Điều tối kỵ khi bị ngộ độc thực phẩm

Theo các bác sĩ nếu có hiện tượng ngộ độc thực phẩm lại cố uống thuốc cầm tiêu chảy hay nôn ói thì bệnh càng nặng hơn thậm chí có thể gây nhiễm trùng tạng.

Bát canh chua để từ trưa có nguy cơ nhiễm khuẩn gây ngộ độc thực phẩm.

Suýt chết vì bát canh

Chị Đỗ Thị Hà – Hà Đông, Hà Nội không thể nào quên được việc chị đã chạm tới tử thần. Chị Hà kể, cách đây vài tháng gia đình về quê hết, chỉ còn chị ở lại Hà Nội. Khi đi làm về, chị Hà thấy bát chua nấu từ buổi trưa cho vào lò vi sóng quay lên ăn tạm.

Khi ăn cơm từ 7h tối thì đến khoảng 12h đêm, chị Hà đau bụng dữ dội kèm theo nôi ói, tiêu chảy. Cơn đau khiến chị không chịu nổi nên chị Hà vội vàng vào tủ thuốc gia đình lấy viên thuốc cầm tiêu chảy và giảm đau ra uống.

Kết quả, chị đỡ đau hơn và chỉ còn đi tiêu chảy 1,2 lần nữa. Mệt quá, chị chìm vào giấc ngủ. Đến buổi sáng ngủ dậy, chị Hà thấy da người phỏng đỏ rát, người sốt cao mệt mỏi.

Chị Hà vội vàng nhờ hàng xóm đưa vào bệnh viện cấp cứu. Tại BV 103 bác sĩ cho biết chị bị ngộ độc thực phẩm nặng và có dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân do chất độc lưu cữu lại.

Sai lầm của chị Hà đó là khi có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm lại uống thuốc cầm tiêu chảy để chất độc không được thải ra bên ngoài. Chị Hà phải điều trị cả tháng. Từ sau đợt ngộ độc đó, chị không còn muốn ăn nhiều. Đường tiêu hóa cũng yếu hẳn, ăn đồ lại là bụng ậm ạch, khó chịu. Đây cũng là bài học cho chị về việc sơ cứu ngộ độc thực phẩm như thế nào.

Trường hợp của anh Hoàng Văn Thành – 41 tuổi, Linh Đàm, Hà Nội cũng tương tự. Anh Thành đi ăn ở ngoài về thì đến chiều miệng nôn, trôn tháo. Mẹ anh đưa cho anh viên thuốc loperamid cầm tiêu chảy có sẵn ở nhà. Ngay sau khi uống thuốc hiện tượng giảm. Tuy nhiên nửa đêm anh Thành lại đau bụng kèm theo sốt cao.

GS Nguyễn Khách Trạch - BV Đa khoa An Việt

Bác sĩ cho biết anh bị nhiễm trùng đường tiêu hóa do ngộ độc thực phẩm lại uống thuốc cầm tiêu chảy làm cho chất độc lưu cữu trong ruột gây nhiễm trùng đường tiêu hóa nặng.

Vì sao tiêu chảy không được uống thuốc cầm?

Theo GS Nguyễn Khách Trạch – nguyên Trưởng Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ tại BV Đa khoa An Việt, khi bị tiêu chảy nhiều người vội vàng uống thuốc cầm tiêu chảy mà quên rằng tùy theo nguyên nhân. Trường hợp nguyên nhân do ngộ độc thực phẩm nếu uống thuốc cầm tiêu chảy thì cực kỳ nguy hiểm.

Khi ngộ độc thực phẩm do chất độc nào đó hoặc do vi khuẩn, nấm men, điều đầu tiên được các bác sĩ ưu tiên đó là cho đường ruột thải bớt chất độc, vi khuẩn… ra ngoài nhằm giảm mức độ bệnh. Nếu uống ngay thuốc cầm tiêu chảy, có thể sẽ khiến cho bệnh càng trầm trọng hơn vì độc tố, vi khuẩn không được thải ra ngoài mà tồn tại trong dạ dày, đường ruột gây nên tình trạng nhiễm trùng nặng.

Theo bác sĩ Trạch, ngộ độc thực phẩm có thể do nhiều tác nhân trong đó có ngộ độc do Salmonella. Đây là loại nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn, thường xảy ra trong giai đoạn ngắn. Biểu hiện nhiễm độc do độc tố của vi trùng là buồn nôn, nhức đầu, choáng váng… sốt, nôn, tiêu chảy nhiều lần, phân nhiều nước đôi khi có máu.

Còn ngộ độc thực phẩm do tụ cầu (staphylococcus) ban đầu người bệnh thấy chóng mặt, buồn nôn, nôn dữ dội, đau quặn bụng, tiêu chảy, đau đầu, mạch nhanh, có thể sốt nhẹ.

Khi bị ngộ độc thực phẩm, nguyên tắc đầu tiên làm làm sao tống hết chất độc ra ngoài. Cách gây nôn đơn giản nhất mà hiệu quả là uống một hơi hết 1 cốc nước pha muối (0,9%) rồi dùng tay móc họng, ngoáy vào họng để gây nôn. Nếu không kịp pha nước muối thì có thể uống nước lọc rồi dùng ngón tay trỏ đè vào gốc lưỡi, ép cơ thể nôn được càng nhiều các thức ăn trong dạ dày ra càng tốt. Sau khi gây nôn, nếu thấy nôn ra được hầu hết thức ăn thì để người bệnh nằm nghỉ, nhưng phải theo dõi sát và nếu có bất cứ triệu chứng gì khác lạ cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Sau đó tiến hành các biện pháp bù nước cho nạn nhân. Có thể bù nước bằng cách uống orezol pha theo tỷ lệ khuyến cáo của thuốc. Uống orezol để tránh tình trạng mất nước. Sau đó đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.

Tuyệt đối không uống bất cứ loại thuốc cầm tiêu chảy hay bất cứ loại thuốc giảm đau nào. Các chất độc có tự nhiên trong thực phẩm có khá nhiều loại mà đôi khi chúng ta vô tình gặp phải như các loại cá độc, nấm độc, thức ăn bị ôi thiu… Vì vậy cần hết sức cẩn trọng với dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm để sơ cứu và điều trị kịp thời.

Khi bị tiêu chảy, việc đầu tiên cần nghĩ đến là bù nước và điện giải bằng dung dịch oserol (có bán tại các nhà thuốc). Chỉ có điều cần pha đúng tỷ lệ theo hướng dẫn trên bao bì để được dung dịch đạt tiêu chuẩn. Tránh pha loãng quá hoặc đặc quá sẽ gây hại cho cơ thể.

K.Chi

Mận khô California - món ăn nhẹ nhiều dưỡng chất, thơm ngon và tiện lợi

Mận khô California được lựa chọn như một thực phẩm cao cấp cho một bữa ăn nhẹ lành mạnh.

Bệnh viện FV dành gần 200 tỷ đồng đầu tư hệ thống xạ phẫu bằng robot tích hợp AI

Bệnh viện FV vừa công bố đầu tư hệ thống xạ phẫu CyberKnife S7 - hệ thống xạ phẫu bằng robot có thể điều trị khối u ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể mà không cần phẫu thuật.

Cô giáo trẻ vượt 300km ra Hà Nội 'xẻ' một phần gan cứu em trai '9 phần tử vong'

Tìm mọi cách để cứu chồng đang nguy kịch, vợ anh K. sẵn sàng hiến gan nhưng bác sĩ thông báo chỉ số không phù hợp. May mắn, người chị gái làm nghề giáo viên đã kịp thời vượt 300km có mặt để cứu em trai.

Hành động đẹp của phụ xe dành cho vị khách đặc biệt trên chuyến xe cuối năm

Kết thúc buổi truyền hóa chất cuối cùng năm Giáp Thìn, nữ bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, bị liệt 2 chân lên nhầm xe khách. Chỉ có một mình, chị vội vàng gọi điện cho nhà xe đặt trước đó và nhận được hành động đẹp của người phụ xe.

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Đang cập nhật dữ liệu !