Đôi chân tài hoa của chàng trai khuyết tật

Mỗi cử động đối đều khó khăn, đau đớn nhưng với nghị lực của mình, chàng trai khuyết tật đã khiến nhiều người thán phục khi chơi đàn, viết chữ bằng chân.

Mới sinh ra, Trần Văn Linh (18 tuổi, ngụ xã Minh Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước) đã mắc bệnh co cơ bẩm sinh và bại não nhẹ, dẫn đến tay chân teo tóp, co quắp, nói ngọng.

Tuổi thơ của Linh lặng lẽ trôi qua trong căn nhà 20m2 với người bố “gà trống nuôi con”. Anh Trần Văn Lộc, bố Linh, đã đưa em đi nhiều nơi để điều trị bệnh nhưng lực bất tòng tâm. Vì cuộc sống cùng cực, người mẹ đã bỏ đi khi em lên 10 tuổi. Từ đó, 3 bố con (Linh có em trai nhỏ hơn 1 tuổi) động viên nhau vượt qua khó khăn.

Anh Lộc kể: “Trong một lần đi đám cưới người thân, Linh (lúc đó 10 tuổi) chăm chú nhìn người nhạc công chơi organ. Về nhà, Linh đòi mua đàn để học. Tôi băn khoăn, Linh không biết chữ và tay chân như thế làm sao học đàn? Nhưng vì thương con, tôi vay tiền mua đàn cho nó”.

Đôi chân tài hoa của chàng trai khuyết tật - ảnh 1

Linh đang chơi nhạc bằng chân tại một buổi lễ.

Bằng lòng đam mê, nghị lực sau 2 năm tự học, cậu bé Linh khiến ai cũng phục khi chơi đàn bằng chân và chơi hay nhiều bản nhạc như Xuân đã về, Bụi phấn... Điều bất ngờ là dù không biết chữ và chưa biết nốt nhạc, nhưng chỉ cần mở đĩa nhạc lắng nghe Linh đã có thể ngồi tập. Bài nhạc ngắn thì tập một ngày, còn bài dài tập 2 - 3 ngày thì có thể chơi thành thạo.

Linh chia sẻ: “Những ngày đầu học chơi đàn, các đầu ngón chân của em ê ẩm, mỏi nhừ, lại chưa hình dung hết nốt nhạc, hợp âm và cách chơi… nên nhiều lúc định bỏ cuộc. Nhờ bố động viên, em đã kiên trì vượt qua. Giờ em không nhớ mình thuộc bao nhiêu bản nhạc, chỉ cần nhắc đến tên bài là có thể chơi ngay. Đối với em, tài sản quý giá nhất là mái ấm gia đình và cây đàn này”.

Từ khi biết chơi đàn, ngôi nhà của 3 bố con Linh trở nên nhộn nhịp hơn, vì bà con láng giềng thường qua nhà thưởng thức các bản nhạc em chơi. Cũng từ đó, khả năng chơi đàn bằng chân của Linh được nhiều người biết đến. Giờ đây, mỗi khi thôn, xã, huyện và các trường học trên địa bàn tổ chức lễ hội là mời em đánh đàn.

Anh Lộc tâm sự: “Mong muốn con có một cái nghề để tự nuôi sống bản thân, tôi đã dẫn cháu đi xin học nhiều nơi nhưng không ai nhận”. Thương bố và em trai, Linh hàng ngày bán vé số dạo trên chiếc xe lắc (lắc bằng chân để di chuyển xe). Mỗi ngày, em bán được khoảng 100 tờ vé số, đủ tiền nuôi sống bản thân.

Linh cho biết, khi đi ra ngoài bán vé số, em cảm thấy thoải mái hơn và học được nhiều điều thú vị. Nhưng khó khăn nhất vẫn là không biết chữ, tính toán chậm, giao tiếp khó khăn và không hiểu ý nghĩa các bảng/biển hiệu trên đường. Không đầu hàng, em quyết tâm học hành, tập viết chữ với bàn bàn chân co quắp.

Với sự giúp sức của bố và em trai, sau hơn một năm tập viết, Linh đã viết được 29 chữ cái, họ tên mình và một số từ đơn giản. “Em sẽ cố gắng một năm nữa để viết và đọc hiểu thành thạo, dù rằng mỗi lần cầm viết em mệt như điều khiển chiếc xe lắc di chuyển trên đường”, Linh nói.

ĐOÀN NGỌC

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Đang cập nhật dữ liệu !