Du học: 1001 lý do "gãy gánh giữa đường "

Du học, có tấm bằng quốc tế là mơ ước chính đáng. Nhưng con đường đi đến ước mơ ấy thật lắm chông gai. Không thiếu những kẻ chỉ mải miết “du…chơi”!

Du học: 1001 lý do "gãy gánh giữa đường "

Du học: 1001 lý do `gãy gánh giữa đường `

Nếu xét đúng bản chất của hiện tượng, thì du học chính là một cơ hội rất tốt cho các bạn trẻ hôm nay - Nguồn ảnh: internet

Hiện nay, du học đang trở thành một trào lưu, được các bạn trẻ hưởng ứng như “thời thượng”. Và, theo đó, có cầu thì ắt sẽ có cung, các trung tâm du học nhan nhản mọc lên như nấm sau mưa. Chỉ cần vài thao tác nhỏ, qua Internet, ta có thể tìm ra hàng trăm và thậm chí là hàng nghìn địa chỉ tư vấn du học.

Du học để thành tài

Với những bạn trẻ có tài năng, có năng lực thực sự, có quyết tâm, có nghị lực và có mong muốn đi để nâng cao trình độ thì du học tạo điều kiện tốt. Du học sẽ là cơ hội cho bạn làm mới bản thân trong thời gian học ở nước ngoài, và khi trở về nước, hứa hẹn trở thành những con người mới.

Du học đồng nghĩa với việc bạn được học tập trong môi trường thoải mái, trang - thiết bị đầy đủ, chương trình không gò bó mà luôn "mở", giúp sinh viên có thể phát huy tối đa năng lực của mình. Thêm nữa, sinh viên, học sinh có cơ hội “cọ xát” về ngoại ngữ qua học tập, giải trí và tham gia hoạt động xã hội…

Sau khi tốt nghiệp, bằng cấp của bạn có giá trị quốc tế, có uy tín cao hơn bằng cấp của nhiềutrường đại học ở Việt Nam, vì được được công nhận là đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế (một sự công nhận rất cần thiết trong thời buổi hội nhập hiện nay), do đó, có cơ hội tốt hơn khi tìm việc làm, có ưu thế hơn trong quá trình tuyển dụng vào các vị trí cao, tất nhiên kéo theo mức thu nhập cao.

Sinh viên, học sinh du học được sống và học tập trong môi trường văn minh lâu đời, có sự đồng đều về mặt nhận thức của dân cư, mối quan hệ giữa người và người dễ chịu hơn.

Nhưng, để tận dụng những cơ hội tốt do việc đi du học tạo ra, người du học sinh đích thực phải cố gắng hết mình, phải ra sức bươn chải ở xứ người để vượt qua những khó khăn chồng chất do xa nhà, xa bố mẹ.

Quốc Anh, du học sinh của một trường đại học ở Anh tâm sự: “Bên cạnh việc học thật tốt, tôi còn phải tìmviệc làm thêm, phải lao động để kiếm tiền trang trải cuộc sống nơi xứ người, từ việc rửa bát, nhặt rau, thậm chí bốc vác, làm “cửu vạn”… miễn là kiếm được tiền, để phụ thêm vào số tiền bố mẹ cấp cho, có thế mới đủ chí phí ăn, ở, học tập ở nước ngoài.

Và khi trở về, họ cảm thấy tự tin vào vốn sống tự lập của mình, tự tin vào những kiến thức mình học được và tự tin khi cầm tấm bằng quốc tế trong tay.

Du học hữu danh vô thực

Du học: 1001 lý do `gãy gánh giữa đường `

Hiện nay các trung tâm du học làm ăn được một phần không nhỏ là nhờ sở thích “đi du lịch hợp pháp” của các cậu ấm, cô chiêu - Nguồn ảnh: internet

Nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam cho rằng đi du học là một ước mơ lớn. Nhiều bậc bố mẹ coi du học là mục tiêu phấn đấu của con em mình, và của chính gia đình mình. Họ còn coi du học như cái “danh” lớn mà mình cần phải có.

Chuyện một “công tử” bị bố mẹ tống sang Đức học những mong “bớt phá phách”, hay chuyện một “nữ hoàng shopping” sang xứ sở Chuột túi để thỏa mãn sở thích “sành điệu với hàng hiệu” của cô ta… bây giờ thật không hiếm!

Nói về tình trạng này, anh Nguyễn Văn P., Giám đốc một trung tâm du học trên đường Hoàng Quốc Việt, cười hóm hỉnh: “Hiện nay các trung tâm du học làm ăn được một phần không nhỏ là nhờ sở thích “đi du lịch hợp pháp” của các cậu ấm, cô chiêu. Cứ đưa các cô, cậu ra nước ngoài là xong, còn có học được gì không, thì ai mà biết được!”

Nguyễn Thành H. (quận Đống Đa, Hà Nội) là con trai một trong gia đình doanh nghiệp tư nhân khá giả. Thi rớt đại học hai năm liền, cậu được gia đình cho đi học tự túc tại Australia, theo ngành kinh tế. Hết sáu tháng học tiếng Anh, lên giảng đường, H. không hiểu giáo viên nói gì vì tiếng Anh quá kém. Chán nản, H. tham gia vào nhóm bạn hư hỏng bắt đầu những ngày tháng dạo chơi trên chiếc xe Sport mà gia đình bỏ tiền ra mua để phục vụ cho việc học của cậu. Tới lúc bị cảnh sát Australia phạt nhiều lần mà không đóng đủ, bị trục xuất về nước cuối tháng 11/2006 cùng với nhóm bạn, thì gia đình H. mới biết rõ chuyện “du… chơi” của “cậu ấm” tại xứ sở căng-gu-ru!

Hay như chuyện du học của Nguyễn Mai Hương (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cũng “thú vị” không kém. Lý do thôi thúc Mai Hương lên đường du học rất đột ngột và... không giống ai! Đang có công việc yên ổn ở Việt Nam, cô quen một anh kỹ sư người Việt nhưng du học bên Australia qua chat. Không thể chịu đựng sự xa cách, cô quyết định du học để được gần người yêu lâu dài, còn chuyện học tập chỉ là… thứ yếu! Đến khi nhận được thông báo đình chỉ việc học do kết quả kém ngay năm đầu tiên, đồng nghĩa với việc không được gia hạn visa ở lại Australia, cô mới hốt hoảng nhưng đã quá muộn! Cô lên đường trở về nước với giấc mộng "uyên ương" tan thành mây khói!

Số lượng bạn trẻ Việt Nam đi du học ngày càng tăng, xét dưới một góc độ nào đó, thì là tín hiệu đáng mừng. Thế nhưng, người ta chỉ thống kê được số lượng sinh viên lên đường xuất ngoại, chứ chẳng ai thống kê số “vinh qui bái tổ”, vì có rất nhiều người gãy gánh giữa đường vì lý do... động trời!

Du học là con đường đúng cho những người thực sự quyết tâm. Họ đem tất cả nghị lực của mình vượt qua những cám dỗ để chuyên tâm học tập, đúc kết những kiến thức uyên bác của nước bạn thành của bản thân, mong một ngày thành tài, có thể giúp đỡ gia đình, bạn bè, quê hương, đất nước.

Thanh Hà

Tổng hợp

Tổng hợp

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !