Đổi thay vùng chiến khu Dương Hòa

Chiến khu Dương Hòa thuộc xã Dương Hòa - xã vùng xa của Thừa Thiên - Huế. Tuy nhiên, nhờ được quan tâm bằng nhiều chính sách ưu tiên nên chất lượng cuộc sống của người dân trong xã ngày càng được cải thiện.

Bia chiến tích tại chiến khu Dương Hòa.

Căn cứ địa cách mạng

 Chiến khu Dương Hòa là một địa danh lịch sử nổi tiếng thuộc xã Dương Hòa (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế), nơi đóng quân của các cơ quan đầu não thuộc chính quyền cách mạng tỉnh Thừa Thiên - Huế trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Pháp và Mỹ.

Để đến được chiến khu Dương Hòa, chúng tôi cùng chiếc xe máy từ TP. Huế phải vượt hơn 20km đèo dốc quanh co của đường tỉnh lộ 7 trong bạt ngàn màu xanh của núi rừng thì đến được chiến khu.

Đến nơi, được nghe những người lớn tuổi đang sinh sống ở đây kể, Dương Hòa là vùng đất có địa thế hiểm trở, đầu dựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, phía cuối là nơi hợp lưu của hai nhánh Tả Trạch và Hữu Trạch của dòng sông Hương nên tạo thế biệt lập cùng với núi non che chở. Nhờ đó, Dương Hòa có vị trí chiến lược quan trọng đầy đủ yếu tố tự nhiên đáp ứng được yêu cầu xây dựng chiến khu, phục vụ kháng chiến lâu dài nên vào tháng 5/1948, sau sự kiện chiến khu Hòa Mỹ (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế) bị Pháp tấn công, càn quét, Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế quyết định chọn Dương Hòa làm căn cứ địa cách mạng.

Chiến khu Dương Hòa là nơi đóng quân của các cơ quan đầu não của chính quyền cách mạng  tỉnh Thừa Thiên – Huế như Tỉnh ủy, Ủy ban hành chính kháng chiến, Tỉnh đội, Công an và các tổ chức đoàn thể kháng chiến khác. Nơi đây cũng là nơi ghi dấu những chiến công vang dội của quân và dân với những trận đánh của Trung đoàn 101 Trần Cao Vân tại Đồi Vồng, Đốc Bốm... Đặc biệt, ngày 20/6/1952, quân Pháp dùng tàu đồng ngược sông Hương đổ bộ tiến đánh chiến khu Dương Hòa và đã bị quân dân cách mạng mai phục tiêu diệt.

Ngoài ra, Dương Hòa là vùng an toàn khu của quân và dân Thừa Thiên - Huế, là nơi Tỉnh ủy quyết định chọn để tổ chức các kỳ Đại hội đại biểu của Đảng bộ tỉnh lần thứ I (1949), lần thứ II (1950) và lần thứ III (1951). Là căn cứ địa cách mạng quan trọng nên chiến khu Dương Hòa cũng được các đồng chí lãnh đạo Đảng - Nhà nước như Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng... trên đường đi công tác kháng chiến đã ghé thăm và làm việc.

Vùng đất huyền thoại “thay da đổi thịt”

Toàn cảnh chiến khu Dương Hòa.

Tuy là vùng miền núi nhưng sau ngày Giải phóng miền Nam, người dân chiến khu Dương Hòa lại hồ hởi trở về quê cũ để xây dựng quê hương và cuộc sống người dân ngày càng đổi thay theo từng thời kỳ đổi mới.

Để được như ngày hôm nay, những năm qua, chính quyền xã Dương Hòa đã đề ra những giải pháp thích hợp, lãnh đạo nhân dân củng cố, hoàn chỉnh cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ sản xuất và phúc lợi xã hội. Đặc biệt, chính quyền xã đã xây dựng và lãnh đạo nhân dân khai thác tiềm năng thế mạnh của địa phương, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Chiến khu Dương Hòa hôm nay có nhiều chuyển biến tích cực, như hệ thống cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm trên địa bàn đã từng bước được đầu tư xây dựng, làm thay đổi diện mạo của một vùng quê nghèo nằm trong lòng chiến khu xưa.

Dù là xã miền núi, xuất phát điểm thấp và điều kiện khó khăn nhưng thực hiện chủ trương của Đảng - Nhà nước, cán bộ và được sự đồng tình của các tầng lớp nhân dân nên sau 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xã Dương Hòa đã được công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới từ năm 2015. Tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 3,2%, thấp hơn mức chung của thị xã.

Và đầu năm 2018, xã Dương Hòa được công nhận là xã An toàn khu của Trung ương theo Quyết định số 1660/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 27/10/2017. Đây chính là điều kiện để cán bộ và nhân dân xã tiếp tục phát huy hơn nữa chủ nghĩa anh hùng cách mạng của vùng đất chiến khu xưa, tiếp tục xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Ái – Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Dương Hòa nói, trước đây cuộc sống của người dân nơi đây rất khó khăn, việc đi lại giao thương với bên ngoài thì phải dùng đò đi qua sông Tả Trạch. Tuy nhiên, từ khi có đường tỉnh lộ 7 và đường liên xã cũng như việc vừa xây dựng đập hồ Tả Trạch thì cuộc sống đỡ vất vả.

Theo ông Nguyễn Văn Ái, hiện nay xã Dương Hòa đang trên đà phát triển. Nhờ phát triển rừng, chăn nuôi và làm kinh tế vườn, thu nhập bình quân đầu người của Dương Hòa hiện đạt 36-37 triệu đồng/năm. Đời sống của người dân ổn định và có ngày càng khá lên, ngoại trừ một số ít hộ nghèo do neo đơn, bệnh tật. Những năm gần đây, Dương Hòa mở rộng được 30 ha thanh trà theo mô hình cánh đồng mẫu lớn. Đây là cây đặc sản và cũng là cây chủ lực của vùng đất thượng nguồn sông Hương này. Bình quân mỗi năm, các hộ dân trồng thanh trà có thể thu khoảng 70 triệu đồng, hộ nhiều nhất có thể lên đến 180-200 triệu đồng/năm từ cây thanh trà,

 Nhiều hộ có kinh tế ổn định, tương đối đầy đủ tiện nghi. Nhất là các hộ gia đình hội viên Hội Cựu chiến binh xã đi đầu trong phát triển kinh tế như ông Lê Văn Tạo (thôn Khe Sòng), ông Lê Văn Tân (thôn Hạ)…

Hà Oai

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !