Dự án khẩn cấp “bò” 4 năm vẫn là bãi hoang

Dự án với tổng mức đầu tư gần 70 tỷ đồng, thi công gần 4 năm (quá thời hạn thực hiện gần 1 năm) nhưng chưa hoàn thành một hạng mục nào. Người dân vẫn phải sống trong những căn lều tạm chống chịu với nắng mưa, bão lũ.
Đó là thực tế xảy ra tại dự án di dân khẩn cấp ra khỏi vùng lũ ống, lũ quét xã Húc Nghì, huyện Đakrông (Quảng Trị).

Kinh hoàng… lũ quét

Người dân tộc Vân Kiều sống bên mép sông Đakrông (dọc đường mòn Hồ Chí Minh) vẫn chưa thể quên được nỗi kinh hoàng khi đối mặt với cơn đại hồng thủy vào tháng 10/2009. Một trận lũ ống, lũ quét đột ngột cuốn phăng hàng trăm nhà dân cùng các công trình công cộng khác xuống dòng sông hung dữ. 
Dự án khẩn cấp “bò” 4 năm vẫn là bãi hoang - ảnh 1
Sau gần 4 năm thực hiện, khu tái định cư cho người dân vùng lũ ống, lũ quét vẫn chỉ là mảnh đất hoang

Ông Hồ Văn Lại, người thôn Húc Nghì, xã Húc Nghì (huyện Đakarông, Quảng Trị) bàng hoàng nhớ lại: “Lũ lên nhanh lắm, mưa to từ 6 giờ chiều đến khoảng 7 giờ tối là nhà cửa, tài sản đều bị cuốn trôi hết cả. Ngay cả trường mầm non, trạm y tế xã được xây dựng kiên cố cũng bị lũ cuốn phăng. Bà con chúng tôi phải lên núi lánh nạn”. 

Trước yêu cầu đảm bảo tính mạng, đời sống nhân dân, năm 2010, Chính phủ đã phê duyệt dự án di dân khẩn cấp ra khỏi vùng lũ ống, lũ quét xã Húc Nghì và một số xã lân cận của huyện Đakrông với tổng đầu tư 69 tỷ đồng từ nguồn ngân sách dự phòng của Trung ương, giao cho Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị làm chủ đầu tư. Thời gian hoàn thành dự án vào năm 2012. 

Theo đó, dự án sẽ bố trí tái định cư cho 109 hộ dân xã Húc Nghì được di dời sang bên kia sông Đakrông (nơi có vùng đất cao hơn) định cư để ổn định cuốc sống. Ngoài ra, 79 hộ ở các xã Tà Long, Tà Rụt sẽ được bố trí tái định cư xen vào các thôn, bản đang sinh sống.

Tuy nhiên, sau gần 4 năm thực hiện, vẫn chưa có một hạng mục nào nằm trong dụ án được hoàn thành. 
Ông Hồ Văn Ngọc, chủ tịch UBND xã Húc Nghì cho biết: “Hiện nay, dự án chỉ mới giải phóng mặt bằng được 60%, việc xây dựng cầu tràn qua sông Đakrông, làm bờ kè, đường giao thông… đang triển khai nhưng rất chậm chạp”. 

Theo kế hoạch, dự án còn có nhiều công trình xây dựng cơ sở hạ tầng như trường học, trạm y¬¬ tế, hệ thống điện sinh hoạt, nước sạch được đầu tư hoàn chỉnh trước khi người dân đến định cư. Thế nhưng, đến nay trên khu đất tái định cư vẫn chỉ là mảnh “đất hoang”.

Ông Hồ Văn Ngọc, cho biết thêm, hiện có 109 hộ gia đình đang sống bên mép sông ÐaKrông, trong đó có hàng chục hộ gia đình đang ở trong các mái lều tạm bợ. Tất cả họ đều không dám dựng nhà vì đang chờ tái định cư. Trong cơn bão số 8 vừa qua, nước sông Đakrông lên cao, tuy không thiệt hại về người nhưng người dân xã Húc Nghì lại phải chạy lũ mấy ngày liên tục rất khổ sở.

Mỏi mắt chờ nơi ở mới

Trong khi chờ đợi dự án được hoàn thành, người dân vùng lũ ống, lũ quét xã Húc Nghì đang sống trong những căn nhà, nói đúng hơn là những túp lều tạm bợ vẫn ngày đêm thấp thỏm lo âu khi mùa mưa lũ đang đến cận kề. 
Dự án khẩn cấp “bò” 4 năm vẫn là bãi hoang - ảnh 2
Bà Hồ Thị Pin sống trong căn lều xiêu vẹo bên mép sông Đakrông

Chị Hồ Thị Mứt, ở thôn Húc Nghì, xã Húc Nghì than thở: “Sau trận lũ quét năm 2009, toàn bộ nhà cửa, tài sản của gia đình tôi đều bị cuốn trôi. Nghe tin Nhà nước cho di dời đến nơi không bị lũ, còn xây nhà cho ở nữa nên gia đình tôi không xây nhà mà dựng căn lều ở tạm đợi được di dời. Vậy mà đợi gần 4 năm rồi, mùa lũ sắp đến mà chưa thấy gì cả, lo quá”.

Anh Hồ Văn Lờ, trú thôn Húc Nghì, xã Húc Nghì cho biết: “Gia đình tôi muốn làm nhà vững chãi để ở nhưng không dám vì đang nằm trong diện di dời của dự án. Mùa lũ sắp đến nên lúc nào gia đình cũng nơm nớp lo sợ. Tất cả dân chúng tôi ai cũng muốn các cấp chính quyền nhanh chóng hoàn thành dự án để chúng tôi được đến nơi ở mới an toàn hơn”.

Không những ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, dự án chậm tiến độ còn ảnh hưởng đến việc học hành của con em trong xã. Năm 2009, trường Mầm non bị lũ cuốn trôi nên nhiều năm qua phải mượn tạm nhà sinh hoạt công đồng thôn Húc Nghì để dạy học. 

Cô giáo Trần Thị Thu Hiền, Hiệu trưởng Trường mầm non Húc Nghì cho biết: “Đây là điểm trường trung tâm nên có đến 50 cháu nhưng phòng học rất chật chội, chỗ ở cho cán bộ, giáo viên không có nên việc dạy và học cho con em gặp rất nhiều khó khăn”.

Giải thích nguyên do dự án chậm trễ, ông Trần Văn Thu – Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn cho biết, việc dự án chậm tiến độ là do thiếu vốn. Đến thời điểm hiện tại, trung ương mới chỉ giải ngân được 29 tỷ đồng tương đương 28% so với số vốn 69 tỷ đồng như đã phê duyệt nên không có kinh phí để hoàn thành dự án theo đúng kế hoạch”. 

Được biết, UBND tỉnh Quảng Trị, Chi cục Phát triển nông thôn đã nhiều lần gửi văn bản đề xuất ra trung ương để xin cấp thêm vốn. Bên cạnh đó cũng yêu cầu các sở, ban, ngành phối hợp chặt chẽ hơn nữa để huy động nguồn vốn đầu tư, nhanh chóng triển khai và hoàn thành các hạng mục nhằm thực hiện việc di dân trước mùa mưa lũ. Về phía tỉnh cũng đã cố gắng huy động nhiều nguồn khác nhau để lồng ghép, hỗ trợ thực hiện dự án nhưng do ngân sách hạn chế nên chỉ đảm bảo thực hiện được khoảng 50 - 60% khối lượng.

Như Ngọc

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !