Đồng bào Công giáo tỉnh Đắk Nông tích cực tham gia phong trào thi đua yêu nước

Trong những năm qua đồng bào Công giáo trên địa bàn tỉnh tích cực tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước do Đảng, Nhà nước và Mặt trận phát động.

Để phong trào thi đua yêu nước phát triển mạnh mẽ, mang lại hiệu quả, Ủy ban đoàn kết Công giáo tỉnh Đắk Nông đã phối hợp với Mặt trận, các ban ngành, đoàn thể và các linh mục quản xứ, ban hành giáo họ tuyên truyền, vận động bà con giáo dân chấp hành nghiêm các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Trọng tâm là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, sống tốt đời, đẹp đạo”. 

Vùng canh tác cà phê của bà con giáo dân huyện Đắk Mil.

Trong phát triển kinh tế, bà con giáo dân đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với địa hình, khí hậu để tăng năng suất. Tại các Giáo xứ, Giáo họ, ngày càng xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến với những mô hình sản xuất, chăn nuôi mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng đến vài tỷ đồng một năm. Điển hình như mô hình trồng chanh dây của hộ ông Lê Doãn Thục thuộc giáo xứ Xuân Lộc (huyện Đăk Mil) cho thu nhập hằng trăm triệu đồng; mô hình trồng bơ Boot của hộ ông Phạm Văn Quyền ở Giáo họ Bình Hà, huyện Đăk Song cho thu nhập mỗi năm 1,2 tỷ đồng; hộ gia đình ông Võ Khuôn, ông Nguyễn Minh Ước, ông Nguyễn Văn Nhớ (huyện Đắk Song) đầu tư trồng tiêu mỗi năm cho thu nhập vài tỷ đồng đến hơn 10 tỷ đồng, hay các mô hình trồng cà phê, khoai lang, bí đỏ, chăn nuôi heo của bà con giáo dân tại các Giáo xứ Vinh An, Bác Ái - huyện Đắk Mil, Giáo họ Bình Hà - huyện Đắk Song, Giáo xứ Phúc Lộc - huyện Cư Jút cũng cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng. 

Các ngành nghề thủ công, hoạt động dịch vụ, kinh doanh thu mua, chế biến nông lâm sản cũng ngày một phát triển mạnh ở khắp các địa phương mang lại thu nhập cao và giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động với thu nhập từ 4 -5 triệu đồng/tháng. 

Bên cạnh đó, đồng bào Công giáo đã biết phát huy tinh thần tương thân tương ái, chung tay giúp đỡ các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hộ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất bằng nhiều hình thức như: Cho các hộ nghèo vay vốn không lãi suất để đầu tư sản xuất, chăn nuôi; hỗ trợ vốn, hướng dẫn về kỹ thuật canh tác. Ngoài nguồn vốn của nhà nước hỗ trợ, tại nhiều giáo xứ, bà con giáo dân còn giúp nhau hàng trăm triệu đồng để đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, nhằm xóa đói giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống. Các giáo họ Vinh Đức, Mỹ Yên, thuộc giáo xứ Vinh An đã phối hợp với chính quyền địa phương khảo sát trực tiếp các hộ nghèo và có biện pháp giúp đỡ thiết thực, nhờ thế mà hiện nay ở các giáo xứ, giáo họ số hộ nghèo đang giảm dần và số hộ giàu ngày càng tăng lên.

Ngoài ra các giáo xứ, giáo họ và đồng bào Công giáo trên địa bàn tỉnh đã tích cực tham gia phong trào xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng gia đình công giáo gương mẫu, vận động con em tránh xa các tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy, mại dâm; thực hiện nếp sống mới trong việc cưới, việc tang, sống hiếu thảo với cha mẹ, ông bà. Ở nhiều Giáo xứ đã xây dựng các quy ước, nội quy sinh hoạt của giáo xứ, họ đạo quy định biện pháp, chế tài đối với những người vi phạm nhằm xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội. 

Công tác chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, y tế được đồng bào Công giáo trên địa bàn tỉnh quan tâm chú trọng, bà con giáo dân đã tích vận động con em đến trường, tham gia xây dựng trường học, đóng góp các quỹ khuyến học, quỹ giúp đỡ học sinh nghèo hiếu học với số tiền hàng trăm triệu đồng. Tại địa bàn các khu dân cư, đồng bào Công giáo trong tỉnh đã tích cực hưởng ứng các chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; xây dựng các công trình nước sạch, vệ sinh môi trường góp phần bảo vệ sức khỏe cho người dân.

