Đưa sổ đỏ của trường đi vay nóng, hiệu trưởng 'tiền hậu bất nhất'

Vừa qua, dư luận ở Hà Tĩnh xôn xao về việc ông Kiều Minh Trí, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Kỳ Trung (huyện Kỳ Anh) đưa bìa đất của trường đi vay nóng. Phóng viên Infonet đi sâu vào tìm hiểu thì phát hiện có nhiều tình tiết bất thường.

Trường Tiểu học và THCS Kỳ Trung (huyện Kỳ Anh).

Tiền hậu bất nhất

Sau khi nhận được thông tin ông Kiều Minh Trí (SN 1970), Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Kỳ Trung (huyện Kỳ Anh) bị "tố" đưa bìa đất nhà trường đi cầm cố, ngày 25/12/2019, PV Infonet đã có buổi làm việc trực tiếp về vấn đề này.

Trong quá trình làm việc, ông Kiều Minh Trí đã không trung thực, tiền hậu bất nhất, phủ nhận việc đưa bìa đất đi vay nóng, đồng thời xuất trình bìa đất cơ sở giáo dục - đào tạo mang tên Trường Tiểu học xã Kỳ Trung, tại xóm Đông Sơn, xã Kỳ Trung (huyện Kỳ Anh).

Khi PV hỏi về bìa đất có diện tích 21,90ha, đất trồng rừng làm vườn thực nghiệm thì vị hiệu trưởng này lại đổ lỗi cho thiên tai đã làm hư hỏng, hiện đang làm tờ trình xin cấp lại: “Tôi nộp hồ sơ xin cấp lại cách đây khoảng 2 tháng rồi, sang tuần sau sẽ ra Sở Tài nguyên Môi trường hỏi để lấy về”.

Tuy nhiên, PV cho biết bìa đất lâm nghiệp do Trường THCS Nông trường 12 - 9 đứng tên đang được cầm cố cho một cá nhân tại thị xã Kỳ Anh. Biết không thể che giấu được nữa, ông Trí lại trút toàn bộ sai phạm cho vợ: “Bìa đất tôi bỏ trong tủ, vợ đến chơi rồi trộm đưa đi cầm cố”.

Ngày 18/2/2020, trao đổi với PV, khi nói về chữ ký của mình xuất hiện trong giấy vay nợ, ông Trí thông tin: “Khi đó đang ngủ trong buồng thì vợ đưa giấy vào nhờ ký nhưng tôi dứt khoát không ký”. Sau đó vị hiệu trưởng này lại nửa vời: “Lâu quá rồi nên cũng không nhớ là tôi ký hay vợ nhái (mạo danh - PV) nhưng chữ ký không giống với bây giờ”.

Bìa đất đang được đưa đi cầm cố.

Liên quan đến vấn đề này, bà Nguyễn Thị Hà (SN 1961, trú tại Tiểu khu 4, TDP Hưng Thịnh, phường Hưng Trí, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh), người đang giữ bìa đất khẳng định: “Năm 2015, vợ chồng ông Trí đưa bìa đất của nhà trường đến vay 170 triệu đồng với lý do lấy tiền để xây tường rào và sửa chữa bàn ghế chuẩn bị cho năm học mới”.

Cũng theo bà Hà, một thời gian sau đó bà Thảo (vợ ông Trí) lại đến vay tiếp với lý do cần tiền cho người con ở TP Hồ Chí Minh trả nợ. Sau khi tính toán cả nợ cũ và mới thì hai bên chốt sổ 299 triệu đồng.

“Sau đó tôi cầm giấy nợ đến nhà trọ của vợ chồng thầy Trí (tại Tiểu khu 2, TDP Hưng Thịnh, phường Hưng Trí) để yêu cầu thầy Trí ký vào, vì bìa đỏ mang tên nhà trường. Lúc này thầy Trí đang ở phòng trong nên cô Thảo cầm giấy vào cho chồng ký. Sau đó, để yên tâm hơn, tôi vờ đi xuống bếp thì thấy thầy Trí đang có mặt ở trong phòng”, bà Hà nói.

Cũng theo bà Hà, những năm sau đó, thầy Trí có trả một số tiền, đồng thời viết giấy xác nhận và hẹn trả nợ. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại mới trả được hơn 90 triệu đồng.

Làm việc với PV, trước sau bà Hà đều khẳng định: “Thầy Trí là người đưa bìa đến cầm cố vì thầy làm hiệu trưởng ở đây, chứ cô Thảo là giáo viên Trường Tiểu học Kỳ Giang thì làm sao mà cho vay được”.

Giấy hẹn trả nợ được cho là của ông Kiều Minh Trí.

Lừa dối cả cấp trên

Mặc dù bìa đất lâm nghiệp đang được cầm cố vay nóng nhưng ông Kiều Minh Trí vẫn làm tờ trình gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh để xin cấp đổi giấy CNQSD đất.

