Dinh Độc lập: Khoảnh khắc 2 giờ và 40 năm

Lịch sử ghi nhận xe tăng 390 và 843 (Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2) là đơn vị đầu tiên vào Dinh Độc Lập. 40 năm sau, ngày 30-4-2015, những nhân vật trong bức ảnh "lố nhố người" - đơn vị bộ binh đầ

Hai mươi năm sau Ngày Sài Gòn giải phóng, ngày 30-4-1995, nữ nhà báo người Pháp Phrăng-xoa đờ Muy-dơ, sang Việt Nam. Món quà của bà tặng Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là những bức ảnh bên trong Dinh Độc Lập hắt ra rõ số hiệu hai chiếc xe tăng Quân giải phóng đầu tiên tiến vào Dinh Độc Lập, trên xe "lố nhố người". Từ đây, lịch sử ghi nhận xe tăng 390 và 843 (Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2) là đơn vị đầu tiên vào Dinh Độc Lập.

Dinh Độc lập: Khoảnh khắc 2 giờ và 40 năm - ảnh 1

Cán bộ, chiến sĩ Đại đội 6 bắt giữ tù binh tại Dinh Độc lập. Trong ảnh: Ông Nguyễn Văn Sản (cầm súng, số 1) và ông Nguyễn Thiện Tỉnh (số 2).

40 năm sau, ngày 30-4-2015, những nhân vật trong bức ảnh "lố nhố người" - đơn vị bộ binh đầu tiên cùng xe tăng vào Phủ Đầu Rồng ấy, kể lại.

Khi nhà văn Nam Hà viết: "Xa nhau không hề rơi nước mắt/ Nước mắt để dành cho ngày gặp mặt" trong bài thơ nổi tiếng "Chúng con chiến đấu", có lẽ ông cũng không ngờ sức khái quát và lay động lại lớn đến vậy.

Trong nắng, gió tháng 4 giữa khuôn viên Dinh Độc Lập, tôi sững sờ thấy nước mắt trên những khuôn mặt đàn ông.

Họ là những người lính Đại đội 6 bộ binh (gọi tắt là C6 - Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 9, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2).

Khóc vì hạnh phúc sau 40 năm gặp lại hai chiếc xe tăng 390, 843 tiến vào Dinh Độc Lập năm nào. Họ ôm nhau, ve vuốt từng nòng pháo, từng đoạn bánh xích chiếc xe tăng đồ sộ... và lại khóc. Có thể chính sử chưa nhắc nhiều tới họ, nhưng chắc chắn, những người lính C6 ấy đã thay bao đồng đội ngã xuống để về đích đúng hẹn.

Tóc bạc trắng đầu, ánh mắt kiên nghị, đứng cạnh hai xe tăng (giờ là hiện vật lịch sử trong Dinh Thống Nhất) nguyên Trưởng Tiểu ban Quân lực Trung đoàn 9, ông Nguyễn Trọng Hải nhớ lại: "Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, Quân đoàn 2 được giao nhiệm vụ tiến công phía đông. Nhiệm vụ ban đầu là đánh chiếm Căn cứ Nước Trong và nhiều trọng điểm khác. Quân đoàn 2 đã sử dụng Sư đoàn 304 (chủ lực là Trung đoàn 9) đánh mở màn, đánh bật Lữ đoàn Thủy quân lục chiến 468 của địch, bắn cháy gần 20 xe tăng, xe bọc thép, làm chủ khu vực Nước Trong và nhận được mật lệnh: Tấn công vào nội đô Sài Gòn".

Bên mạn xe tăng nơi mình từng ngồi cách đây 40 năm, ông Nguyễn Văn Đẩu, chiến sĩ C6 nhớ rõ mồn một: "Chiều 29-4, khoảng 17 giờ, tôi nghe anh Tỉnh (Trung tá Nguyễn Thiện Tỉnh, Anh hùng LLVT nhân dân, nguyên Chính trị viên phó Tiểu đoàn 2 - PV) bảo: "Còn anh em nào lên tăng vào Sài Gòn". Thế là anh em chúng tôi lại tức tốc leo lên đi cùng Lữ đoàn tăng 203, vừa đi vừa đánh quyết liệt đến sáng 30-4 thì đến Thủ Đức, bên này sông Sài Gòn. Phía bên kia sông, xe tăng của ngụy chống trả ác liệt. Bộ binh C6 nhảy khỏi xe tăng đánh trả nhưng nhiều đồng chí hy sinh, lúc này C6 chúng tôi còn rất ít anh em".

Ông Nguyễn Thiện Tỉnh bổ sung: "Đúng, C6 lúc đó phân công đồng chí Trần Quốc Ái (Đại đội trưởng C6) và đồng chí Nguyễn Duy Ân (Chính trị viên C6) làm chỉ huy bộ binh đi cùng bảo vệ hai xe tăng, đánh trả địch, tiến vào nội đô. Nếu xe tăng không có bộ binh thì không tiến lên được, mà bộ binh không có xe tăng che chắn cũng khó mà đánh giữa trận địa rất trống trải. Khi xe tăng vừa húc đổ cổng Dinh Độc Lập, anh em C6 vào có nhiệm vụ bắt hết tù binh ngồi xuống bãi cỏ. Độ mươi phút sau, quân và xe tăng, xe bọc thép của ta tràn vào. Một đồng chí đeo xà cột, súng ngắn bước từ hướng xe Zeep đi thẳng vào dinh. Tôi đi cùng đồng chí ấy lên tầng hai để đồng chí ấy bắt toàn bộ nội các chính quyền Sài Gòn. Sau này mới biết đó là đồng chí Phạm Xuân Thệ".

Đã 40 năm, anh lính trẻ trung năm nào mang tên Trần Đức Tình, giờ là một lão nông chính hiệu ở làng Mai (xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) vẫn không quên giây phút lịch sử: "Đến 10 giờ ngày 30-4-1975, mũi thọc sâu của C6 tiếp tục ngồi trên hai xe tăng 843 và 390. Quân số chỉ còn khoảng 14 tay súng. Xe 843 húc vào cổng phụ Dinh Độc Lập liền bị mắc kẹt. Xe 390 liền húc tung cánh cổng chính Dinh Độc Lập, tiến thẳng vào sân dinh.

Ngay đầu cổng Dinh Độc Lập, tôi thấy một nữ nhà báo nước ngoài đang chăm chú chụp hình. Trong sân dinh, hàng chục lính vệ binh đang sẵn sàng hạ vũ khí đầu hàng. Từ trên xe tăng, bộ binh C6 chúng tôi nhảy xuống gồm: tôi (Trần Đức Tình), Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Văn Sản, Trần Mạnh Đề, Chử Đức Hải, Nguyễn Văn Đẩu, Nguyễn Văn Nhân, Nguyễn Xuân Tưởng...

có nhiệm vụ gom toàn bộ số lính ngụy, nhân viên, công chức Dinh Độc Lập đưa vào bãi cỏ sân dinh.

Thấy một người từ xe tăng nhảy xuống, cầm lá cờ giải phóng chạy vào sâu bên trong, tôi và Bùi Huy Linh lao theo. Tới sân thượng chỗ cột cờ, tôi dùng dao găm chặt đứt đầu dây ghì cột cờ rồi từ từ hạ lá cờ vàng ba sọc xuống để đồng chí ấy (sau này mới biết là Bùi Quang Thận) thay lá cờ giải phóng rồi kéo lên đỉnh cột vào 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975".

"Chiếc dao găm đó là chiến lợi phẩm tôi thu được năm 1972 của biệt kích Mỹ. Khoảng năm 1978-1979 tôi không nhớ rõ, Bảo tàng Quân đội về nhà tôi xin hiện vật. Lúc đó tôi đi vắng, nhà tôi ở nhà trao hiện vật và Bảo tàng có giấy biên nhận. Anh em trong xóm tôi về Hà Nội nói lại, có hồi vẫn thấy "dao găm Trần Đức Tình", Đại đội 6, Trung đoàn 9". Sau tôi cũng không biết trưng bày thế nào. Bức ảnh chiến sĩ C6 bảo vệ lá cờ cách mạng, nhà báo Pháp có chụp, giờ cũng chưa thấy ở đâu?" - cựu chiến binh Trần Đức Tình kể lại.

Lịch sử Trung đoàn 9 cho biết, Tiểu đội phó Trần Đức Tình hỗ trợ Bùi Quang Thận cắm cờ, và ngoài Trần Đức Tình còn có chiến sĩ Nguyễn Văn Đẩu bảo vệ cờ. Theo Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, trưa ngày 30-4-1975, bộ binh C6 cùng với lực lượng xe tăng Lữ đoàn 203 là những đơn vị đầu tiên tiến vào Dinh Độc Lập.

Sau đó C6 phối hợp các đơn vị bạn bắt giữ tù binh, thu vũ khí, giữ gìn trật tự.

Ông Lê Văn Minh, nguyên là thượng sĩ, y tá C6 vẫn còn xúc động như ngày nào khi kể về nhiệm vụ sơ cứu thương binh, soát xét từng trường hợp hy sinh của đồng đội, suốt từ trận đánh căn cứ Nước Trong, chốt chặn ngã ba Thái-lan, đánh cầu Sông Buông, vượt cầu Thị Nghè trong mũi đột kích vào Dinh Độc Lập. "Gần 9 giờ ngày 30-4, mũi tấn công vào thành phố qua ngã tư Hàng Xanh gặp một số xe tăng, xe bọc thép địch co cụm ngoan cố chống trả. Một xe tăng của ta bị cháy, lái tăng bị thương, gãy xương đùi, việc của tôi là sơ cứu, cầm máu chống choáng, đưa thương binh lên xe cứu thương của dân cắm cờ chữ thập đỏ...".

Theo Đại tá (cựu chiến binh) C6 Trần Quốc Ái: "Lúc đó đồng chí Bùi Quang Thận rút cờ trên xe 384 chạy thẳng vào Dinh Độc Lập lên nóc dinh cắm cờ. Ba chiến sĩ C6, một người cầm cờ trên hai tay chạy vào hành lang phải của Dinh Độc Lập...".

Y tá Lê Văn Minh nhớ lại bệnh nhân "đặc biệt" của mình: "Tôi nhớ còn lấy lá cờ do đồng chí Đức, Tiểu đội phó A5, B2 đưa cho ba đồng chí Linh, Cảm, Tình của C6. Nhưng đồng chí Cảm cầm cờ chạy trước, húc đầu vào cửa kính trong suốt bị ngã gục xuống, tôi còn phải đưa anh Cảm ra gốc cây trong khuôn viên Dinh Độc Lập sơ cứu...".

Theo các cựu chiến binh C6, 40 năm qua, họ chỉ mong lịch sử cần ghi nhận chi tiết hơn những cống hiến của lực lượng bộ binh C6 trong thời khắc lịch sử. Chỉ ở trong Dinh Độc Lập khoảng hai tiếng, cho đến 13 giờ 30 phút ngày 30-4, đội hình mũi tiến công đột kích gồm xe tăng và bộ binh này lại nhận nhiệm vụ ra đánh chiếm, bảo vệ Tân Cảng. C6 lại tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ quản lý tốt hàng hóa trong kho, thực hiện nghiêm công tác chiến lợi phẩm.

Hai giờ chốt giữ trong Dinh Độc Lập làm nhiệm vụ, trong chiều dài lịch sử 21 năm kháng chiến, rồi 40 năm sau ngày toàn thắng, chỉ là tích tắc, nhưng đó là câu chuyện thời chiến nhân văn, thấm đẫm tình người đối với những người lính C6. 40 năm gặp lại vì nhiều lý do, họ mới có cuộc tương phùng lịch sử, giữa thành phố lịch sử trong thời khắc lịch sử. Trong ký ức các cựu chiến binh C6, buổi liên hoan ăn bữa cơm thân mật ngay sau chiến thắng với sự có mặt ghi nhận và động viên của Trung tướng, Phó Chủ nhiệm TCCT Lê Quang Hòa tại căn cứ Nguyễn Huệ, vốn là trụ sở Lữ đoàn nhảy dù số 2 của địch tại Dĩ An, Bình Dương, chính là dấu mốc không bao giờ quên, dù thăng trầm vật đổi sao dời.

"Sau 40 năm, nhớ lại giờ phút vào Dinh Độc Lập, rồi có ngày trở về, là hạnh phúc tột cùng rồi! Nhiều đồng đội chúng tôi còn chưa tìm thấy xác, không còn mộ" - cựu chiến binh C6 Trần Đức Tình nói -"Đời lính lúc nào cũng tâm niệm: Nhiệm vụ ở chiến trường, chức năng là chiến đấu, trách nhiệm là chiến thắng. Việc còn lại là của lịch sử, của các nhà nghiên cứu lịch sử. Chúng tôi đánh đến Phủ Đầu Rồng là hoàn thành trách nhiệm người lính rồi, còn gì?".

Cắm cờ... hụt.

