Đoàn phật tử Việt kiều tại Thái Lan thăm Học viện Phật giáo TP Hồ Chí Minh
Hòa thượng thích giác toàn hoan hỷ chào đón đoàn đến thăm học viện phật giáo thành phố hồ chí minh |
Tại chùa Bửu Quang- ngôi chùa đầu tiên của tông phái Nam tông Kinh (một hệ phái Phật giáo Việt Nam). Hòa hượng Thích Thiện Tâm – Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tiếp đón Đoàn và giới thiệu tới Đoàn về lịch sử Phật giáo Nam tông Kinh và ngôi chùa Bửu Quang. Hòa thượng mong muốn Phật giáo Việt Nam nói chung, Phật giáo Nam tông Kinh nói riêng tăng cường hợp tác giao lưu trao đổi với Phật giáo Thái Lan, Giáo hội Phật giáo Tăng già An Nam và hy vọng thông qua chuyến thăm các chư tăng An Nam tông có thêm thông tin, hiểu biết về văn hóa đất nước, con người Việt Nam nói chung và lịch sử Phật giáo nói riêng. Đây có thể nói cũng là chuyến hành hương về nguồn của các chư tổ, chư tăng An Nam tông tại Thái Lan. Hòa thượng mong muốn sẽ tiếp tục tiếp đón đoàn thăm Việt Nam nhiều hơn nữa.
Chiều cùng ngày, Đoàn đến thăm và làm việc với các chư tăng Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong không khí hoan hỉ, Đoàn đã có buổi làm việc trao đổi về công tác hợp tác đào tạo tăng sĩ giữa hai nước nói chung, tăng sĩ Phật giáo An Nam tông nói riêng. Hòa thượng Thích Giác Toàn – Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Viện trưởng Thường trực Học viện Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh hoan hỉ chào đón đoàn đến thăm và làm việc tại Học viện Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh. Hòa thượng cho biết, cách đây 23 năm cố Hòa thượng Thích Minh Châu- Viện chủ đầu tiên Học viện Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh đến thăm Thái Lan, được tiếp xúc với với các vị tăng Thái Lan và từng được gặp Hòa thượng Thích Kính Chiếu- vị Tăng trưởng Phật giáo An Nam tông.
Hòa thượng Thích Kính Chiếu đã đưa Hòa thượng đến thăm các ngôi chùa Việt, niềm xúc động sâu sắc với ngài là khi được nghe tiếng tụng Kinh âm tiếng Việt từ các chư tăng An Nam tông. "Hôm nay, duyên lành chúng tôi lại được nghe âm thanh tụng đó của các chư tăng tại chùa Vĩnh Nghiêm để lại trong chúng tôi rất nhiều xúc cảm", Hòa thượng Thích Giác Toàn chia sẻ. Hòa thượng cũng bày tỏ lòng tri ân sâu sắc tới Hoàng gia Thái Lan, Giáo hội Tăng già Thái Lan, các chư tăng An Nam tông đã có việc làm ý nghĩa để cho tông phái xuất xứ từ Việt Nam vẫn tồn tại và phát triển ở Thái Lan.
Tại buổi làm việc, Thượng tọa Thích Viên Trí - Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh giới thiệu tới các thành viên trong đoàn về lịch sử ra đời, cơ cấu tổ chức, chương trình đào đạo… của Học viện Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh.
Hoà thượng Phra Sophonvachiraphorn, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học ahachulalongkornrajavidyalaya, thay mặt đoàn Phật giáo Thái Lan, Phật giáo An Nam tông Thái Lan cảm ơn sự đốn tiếp hoan hỉ, ấm áp của chư tôn đức hòa thượng dành cho Đoàn. Hòa thượng mong muốn Học viện tạo điều kiện cho các chư tăng thuộc Phật giáo An Nam tông được về Việt Nam học tập, nhất là ngôn ngữ tiếng Việt để hiểu hơn về đất nước, con người Việt Nam và văn hóa Phật giáo Việt Nam. Đồng thời Hòa thượng cũng kiến nghị mong muốn Giáo hội Việt Nam trong năm 2019 đăng cai tổ chức Vesak, có thể giới thiệu về Phật giáo An Nam tông trong hoạt động ý nghĩa này, để chứng minh cho sự quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước Việt – Thái.
Hòa thượng Thích Giác Toàn hoan hỉ trước những đề xuất của Hòa thượng Phra Sophonvachiraphorn và mong muốn có sự trao đổi cụ thể bằng văn bản, có thể thông qua Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài để cùng nhau hợp tác đúng quy định luật pháp nhà nước hai bên.
Trong không khí hoan hỉ, các chư tăng hòa thượng hai nước đã có những trao đổi cởi mở, chân tình về Phật pháp và những biện pháp tăng cường giao lưu hợp tác trong tương lai giữa hai Giáo hội với nội dung như Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã nêu trong buổi làm việc với đoàn.
Ngày 5/10, Đoàn đại biểu chư tăng Phật giáo Thái Lan, Phật giáo An Nam tông Thái Lan và một số phật tử kiều bào tại Thái Lan rời Việt Nam, kết thúc chuyến thăm ý nghĩa với nhiều kỷ niệm về đất nước con người có nền văn hóa đắc sắc, trong đó có sự góp phần của văn hóa Phật giáo.