Theo tờ trình số 26/TTr, ngày 02/10/2019, do ông Trí viết, ký tên, đóng dấu có nội dung như sau: “Năm 2017, cơn bão số 10 tàn phá nặng nề, gây thiệt hại lớn về tài sản của nhà trường như phòng học, công trình vệ sinh và văn phòng bị tốc mái, bị ướt một số tài liệu trong đó có giấy CNQSD đất trồng rừng số 00026 bị hỏng, nhòe không nhìn thấy gì cả. Vậy Trường TH&THCS Kỳ Trung lập tờ trình này kính đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp lại giấy chứng nhận QSDĐ cho trường TH&THCS Kỳ Trung”.

Tuy nhiên, vào ngày 18/2/2020, trả lời PV về nội dung này, ông Kiều Minh Trí lại lý giải: “Vào thời điểm tháng 10/2019, nhà trường rất cần cái bìa đỏ để cắm lại mốc ranh giới bởi đã bị một số hộ dân lấn chiếm nên đề nghị UBND xã can thiệp để lấy lại đất về cho nhà trường. Khi làm việc với bà Hà để lấy bìa không được nên tôi làm tờ trình xin cấp lại. Tuy nhiên, sau đó tôi nghĩ rằng làm như thế là sai trái nên không gửi”.

Theo lãnh đạo Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Kỳ Anh, cách đây khoảng 1 năm, phòng có nhận được thông tin thầy Trí lấy bìa đất của nhà trường đi vay nên yêu cầu Hiệu trưởng và Kế toán xuống làm việc. Sau đó, thầy Trí đưa sổ đỏ của nhà trường ra trình nên phòng nghĩ là tin đồn vô căn cứ, chứ không biết có cái bìa đất lâm nghiệp này.

Ngày 16/2/2020, trao đổi với PV Infonet, ông Đinh Sỹ Quân - lãnh đạo Phòng Giáo dục huyện Kỳ Anh khẳng định: "Việc nợ nần, vay mượn là chuyện cá nhân, nhưng bằng mọi cách phải lấy bìa về trong thời gian sớm nhất. Sau đó, sẽ tham mưu với huyện làm bản kiểm điểm về trách nhiệm của cán bộ quản lý".

Tờ trình do ông Trí làm để xin cấp đổi giấy CNQSD đất.

Còn ông Trần Đình Gia, Bí thư Huyện ủy Kỳ Anh cho biết: “Lãnh đạo huyện đã nắm được thông tin, trước mắt để cơ quan chuyên môn xử lý theo quy trình, quan điểm là sai đến đâu thì sẽ xử lý đến đó”. 

Vậy có hay không việc bà Lê Thị Bích Thảo trộm bìa đất của nhà trường do chồng quản lý đưa đi cầm cố? Chữ ký trong giấy vay nợ do ông Kiều Minh Trí ký hay được mạo danh? Dư luận đang rất cần câu trả lời từ cơ quan chức năng.

Infonet sẽ tiếp tục thông tin về việc này...

Trần Hoàn
Từ khóa: Kiều Minh Trí Lê Thị Bích Thảo Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Kỳ Trung Huyện Kỳ Anh Sổ đỏ Bìa đất Cầm cố Vay lãi

Học viện nông nghiệp Việt Nam ra mắt câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên

Trong khuôn khổ Lễ hội Xuân 2025, tối 17/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức ra mắt Câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên VNUA.

Ngành hoa cây cảnh Việt Nam, cơ hội cho người trẻ

Gần 45.000 ha trồng hoa, cây cảnh với sản lượng đạt hơn 45.000 tỷ đồng mỗi năm, kim ngạch xuất khẩu hoa vượt mốc 100 triệu USD, Việt Nam khẳng định vị thế trong ngành hoa cây cảnh khu vực và quốc tế.

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Nữ giáo sư trẻ nhất ngành y quê Thái Bình, học đại học nổi tiếng trong nước

Chị Trịnh Thị Diệu Thường là tân giáo sư trẻ nhất ngành y năm 2024, hiện làm việc tại Bộ Y tế. Chị quê ở Thái Bình, được đào tạo hoàn toàn trong nước.

Con đứng nhất lớp, học thêm tốn gấp 10 lần học chính, mẹ vẫn lo bị tụt phía sau

Khi thấy những đứa trẻ học thêm tối ngày, nhiều người chỉ trích bố mẹ đặt quá nhiều áp lực mà không biết chúng tôi đang vừa phải gồng gánh kiếm tiền nuôi dạy, vừa 'cân' sức khỏe tinh thần, thể chất và lối vào tương lai của con.

'Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm'

Nhiều ý kiến cho rằng nên có quy định hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giáo viên bị phát hiện dạy thêm. Việc này cũng cần được áp dụng cho tất cả các trường học trên toàn quốc.

Học sinh thiết kế phần mềm ứng dụng cảnh báo trẻ gặp nguy hiểm

Với ứng dụng thông minh cảnh báo tình huống nguy hiểm ở trẻ em và phụ nữ, đội thi Supernova từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng đã giành giải nhất cuộc thi Solve for Tomorrow 2024.

Đang cập nhật dữ liệu !