Dự lễ Bông hồng cài áo, rơi nước mắt khi nhắc tới bố mẹ
Tháng 7 cũng là tháng để nhớ ơn tổ tiên, nhớ về ông bà, cha mẹ - những đấng inh thành, dưỡng dục; tháng để các thế hệ hậu sinh thực hiện các nghi thức báo hiếu đấng sinh thành.
Theo Đại đức Thích Trí Thiện, Trụ trì chùa Kim Sơn – Lạc Hồng (Công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên), sự tích lễ Vu Lan theo đạo Phật kể về Bồ Tát Mục Kiều Liên. Sau khi Mục Kiều Liên đắc quả vị A-la-hán, ông đã phát nguyện sẽ báo đáp công ơn sinh thành của mẹ.
Sau khi thành chính quả, ông đi tìm mẹ ở các cung trời, địa ngục nhưng không thấy mẹ mình. Chỉ còn tầng địa ngục thứ 18, nơi đây thấy mẹ nhưng với thần thông của ngài cũng không vào được để cứu mẹ.
Phận đã ban cho ông áo cà xa và gậy tích trượng. Sau khi làm phép 3 lần, cửa địa ngục đã mở, nhưng một lần nữa ông cũng không thể cứu được mẹ ngài lên.
Trong kinh Vu lan của đạo Phật cho biết, bà Thanh Đề - mẹ của Bồ Tát Mục Kiều Liên - khi sống gây nhiều ác nghiệp, nên bị đày xuống địa ngục làm quỷ đói. Mục Kiều Liên dùng mắt thần biết được sự việc nên vô cùng đau lòng, ông đành phải đem cơm xuống địa ngục dâng mẹ.
Tuy nhiên, khi bà Thanh Đề đưa cơm lên miệng, đồ ăn đều hóa thành lửa đỏ. Mục Kiền Liên đau xót, cầu khấn Đức Phật chỉ cách cứu mẹ. Đức Phật dạy chỉ có hợp sức của chúng tăng vào ngày Rằm tháng 7 mới mong cứu được mẹ ông.
Mục Kiền Liên làm theo và đã giúp bà Thanh Đề được giải thoát. Chính vì vậy, người ta đã lấy ngày Rằm tháng 7 là ngày các tội nhân thoát khỏi cảnh địa ngục, tức ngày xóa tội vong nhân hay ngày mở cửa ngục.
Trong Phật giáo, hiếu hạnh vẫn đứng đầu. Tấm lòng của con cái đối với công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ không bao giờ quá muộn. Chính vì vậy, Lễ Vu lan báo hiếu được nhiều nước tại châu Á tổ chức trong đó có Việt Nam.
Tối qua (11/8), tại Chùa Kim Sơn – Lạc Hồng cũng đã tổ chức Lễ Vu lan báo hiếu. Tham dự lễ có hàng nghìn phật tử, khách thập phương đã tới đây để nghe lại câu chuyện của Mục Kiều Liên, để thấy con đường chúng sinh cần đi, để biết mình cần báo hiếu cha mẹ nhiều hơn nữa.
*Dưới đây là một vài hình ảnh buổi lễ:
Các nhà sư làm lễ cúng dường trai tăng. |
Nhiều phật tử đã không cầm được nước mắt khi nhắc tới mẹ, cha. |
Những giọt nước mắt của những người con khi nhớ tới cha mẹ mình. |
Bông hồng trắng cái áo màu trắng là không còn cha mẹ. Dù đã già nhưng nhắc tới công sinh thành của mẹ cha, bà cụ vẫn không cầm được nước mắt. |
Bông hồng đỏ dành cho ai may mắn còn đủ mẹ cha. |