Trung tướng Lê Nam Phong, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 7 (Quân đoàn 4) kể: "Sáng 29-4-1975, Bộ Tư lệnh Mặt trận Chiến dịch Hồ Chí Minh đã ra lệnh cho cánh quân phía đông (gồm Quân đoàn 2 và Quân đoàn 4) đánh thẳng vào nội đô Sài Gòn.

Trước lúc tiến công, Tư lệnh Quân đoàn 4 Hoàng Cầm đã trao cho tôi lá cờ "quyết chiến quyết thắng" để cắm lên nóc Dinh Độc Lập (mục tiêu của Sư đoàn 7 là chiếm Đài Phát thanh và Dinh Độc Lập). Đó là vinh dự to lớn cho Sư đoàn 7 và cho cá nhân tôi. Sáng 30-4-1975, tôi ngồi trong xe bọc thép tiến vào nội đô Biên Hòa. Tánh tôi rất nóng nảy nên thấy ổ súng của địch là tôi cho đại liên và B40 "dọn dẹp" nhanh chóng. Đến cầu Ghềnh, do mặt cầu quá hẹp, xe bọc thép không thể qua được. Lòng tôi như có lửa, ra lệnh bỏ đường Biên Hòa - Thủ Đức, quay ra quốc lộ 1. Đến quốc lộ, xe bọc thép lừ lừ tiến lên, dòng người đổ ra chào đón quân giải phóng đông kín mặt đường, xe kẹt cứng".

Ông Nguyễn Ngọc Sơn (Ba Sơn), nguyên Trưởng Công an quận Bình Thạnh, kể: "Để đón quân giải phóng, tình báo công an chúng tôi đã vận động cơ sở cách mạng may hàng nghìn lá cờ giải phóng. Hôm ấy, ngay cầu Thị Nghè, chúng tôi đưa ra 12 loa xài pin, vận động quần chúng ra đón quân giải phóng vào.

Không ngờ đồng bào vui mừng quá, tràn ra ách tắc khu vực cầu Thị Nghè".

Trung tướng Lê Nam Phong kể tiếp: "Thấy thời gian còn quá ít, tôi nhảy khỏi xe, gọi chiến sĩ lái hon-đa đến, bảo "chở mình chạy nhanh vào Dinh Độc Lập".

Đến cầu Thị Nghè, đoàn người đón quân giải phóng đông nghịt, đồng chí trợ lý tác chiến báo cáo: "Chiến sĩ Bùi Quang Thận (Quân đoàn 2) đã cắm lá cờ của Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam Việt Nam lên nóc Dinh rồi". Tôi ngồi trên xe hon-đa chạy thẳng vào trong sân, vừa qua cổng thì Phó Tư lệnh Quân đoàn 2 Hoàng Đan kêu lại: "Nam Phong, Nam Phong, giờ chúng tôi bàn giao Dinh Độc Lập cho Sư đoàn 7 (Quân đoàn 4) làm nhiệm vụ quân quản. Ê-kíp ông Tổng thống Dương Văn Minh đang ở trên tầng 2, chúng tôi đã cho canh gác cẩn thận. Nam Phong đừng buồn nữa, tất cả chúng ta đều là người chiến thắng!".

Trong cuộc hội ngộ sau 40 năm, vẫn có những người không thể vào TP Hồ Chí Minh để gặp đồng đội, vì nghèo, vì mưu sinh, vì thương tật... Ông Cao Tiến Bang, người xung phong ôm bộc phá đánh sập đồn địch tại căn cứ Nước Trong - mở đường cho đồng đội của ông và quân ta tiến vào Sài Gòn - (bị thương rất nặng không thể vào Dinh Độc Lập) viết cho một đồng đội khác: "Bang bây giờ chân phải động mạch bị nối, thỉnh thoảng nó lại giật, đi lại hạn chế. Bang nhớ bị hất xuống hố bom, phải uống nước phân mà sống. Nhớ thương đồng đội quá, cùng chiến đấu và đã cứu sống Bang. Đặc biệt có "Minh Hải Dương" (Y tá Lê Văn Minh). Bang cảm tạ vô cùng. Ngày hôm nay nhận được điện của Minh như nhận lệnh của Quân ủy Trung ương năm 1975 vậy. Hứa: Cho đến ngày hôm nay vẫn giữ vững phẩm chất Anh Bộ đội Cụ Hồ".

Theo Nhân Dân

(Tựa bài do Infonet đặt lại)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !