Shih-Chun, các sinh viên Việt Nam tham dự sự kiện không khỏi bất ngờ, thán phục.

TS Đỗ Hữu Tuấn (Phó Trưởng khoa Môi trường, trường ĐH Khoa học Tự nhiên) nhận xét, điều lớn nhất mà các bạn sinh viên Đài Loan làm được, đó là sáng tạo trên những thứ tưởng như đã cũ. Các công nghệ hay tri thức mà các bạn đề cập trong nghiên cứu có thể không mới mẻ, song các bạn chọn được góc tiếp cận khác: Tìm ra cách thức để chia sẻ những kiến thức, công nghệ này đến đối tượng là các em học sinh tiểu học, trung học cơ sở. Bằng những hình ảnh trực quan sinh động, mọi kiến thức hàn lâm đều trở nên đơn giản, dễ dàng tiếp cận và vô cùng cuốn hút. Từ đó, thông điệp về bảo vệ môi trường có thể lan tỏa một cách mạnh mẽ hơn.

N. Huyền

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Phụ huynh ăn bánh mì, quyết trực xuyên đêm chờ câu trả lời của trường Tây Mỗ 3

Theo ghi nhận của VietNamNet, tối 21/8, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chờ câu trả lời rõ ràng từ phía nhà trường cũng như phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và bài học kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm thành công của Singapore, Malaysia khi đưa tiếng Anh vào nhà trường, xã hội.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Đang cập nhật dữ liệu !