Điều trị thành công chứng co giật nửa mặt

Bằng phương pháp phẫu thuật giải ép vi mạch, Bệnh viện Quốc tế City đã điều trị thành công ca bệnh co giật nửa mặt.

Bệnh nhân khỏi co giật sau phẫu thuật

Nam bệnh nhân N.H.T (37 tuổi, ngụ ở Bình Dương) nhập viện với triệu chứng nửa mặt trái, mắt và miệng giật liên tục. Qua khai thác bệnh sử, khám bệnh và chụp MRI não phát hiện dây thần kinh số VII bên trái của bệnh nhân bị một mạch máu chèn ép. Bệnh nhân được chẩn đoán bị co giật nửa mặt trái.

Các bác sĩ quyết định chọn phương pháp phẫu thuật giải ép vi mạch dây số VII. Sau 2 giờ phẫu thuật, dây thần kinh đã được giải áp thành công.

BS.CK2 Lê Trọng Nghĩa, Khoa Ngoại thần kinh cho biết, co giật nửa mặt (hay co thắt cơ nửa mặt) là một rối loạn chức năng của dây thần kinh mặt (dây thần kinh số VII). Chứng bệnh này có biểu hiện đặc trưng đầu tiên là bị giật ở mí mắt, thời gian sau sẽ tiến triển đến giật các cơ vùng gò má và lan dần đến toàn bộ một bên mặt.

Hình ảnh dây thần sinh số VII bị chèn ép trên phim chụp.

Cơn co giật cơ mặt có thể gây mất ngủ, hạn chế khả năng nhìn làm cản trở những hoạt động hằng ngày như đọc sách, xem ti vi hoặc lái xe, và đặc biệt là vấn đề thẩm mỹ làm bệnh nhân mất tự tin trong giao tiếp. Có người phải chịu đựng đến vài chục năm vì không biết cách điều trị và dẫn tới trầm cảm, ức chế.

Khi có những dấu hiệu như vậy, người bệnh nên đến những bệnh viện có chuyên khoa sâu về Nội-Ngoại thần kinh để được khám và chẩn đoán chính xác. Điều trị bệnh lý này có nhiều cách, trong những trường hợp nhẹ có thể dùng các thuốc dạng uống, hoặc tiêm các thuốc liệt cơ vào các cơ bị co thắt. Tuy nhiên đa số các trường hợp sẽ tái phát và nặng dần lên, phương pháp tối ưu vẫn là phẫu thuật.

An Nhiên

Ngồi trong ô tô có cần chống nắng?

Khi trời nắng, tia cực tím hoạt động càng mạnh, trong đó tia UVA có khả năng xuyên qua cửa kính ô tô. Đây là tác nhân gây lão hóa, nám, thậm chí là ung thư da.

Ba thói quen uống nước gây hại cho cơ thể vào ngày nắng nóng

Ngày hè nắng, người dân thường muốn uống ly nước lạnh giúp giải tỏa cơn nóng, khát. Tuy nhiên, hành động này lại vô tình gây hại cho cơ thể.

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Đang cập nhật dữ liệu !