Dụ yến "vượt biên": Dân vùng biên làm giàu không khó

Từ lâu, ai cũng nghĩ rằng loài chim yến chỉ sinh sống và làm tổ ngoài đảo khơi hay ở những vùng ven biển như Khánh Hòa, Cần Giờ, Cà Mau, Kiên Giang, Tiền Giang . . . Nên không ai lại dám tin được rằng loài chim “quý tộc” này lại dập dìu định cư tại một vùng đất biên giới của huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.

Xây nhà tiền tỷ. . . gọi chim yến về

Đi dọc theo quốc lộ 22 ngược lên cửa khẩu Xa- mát, khi đi ngang qua ấp Tân Tiến, xã Tân Lập huyện Tân Biên vào lúc bình minh hay lúc hoàng hôn, người ta sẽ nghe một âm thanh rất rộn rã của những bầy chim yến đang bay lượn quanh một ngôi nhà cao chót vót 5 tầng giữa một vùng đất biên giới thanh bình.

Dụ yến
Muốn chim yến về ở lâu dài thì phải xây nhà tiền tỷ

Đó là “biệt thự” dành cho chim yến ở do anh Trần Văn Hạnh (anh Ba Hạnh- 56 tuổi), là một nông dân- thương nhân Việt kiều Campuchia ở ấp Tân Tiến, xã Tân Lập xây lên cách nay được hơn 2 năm. Anh 3 Hạnh cho biết, trong những lần qua lại giữa Việt Nam và Campuchia do công việc kinh doanh, anh thấy ở huyện Krết (tỉnh Kông- Pông- Chàm,  Campuchia có rất nhiều chim yến ở trên những cây thốt nốt, từ đó anh lóe lên một ý tưởng là nên tìm cách “dụ” loài chim này về vùng quê của mình.

Có lẽ đây là một ý tưởng táo bạo và . . . lạ đời, bởi vì từ lâu ai cũng nghỉ chỉ có xây nhà “dụ” chim yến từ vùng biển cả bay vào đất liền định cư làm tổ chứ ai lại đi ngược lên rừng của đất bạn để gọi chim yến về? Anh Hạnh cho biết thêm, do khoảng cách từ huyện Krết đến xã Tân Lập khoảng hơn 5 km, nên đây là điều kiện thuận lợi nhất để anh quyết định mời chuyên gia về nuôi chim yến ở Khánh Hòa cùng đi khảo sát, tư vấn và hướng dẫn xây nhà nuôi yến.

Qua tìm hiểu những tài liệu trên mạng internet và sự tư vấn của chuyên gia về nuôi chim yến, anh 3 Hạnh biết rằng loài chim yến thích sống ở nơi cao sang, yên tĩnh. Nên trong năm 2011 anh quyết định mua một phần đất nằm khuất sau quốc lộ 22 đối diện nhà anh ở để xây một nhà lầu 5 tầng với tổng diện tích trên 1.000 m2. Tổng số tiền xây dựng nhà, hệ thống giữ nhiệt độ và trang thiết bị âm thanh kêu gọi chim yến... hơn 3 tỷ đồng. Là “biệt thư” cao sang, nhưng nội thất bên trong thì tối như mực, vì nếu có ánh sáng thì chim yến không ở.

Anh Hạnh rọi đèn pin dẫn đường cho chúng tôi bước vào quan sát bên trong. Từng đôi chim yến nằm ấp trứng trên tổ cặp theo trần nhà tại mỗi gian phòng. Nơi nào chim yến xây tổ nhiều thì ở phía dưới nền có rất nhiều phân yến. Có điều lạ là, con người tuyệt đối không được hốt dọn phân, nên không đem bán, dù 1 kg phân chim yến có giá khoảng 20 USD.

Khi đã tham quan và chụp được một vài tấm ảnh chim yến nằm trên tổ, chúng tôi được chủ gia Hạnh dẫn ra khoải “mê cung”. Nơi đây chỉ có người thân thiết mới được vào. Người vào đây mới tận mắt mục sở thị nhà nuôi yến, bởi vì ngoài chủ nuôi yến ra thì không có người lạ nào được bước vào, vì có hơi người lạ là chim yến cũng bỏ đi ít nhiều.