Trong công tác xã hội, ở các khu dân cư, nhiều giáo dân tích cực tham gia các ban tự quản thôn, ban công tác Mặt trận, các đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh. Ngày càng có nhiều cán bộ, đảng viên người Công giáo được tín nhiệm giữ những chức vụ trong cấp ủy, chính quyền, Hội đồng nhân dân các cấp. Dù ở cương vị nào, người Công giáo đều có ý thức, trách nhiệm cao với công việc, như trong đợt bầu cử đại biểu Quốc Hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, các linh mục quản xứ đã chủ động điều chỉnh giờ làm lễ để tạo điều kiện cho tín đồ tham gia bầu cử, qua đó đã có hơn 98,5% cử tri đạo Công giáo trên địa bàn tỉnh tham gia bầu cử. 

Phát huy tinh thần tương thân tương ái, đồng bào công giáo tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, xã hội. Trong 5 năm qua các giáo xứ trong tỉnh đã giúp đồng bào bị bão lụt, những hộ nghèo, những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, những người bị tàn tật và nạn nhân chất độc da cam với số tiền 7,2 tỷ đồng; xây dựng 21 nhà tình thương, tặng sổ tiết kiệm cho hộ gia đình chính sách, thương binh, liệt sỹ; duy trì các bếp ăn tình thương tại bệnh viện đa khoa tỉnh và bệnh viện một số huyện… 

Bà con giáo dân huyện Tuy Đức làm đường giao thông nông thôn.

Hưởng ứng phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”, bà con Công giáo ở các giáo xứ, giáo họ đã tự nguyện hiến đất, đóng góp kinh phí, ngày công làm đường giao thông nông thôn. Điển hình như bà con giáo dân ở Giáo họ Trung Nghĩa - huyện Đắk R’lấp đã cùng với chính quyền xã xây dựng 700m đường nội thôn bằng bê tông; thôn Xuân Tình 2 và 3 đã đóng góp được trên 900 triệu đồng để xây dựng 1.800m đường nông thôn; Giáo xứ Thổ Hoàng đã làm được 4km đường bê tông nội thôn trị giá 4 tỷ đồng. Thực hiện phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm” giáo dân giáo họ Bình Thuận, thuộc giáo xứ Vinh An đã huy động được 350 triệu đồng xây dựng 1km đường bê tông nội thôn, đồng thời huy động nguồn vốn do giáo dân đóng góp 100% để tự xây dựng hơn 2 km đường bê tông nội thôn tổng trị giá 1,5 tỷ đồng; Giáo họ Vinh Đức huy động được hơn 1,5 tỷ đồng để bê tông hóa đường nội thôn; Giáo họ Xuân Trang đã phối hợp với Ban tự quản thôn Xuân Trang vận động giáo dân tham gia tích cực xây dựng đường giao thông, đến nay gần 100% đường nội thôn đã được bê tông hóa và nhựa hóa.

Ông Cao Huy – Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen cho các cá nhân có thành tích tiêu biểu.

Để ghi nhận những đóng góp của đồng bào Công giáo, tại Đại hội Đại biểu người Công giáo tỉnh Đắk Nông xây dựng và bảo vệ Tổ quốc tỉnh Đắk Nông lần thứ III, nhiệm kỳ 2017-2022, UBND tỉnh đã trao tặng Bằng khen cho 4 tập thể và 5 cá nhân; Ủy ban MTTQ tỉnh tặng Bằng khen cho 12 cá nhân có thành tích tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước.

Tỉnh Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, có đường biên giới dài 130 km giáp nước bạn Campuchia; có 7 huyện, 01 Thị xã (trong đó có 04 huyện biên giới); dân số khoảng 630.000 người, gồm 40 dân tộc anh em cùng sinh sống; trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 32% tổng dân số; có 03 tôn giáo lớn đang hoạt động, gồm: Công giáo, Tin lành và Phật giáo, với tổng số khoảng 215.003 tín đồ (chiếm khoảng 39% dân số). Trong đó đồng bào Công giáo có khoảng 135.940 người, sinh hoạt trong 02 Giáo hạt, 24 Giáo xứ, 51 Giáo họ.
Bình An

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !