DN tư nhân kiến nghị cần hành lang pháp lý, điều kiện để tham gia thị trường năng lượng
Một số doanh nghiệp đã có những kiến nghị nhằm phát triển thị trường năng lượng Việt Nam tại diễn đàn cấp cao về năng lượng Việt Nam 2020 mới đây.
Thu hút đầu tư tư nhân là một trong những nội dung trọng tâm của Nghị quyết 55/2020/NQ-TW của Bộ Chính trị về Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Bà Bùi Thị Hồng Vân - Giám đốc Công ty Angelin Energy cho biết: Nghị quyết 55 tạo điều kiện giúp những doanh nghiệp tư nhân và nước ngoài như Angelin Energy có cơ hội tham gia mạnh mẽ hơn trong ngành, hợp tác với các nhà đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng và đầu tư dài hạn cho các dự án.
Doanh nghiệp tư nhân kiến nghị cần hành lang pháp lý, điều kiện để tham gia thị trường năng lượng. |
Vừa qua, Công ty có hợp tác với JAPEX - Japan Petroleum Exploration chính thức trở thành đối tác chiến lược của Angelin Energy trong việc xây dựng các dự án khí hóa lỏng quy mô nhỏ (SS LNG) tại Việt Nam.
Tuy nhiên, để có thể nhập khẩu LNG cần giải quyết vấn đề trạm thu và lưu trữ tại đất liền có thể giúp lưu trữ với số lượng lớn, nhưng đòi hỏi đầu tư và vốn lớn.
Theo bà Vân, với LNG iso tank (container bồn để vận chuyển LNG) sẽ không cần đầu tư nhiều về trạm lưu trữ, nhưng vẫn có thể thực hiện đầy đủ các chức năng về nhập và phân phối nguồn nguyên liệu tại cảng như các phương pháp khác.
Tuy nhiên, hiện LNG đã được khai thác tại thị trường Việt Nam, còn LNG iso tank thì vẫn chưa được khai thác nhiều, chưa có cơ chế chính sách cụ thể cho việc NK loại bồn chưa chuyên dụng này.
“Chúng tôi mong muốn việc nhập khẩu ISO tank sẽ được cho phép như một phương pháp để cung ứng tới các nhà máy công suất lớn tại Việt Nam, đồng thời mong muốn được tiếp cận nhiều hơn các thủ tục đăng ký liên quan. Chúng tôi cũng mong rằng các ban ngành liên quan sẽ tạo cơ chế, mở ra cơ hội tốt để các nhà đầu tư FDI có thể đầu tư, nhập khẩu và phát triển các dự án ISO tank tại thị trường Việt Nam”, đại diện Angelin Energy kiến nghị.
Ông Nguyễn Tâm Tiến - Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nam cho biết, Nghị quyết số 55 đã "cởi trói" và tạo niềm tin cho khối doanh nghiệp tư nhân khi đã giải quyết hai vấn đề lớn là cho phép tất cả các thành phần kinh tế đều được tham gia vào phát triển năng lượng, đồng thời, tháo bỏ những rào cản và xoá bỏ độc quyền để tư nhân tham gia vào truyền tải. Đây là đòn bẩy giúp doanh nghiệp tư nhân tham gia vào phát triển năng lượng nhanh và bền vững.
Cho rằng tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân vào cả phát triển nguồn năng lượng và hạ tầng sẽ đẩy nhanh thực hiện các dự án nói riêng và phát triển thị trường năng lượng nói chung, đại diện Tập đoàn Trung Nam nhấn mạnh, với việc ban hành Nghị quyết 55, Đảng, Chính phủ đã cho doanh nghiệp đòn bẩy, nhưng doanh nghiệp cần điểm để đặt đòn bẩy. Nghĩa là cần hành lang pháp lý hoàn thiện, cần cơ chế chính sách thuận lợi, tạo điều kiện để doanh nghiệp bật lên.
Do vậy, ông Tiến kiến nghị các bộ, ngành đưa ra hành lang pháp lý, các điều kiện cần và đủ để tư nhân tham gia vào thị trường năng lượng.
Ông Dương Quang Thành - Chủ tịch Hội đồng Thành viên EVN cho biết, thực hiện Nghị quyết số 55 của Bộ Chính trị, EVN đã xây dựng Chiến lược phát triển của Tập đoàn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, với các tiêu chí, chỉ tiêu bám sát Nghị quyết 55. Ngoài ra, Tập đoàn cũng đưa ra một số chỉ tiêu vượt trước so với Nghị quyết 55 đưa ra; trong đó có việc xây dựng hệ thống lưới điện truyền tải đồng bộ với các trung tâm điện lực, đặc biệt là các trung tâm điện lực năng lượng mới và tái tạo.
Trong Chiến lược phát triển, EVN cũng đưa ra lộ trình xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đẩy mạnh số hóa và phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành chuyển đổi thành doanh nghiệp số.
Tập đoàn phấn đấu đạt 100% trạm biến áp 110kV được điều khiển xa và không người trực sau năm 2020; đối với trạm 220kV là sau năm 2025.
EVN cũng đang nghiên cứu xây dựng các hệ thống nhằm bù đắp sự thiếu hụt của nguồn năng lượng tái tạo vào những thời điểm không phát điện. Cụ thể, Tập đoàn đang nghiên cứu xây dựng Nhà máy Thủy điện Tích năng ở Ninh Thuận - ngay khu vực phát triển điện gió, điện mặt trời. Tập đoàn phối hợp với tư vấn của Mỹ nghiên cứu, lắp đặt các hệ thống tích điện trên toàn hệ thống lưới điện quốc gia, nhằm đảm bảo tích trữ các nguồn năng lượng tái tạo trong thời gian tới.
Ông Thành cho biết, Tập đoàn đang phối hợp với Viện Năng lượng báo cáo Bộ Công Thương đẩy mạnh xây dựng hệ thống lưới điện truyền tải đồng bộ với các nhà máy điện, các trung tâm điện lực để bổ sung vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh, cũng như quy hoạch điện VIII trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết 55.
Minh Thư
Chương trình dán nhãn năng lượng sẽ thúc đẩy phát triển các sản phẩm tiết kiệm năng lượng
Tiết kiệm năng lượng là một đề tài quan trong không chỉ ở thế giới và còn Việt Nam. Chương trình dán nhãn năng lượng của Bộ Công Thương sẽ thúc đẩy việc phát triển các sản phẩm tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam.
Tra cứu QR Code sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất
Ngày 22/12/2020, Bộ Công Thương đã trao giải cho các sản phẩm đạt giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2020 dành cho 54 model sản phẩm thuộc 4 danh mục sản phẩm được chứng nhận.
Đã loại bỏ khoảng 45 triệu bóng đèn sợi đốt ra khỏi thị trường nhờ dán nhãn năng lượng
Chương trình dán nhãn năng lượng được bắt đầu triển khai từ năm 2008 và đã giúp loại bỏ khoảng 45 triệu bóng đèn sợi đốt ra khỏi thị trường. Mục tiêu tới năm 2030, cả nước sẽ tiết kiệm tiêu dùng tích lũy khoảng 10 nghìn tỷ đồng.
54 sản phẩm được trao giải Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2020
Ngày 22/12/2020, Bộ Công thương phối hợp cùng Hội KH&CN Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam đã tổ chức trao giải thưởng “Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2020”.
Doanh nghiệp làm lợi hơn 500 tỷ đồng mỗi năm nhờ giải pháp tiết kiệm năng lượng
Nếu tính theo giá điện công nghiệp trung bình hiện tại, mỗi tháng nhà máy sản xuất thép của Hòa Phát tại Hải Dương tiết kiệm 40,3 tỷ đồng tiền điện nhờ áp dụng các giải pháp tiết kiệm điện.
Đà nẵng đưa vào vận hành nhiều công trình điện mặt trời áp mái
Nhiều công trình điện mặt trời áp mái (ĐMTAM) đã được các điện lực trực thuộc PC Đà Nẵng phối hợp đơn vị liên quan đưa vào vận hành trên địa bàn thành phố.
Đoàn thanh niên EVNHCMC trao tặng hệ thống điện mặt trời mái nhà
Công trình thanh niên “Chung tay sử dụng năng lượng xanh” là một hoạt động hưởng ứng “Tháng tri ân khách hàng” năm 2020 do EVNHCMC phát động.
Hậu Giang có nhiều tiềm năng phát triển điện mặt trời kết hợp nông nghiệp công nghệ cao
Là tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL có tiềm năng bức xạ mặt trời. Ngoài dự án điện theo mô hình cánh đồng quy mô lớn, Hậu Giang còn có thể nghiên cứu phát triển ĐMT trên mái nhà kết hợp phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao.
Hà Tĩnh: Trao thưởng 120 triệu đồng cho các “gia đình tiết kiệm điện”
Chương trình thi đua “Gia đình tiết kiệm điện năm 2020” của Công ty Điện lực Hà Tĩnh đã chọn được 600 “gia đình tiết kiệm điện” để tặng thưởng với tổng kinh phí 120 triệu đồng.
10 dự án nhà máy điện năng lượng mặt trời và điện gió được quy hoạch ở Lâm Đồng
Theo ngành chức năng tỉnh, đến nay đã có 10 dự án nhà máy điện năng lượng mặt trời và điện gió được quy hoạch trên địa bàn Lâm Đồng.