Dụ yến
Anh 3 Hạnh (bìa phải) “khoe” những tổ yến vừa mới thu hoạch được

Dập dìu yến lượn

Không biết tiền tỷ bỏ ra xây nhà mà chim yến có về hay không, cho nên cứ mỗi buổi chiều đến là cả hai vợ chồng cũng ngồi trước cửa nhà nhìn ngóng sang nóc nhà lầu 5 tầng để đếm xem số lượng chim yến rủ nhau bay về được bao nhiêu cặp. Lúc đầu thấy được là hai cặp quần lượn trên nóc nhà, dần dần mấy ngày sau thì có 5- 6 cặp chim yến vào ở. . . "Và hiện nay thì không đếm nổi nữa rồi", chị Chị Nguyễn Thị Ngọc Dung, vợ anh Hạnh phấn khởi cho biết. Trung bình mỗi tháng thì chị Dung mở cửa “biệt thự” để thu hoạch tổ yến một lần.

Theo tính toán của anh Hạnh từ khi xây xong nhà nuôi yến thì đến năm thứ 3 (năm 2013 này) thì trung bình mỗi tháng thu hoạch được 1kg tổ yến, nhưng hiện nay mỗi tháng anh thu hoạch được gần 5kg tổ yến. Tổ yến thô hiện nay có giá dao động từ 40- 45 triệu đồng, trong khi đó tổ yến hồng hoặc yến huyết có giá từ 80- 110 triệu đồng 1kg. Hiện tại tổ yến của anh 3 Hạnh chưa bán cho các công ty sản xuất các sản phẩm từ tổ yến trong và ngoài nước, anh chỉ bán cho những người thân quen, các gia đình có nhu cầu cần thiết.

Dụ yến
Mỗi tổ yến thô như thế này có giá từ 400.000 đồng – 450.000 đồng

Trước những kết quả ngoài mong đợi, anh Hạnh cho biết sẵn sàng chia sẽ kinh nghiệm cho những ai mạnh dạn đầu tư nuôi chim yến giống như mình. “Bí kíp” để “dụ” chim yến về nhiều là nên xây nhà cao tầng (càng nhiều tầng càng hiệu quả) cho yến ở, một khi yến đã về ở nhiều thì có thể yến ở chung với con người ngay trong một ngôi nhà. Anh Hạnh cũng lưu ý rằng, loài chim yến là loài sống rất chung thủy, địa điểm định cư tốt là sẽ ở mãi mãi, cho nên phải có sự đầu tư đến nơi đến chốn thì “đất lành chim đậu” là lẽ đương nhiên.

Những hộ dân sống xung quanh nhà nuôi chim yến của anh 3 Hạnh cho biết, đàn chim yến này hiện nay sinh sôi nảy nở rất nhiều, cứ khoảng 17 - 18 giờ là đàn chim yến đi kiếm ăn trở về bay lượn trên nóc tòa nhà và đến 18 giờ 30 phút là bay hết vô trong.

Trong khi đó, ông Trần Đình Bộ - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lập cho hay, hiện nay đàn chim yến đã thấy hiệu quả về kinh tế trong trường hợp gia đình anh Hạnh. Tuy nhiên đây là một mô hình mới mà địa phương đang theo dõi, chưa thể khuyến khích mọi người thực hiện vì đầu tư vốn rất lớn.

Dụ yến
Trong mỗi gian phòng của nhà yến của anh 3 Hạnh hiện có rất nhiều tổ yến như thế này

Khi ngồi viết bài báo này, Infonet  được anh Hạnh cho hay là trong vài ngày tới anh sẽ sang tỉnh Kông- Pông- Chàm tìm vị trí đất đai thích hợp để xây nhà nuôi chim yến như anh đã làm tại xã nhà Tân Lập. Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Quí đã viết tặng chủ nhân nhà yến bài hát Gọi chim yến về với những ca từ dự báo một tương lai tươi sáng của những người dân ở một vùng biên giới:“Nông dân thời đổi mới, dám nghĩ và dám làm, làm giàu từ tri thức, làm giàu từ con tim. Quê tôi quàng áo mới, dập dìu chim yến lượn, như mùa xuân phơi phới, vững bền về tương lai”. Bài hát này cũng sẽ nhạc sĩ gửi dự thi trong cuộc vận động sáng tác ca khúc về chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Tây Ninh.

TRÚC HUỲNH

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !