​Đoàn học sinh kiều bào tại Đài Loan thăm Vịnh Hạ Long

​Tiếp tục các hoạt động trong Chương trình Đoàn thiếu nhi kiều bào tại Cao Hùng, Đài Loan (Trung Quốc) sang thăm và giao lưu tại Việt Nam, ngày 10/10, Đoàn đến với Quảng Ninh để tham quan Vịnh Hạ Long.

Đoàn học sinhkiều bào tại Đài Loan thăm Vịnh Hạ Long

Từ Hà Nội đi Hạ Long, quãng đường của Đoàn đã được rút ngắn hơn 2 giờ đồng hồ so với trước đây vì có tuyến đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng vừa mới hoàn thành đưa vào sử dụng chưa lâu. Con đường cao tốc với dải phân cách, đường dẫn, nút giao, sơn kẻ vạch, lan can cầu, biển báo an toàn giao thông hiện đại, cùng cây Cầu Bạch Đằng với các trụ tháp cao lớn nhiều màu sắc đã khiến cho các thành viên nhí quên đi sự mệt mỏi. Các bạn ai nấy đều tranh thủ ngắm nhìn và háo hức, vui vẻ, phấn chấn, cảm thấy như tràn đầy sức sống trước cảnh đẹp choáng ngợp của quê hương Việt Nam.

Quảng Ninh là một trong những cửa ngõ giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đồng thời cũng là cửa ngõ kết nối giao thương với ASEAN và Trung Quốc, là một trong 3 cực tăng trưởng của tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và của cả Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Đến với cảnh quan nơi đây, các thành viên trong Đoàn cảm thấy rất tự hào về đất nước Việt Nam thân yêu. Các em  được tận mắt chứng kiến và hiểu rõ hơn phần nào về đất nước và con người Việt Nam.

Em Đơn Đại Chí, 13 tuổi, học sinh Trường cấp 2 Đại Liêu, thành phố Cao Hùng, Đài Loan (Trung Quốc) thốt lên: “Vịnh Hạ Long thật tuyệt vời, cảnh quan ở đây thật hoang sơ, thật sự em rất muốn khám phá nơi đây”.

Trong khi đó, em Thái Văn Nghiêm, 15 tuổi, học sinh Trường cấp 2 Linh Nhã, thành phố Cao Hùng chia sẻ: “Em chỉ biết Vịnh Hạ Long qua lời kể của mẹ, khi đó, em chưa thấy hứng thú về với Việt Nam. Thế nhưng, hôm nay khi được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Vịnh, em mới cảm nhận được vẻ đẹp nơi đây, Vịnh Hạ Long trước mắt em như một bức tranh vậy, rất hùng vĩ, tráng lệ. Sau chuyến đi này về nước, em sẻ chăm chỉ học tiếng Việt nhiều hơn nữa để khi lớn lên em sẽ về Việt Nam làm việc và được đi tham quan nhiều nơi khác ở Việt Nam”.

Hành trình điểm đảo đầu tiên Đoàn đặt chân đến tham quan là động Thiên Cung. Động Thiên Cung nơi có cảnh đẹp được ví như cung điện của nhà trời. Đường lên Động Thiên Cung vách đá cheo leo, hai bên cây che phủ um tùm, qua một khe cửa hẹp hang động đột ngột mở ra khoảng không bên trên một mặt bằng tứ giác với chiều dài 130m. Càng vào trong ta càng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hết sức sinh động, lộng lẫy do thạch nhũ tạo nên. Trên vách động phía đông như một bức tranh hoành tráng đồ sộ, trong đó nổi lên những nhân vật cổ tích xưa với đường nét mềm mại uyển chuyển, vô cùng tinh tế tới từng chi tiết nhỏ.

Suốt chuyến tham quan, em Lý Vu Tuyên, học sinh Trường cấp 2 Đại Liêu, thành phố Cao Hùng chia sẻ: "Khi bước chân vào hang động Thiên Cung, em có cảm giác như mình đang bước vào cung điện nguy nga với rất nhiều nhũ đá lộng lẫy, muôn sắc màu, vừa mềm mại, vừa duyên dáng, sống động, khiến em ngỡ ngàng, thích thú. Trong chuyến đi này em đã chụp được rất nhiều ảnh, quay được rất nhiều phim, khi trở về trường em sẽ tập hợp thành tư liệu như một cuốn nhật ký hành trình của đoàn, của kỷ niệm khó quên đối với em và em có thể kể cho gia đình và bạn bè về cảnh quan Vịnh Hạ Long”.

Cô giáo Vũ Thương Mến, dạy tiếng Việt ở Trường Linh Nhã, thành phố Cao Hùng cho biết: “Ở Đài Loan, cấp 1 học 3 năm, cấp 2 học 3 năm. Đến cấp 2, các em tự lựa chọn cho mình môn học yêu thích. Các em có thể lựa chọn học tiếng Việt Nam, tiếng của mẹ, hay những ngôn ngữ khác. Các em thường lựa chọn 1 tuần học 2 tiết, em nào học môn nào thì đến lớp đó học, nên trong lớp có rất nhiều các khối, khối lớp 1, khối lớp 2 học lẫn với nhau, mỗi lớp khoảng hơn 20 học sinh.

Sắp tới, chương trình “Học tiếng Mẹ đẻ” của nhà trường được đưa vào chương trình học chính cho năm học 2019. Chương trình sẽ có thời khóa biểu chính thức trong giáo trình dạy học ở cấp 1, còn ở cấp 2 vẫn áp dụng hình thức cho các em lựa chọn môn học mình yêu thích.

Trước khi tham gia Đoàn, hầu hết trong ý nghĩ của các em là về quê mẹ không có gì ấn tượng lắm, các em tự hỏi mình học tiếng Việt không biết để làm gì. Nhưng sau khi tham gia các chương trình hoạt động của Đoàn, tham quan các địa danh của đất nước Việt Nam, các em cảm thấy Việt Nam cũng phát triển như Đài Loan. Có nhiều em hỏi cô giáo: “Cô ơi, làm thế nào để chúng em thường xuyên được học môn tiếng Việt”, “Cô ơi, chúng em sang năm có được quay về Việt Nam nữa không? Chúng em muốn về lắm. Chúng em muốn tham gia những chương trình như thế này lắm. Chúng em muốn đi từ đầu đến cuối đất nước Việt Nam, tại vì quê mẹ trong lòng chúng em chỉ thấy một góc thôi. Chúng em chưa được thấy hết Việt Nam giàu và đẹp như thế nào”. Qua hành trình về thăm đất nước lần này, Việt Nam trong mắt các em là một thế giới khác, con người Việt Nam rất nồng hậu, tốt bụng, nhiệt tình. Các em rất trân trọng chuyến đi này".

Chuyến tham quan thực tế, tìm hiểu về vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long đã để lại trong lòng các giáo viên và các em thiếu nhi kiều bào tại Cao Hùng những ấn tượng đẹp. Các thành viên trong Đoàn cảm nhận rõ được sự hùng vĩ, thiêng liêng của biển, trời Việt Nam, thêm yêu mến và tự hào là người con của đất Việt. Sáng sớm ngày 12/10, đoàn lên đường trở về Đài Loan mang theo nhiều xúc cảm và kỷ niệm.

Huyền Anh

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !