Độc đáo vải thiều Tà Pạ ở An Giang

Trên vùng Bảy Núi có nhiều cây ăn trái, cây bản địa thuộc loài hoang dã, xếp vào loại quý hiếm.

Trong số này, cây vải thiều ở đồi Tà Pạ (xã An Tức và xã Núi Tô) được cư dân phát hiện, với quá trình sinh trưởng lâu đời, nhưng ít người biết đến loài cây ăn trái độc đáo này.

Độc đáo vải thiều Tà Pạ ở An Giang - ảnh 1

Cư dân Tà Pạ giới thiệu vải thiều hoang dã

Sự vinh danh ý nghĩa

Giữa tháng 7- 2013, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam “Cây vải thiều (Litchisinensis) chùa Svay Ta Hon thuộc xã An Tức, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang”. Đây là niềm vui lớn đối với đồng bào Khmer và các vị à cha, sư sãi ở đây.

Theo lời sãi cả Chau Hên, trước đây, ngôi chùa Svay Ta Hon có đến 5 cây vải thiều, mỗi cây đều có tuổi thọ lớn hơn niên đại ngôi chùa. Song, trong quá trình sinh trưởng, cây bị lão hóa do tác động thiên nhiên và bị sâu bệnh nên chết 3 cây.

Hiện tại, khuôn viên chùa Svay Ta Hon còn lại 2 cây vải thiều, có gốc khá to, cỡ 4 người ôm không giáp. Sãi cả Chau Hên khoe, năm ngoái, 2 cây này thu hoạch trên 300kg trái, chùa không bán, mà để cho đồng bào phật tử và du khách đến viếng chùa thưởng thức cho biết. “Người ta nói trái cây rừng thường có vị chua. Thế nhưng, trái vải này hột nhỏ, có mùi thơm, ngọt và ngon rất lạ” – sãi cả Chau Hên nói.

Tán 2 cây vải thiều ở chùa Svay Ta Hon không rộng lắm, có lẽ do cây sống trên đất núi tự nhiên và có tuổi thọ cao. Theo ông Chau Nhanh (77 tuổi, ấp Ninh Lợi, xã An Tức), 2 cây vải thiều này mọc tự nhiên, tuổi thọ hơn ông gấp nhiều lần. “Hồi đó, đâu ai biết là cây vải, thấy nó lạ quá, trái ăn được nên để luôn. Các đời sãi cả cũng đồng ý giữ lại, gây bóng mát cho sân chùa” – ông Chau Nhanh kể. Dần dà, cây lớn, tán rộng, nhà chùa không cho chặt phá mới duy trì đến hôm nay.

Độc đáo vải thiều Tà Pạ ở An Giang - ảnh 2

Cây vải thiều ở chùa Svay Ta Hon

Quyến rũ trong hoang dã

Nói đến ngôi chùa Svay Ta Hon (ấp Ninh Lợi, xã An Tức), người ta liên tưởng ngay đến 2 cây vải thiều và hương vị rất lạ của nó. Thế nhưng, ven triền đồi Tà Pạ còn có ít nhất 5 cây vải thiều (bên vách kẹt Cần Đước, ấp Tô Hạ, xã Núi Tô) cũng tương tự như vậy, mà rất ít ai biết đến. “Cây rừng mọc tự nhiên, đâu ai để ý mần gì” – anh Trương Hữu Khuyến (cư dân sở tại) cười tươi.

Điều không thể ngờ được là trái ăn rất ngon, không thua trái vải bán ngoài chợ. Ở đây, cư dân đặt tên là nhãn rừng, chôm chôm rừng… Thế nhưng, dựa vào kích cỡ, hình dạng, màu sắc, ruột, hạt và hương vị hiện tại, anh Khuyến cho rằng, phải gọi là vải thiều mới đúng. Bởi lẽ, cây vải thiều bên chùa Svay Ta Hon và cây vải bên vách kẹt Cần Đước giống hệt.

Theo anh Khuyến kể, khi phát hiện mọc xen cây rừng, mỗi cây có gốc bề hoành từ 1,2 đến 1,6m, tuổi thọ ít nhất từ 70 năm trở lên. “Năm ngoái, thu hoạch tổng cộng trên 300kg vải thiều, đem ra chợ Tri Tôn bán được 15.000 đồng – 20.000 đồng/kg. Ai cũng thấy lạ, mỗi người mua một ít để thưởng thức cho biết” – anh Khuyến nói. Mọi người đều khen vải thiều xứ núi ngon, thơm và vị ngọt rất lạ. 

Giữa tháng 6 này, mùa vải thiều của anh Khuyến kết thúc, chỉ một cây cho trái, thu hoạch được trên 30kg và bán giá trên 15.000 đồng/kg. “Cây này nằm dưới chân chùa Tà Pạ, năm ngoái không có trái, ngược lại năm nay cho trái. Còn sản lượng do thời tiết khô hạn, ảnh hưởng lúc trổ bông và kết trái” – anh Khuyến chia sẻ. Đúng ra, loài vải thiều này cứ cách một năm mới cho trái một lần, không cần phải chăm sóc như nhà vườn. Đây cũng là điều lạ, cho thấy sự độc đáo loài cây hoang dã, chỉ có vùng Bảy Núi. 

“Mùa mưa tới, nhà chùa theo dõi cây con lên, bứng đem trồng thử. Nếu thành công, hy vọng nhân rộng được giống vải thiều này, nhà chùa cũng sẽ có thêm nhiều cây gây bóng mát trong khuôn viên” – sãi cả Chau Hên, trụ trì chùa Svay Ta Hon (xã An Tức) dự kiến.

Bài, ảnh: TRỌNG ÂN/theo báo An Giang

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !