Dịch vụ ly hôn cho người Việt tại Mỹ nở rộ, do đâu?

Cuộc sống hôn nhân của người Việt tại Mỹ có những ràng buộc lớn hơn cả tình yêu. Giờ đây, khi xu thế gia đình thay đổi, những người phụ nữ Việt đã và đang lựa chọn cuộc sống tốt hơn cho mình.

Giana Nguyễn, ca sĩ, nhạc sĩ kiêm giáo viên dạy Piano đã quyết định ly hôn sau 9 năm chung sống. Cô gọi mình là "Một người ủng hộ mạnh mẽ cho việc sống thật".

Người Việt tại Mỹ và ràng buộc hôn nhân

Mimi Hồ, 48 tuổi, một người Việt tại Mỹ, làm nghề vú em, hiện đang sống ở San Jose, California, Mỹ. Ngoài nghề chính, cô phải làm thêm, bán quần áo để kiếm sống. Cô có một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, và nó khiến cô cảm thấy như đang bị một sợi dây thừng trói chặt. Cô chịu đựng.

Hồ sống không được nhận chút tình cảm nào. Nói cách khác, cô đang phục dịch cho chính cuộc sống của mình. “Hết làm việc này rồi lại tới việc khác, nấu ăn, lau chùi, may vá, tôi làm đủ cả”, cô ngậm ngùi.

Mỗi khi có ý tưởng buông bỏ, trốn chạy khỏi địa ngục này, cô bị ngăn cản bởi áp lực gia đình. Cô sẽ nhận được cuộc gọi từ mẹ mình, van xin cô hãy ở lại và tiếp tục cố gắng chịu đựng. Trong gia đình, chỉ có cô em gái ruột duy nhất vốn sinh ra tại Mỹ tên là Susie ủng hộ và nỗ lực thuyết phục cô làm theo những gì mình thực sự mong muốn.

“Chị có còn biết tự tôn trọng chính mình không vậy? Đây là nước Mỹ cơ mà!”, người em gái nói với chị.

Cuối cùng, Hồ cũng đã có một quyết định mạnh mẽ trong đời. Ly hôn sau 16 năm sống mà không có niềm vui nào kể từ 2015. Hồ trở thành một trong số những người Việt tại Mỹ đã ly hôn, dù trong 4 thập kỷ qua, đây là điều đại kỵ với lớp người Việt nhập cư ở Mỹ. 

Người Việt tại San Jose, California (Mỹ).

Nhiều người đến với nước Mỹ sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, trở thành người Mỹ gốc Việt. Họ cố gắng không bao giờ nhắc tới chuyện này một lần nữa, hoặc để gia đình mình phải đối mặt với sự chia ly đau đớn, điều đã từng rất ám ảnh họ trước đây. Họ buộc phải gây áp lực lên con cái của mình hoặc chính bản thân mình để giữ cho gia đình được yên ấm. Quan trọng hơn, họ giữ được nguyên vẹn một gia đình thực sự.

Tỷ lệ ly hôn của người Việt tại Mỹ

Theo số liệu của Liên Hợp Quốc về gia đình, Việt Nam vẫn luôn giữ tỷ lệ ly hôn ở mức thấp nhất trên thế giới. Tỷ lệ người Việt Nam ly hôn còn thấp hơn một phần mười so với Hoa Kỳ, một trong những quốc gia có tỷ lệ ly hôn cao nhất trên thế giới.

Sở dĩ tỷ lệ này không cao một phần bởi số đa trong cộng đồng người Việt tại Mỹ là người Công giáo, có truyền thông văn hóa gia đình. Thêm vào đó, nhiều người Việt tại Mỹ đến đất Mỹ chỉ với một vài đồ đạc thiết yếu nhất, thậm chí có những người còn tới đây với hai bàn tay trắng, theo đúng nghĩa đen.

Cách sống thành từng nhóm tụ lại với nhau giúp họ cùng nhau đối phó với những thách thức của rất nhiều những điều mới. Trong đó có việc học một ngôn ngữ mới, tạo ra cuộc sống mới và thích nghi với cuộc sống đó ở một nơi “đất khách quê người”.

Tuy nhiên, qua nhiều thập kỷ, trong nhóm người Việt tại Mỹ nói riêng và nước ngoài nói chung đã có nhiều thay đổi nhất định. Ngày nay, tỷ lệ ly hôn của người Việt Nam nhập cư tại Mỹ, mặc dù vẫn thấp hơn mức trung bình, nhưng vẫn đang trên đà tiến gần hơn tới mốc này.

Theo một nghiên cứu về dữ liệu điều tra dân số của Mỹ, được thực hiện bởi nhà xã hội học Philipin Cohen thuộc Đại học Maryland, có khoảng 16 vụ ly hôn trên 1.000 cuộc hôn nhân trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Trong khi đó, con số trung bình của tỷ lệ này trên toàn nước Mỹ là 19/1.000.

"Trước đây, mọi người thường phải chịu sức ép của hôn nhân vì tài chính hoặc vì họ được tài trợ để cùng nhau đến đất nước này, hoặc đơn giản là do lối suy nghĩ truyền thống về hôn nhân của người Việt. Họ không nhận sự giúp đỡ vì xấu hổ", Linda Võ, giáo sư nghiên cứu người Mỹ gốc Á tại UC Irvine cho biết.

"Một khi họ nhìn thấy nhiều người khác đưa ra được những quyết định mạnh mẽ, họ thấy những việc như thế này đang trở nên phổ biến hơn. Họ có thể quyết định ngay rằng mình cần phải làm những gì”.

Đã dễ dàng hơn khi nói đến ly hôn

Trong những khu phố như Little Saigon thuộc Quận Cam, một trong những khu vực của người Việt Nam nhập cư tại Mỹ, bạn có thể thấy những minh chứng rõ rệt nhất cho điều này.

Little Saigon, Quận Cam.

Đây là khu vực có mật độ người di dân Việt Nam cùng con cháu, gia đình họ sinh sống nhiều nhất. Không khó để bắt gặp những người bán hàng rong trên những chiếc xe hơi nhỏ có gắn biển chào hàng. Điều đặc biệt là những biển quảng cáo này đang mời chào cho những dịch vụ ly hôn một cách thuận tiện.

Bên cạnh đó, cũng không thiếu những mẩu tin với nội dung tương tự được phân phát như tờ rơi, hay được dán tại các bảng tin, trên thân cây. Họ cũng chăng đèn để quảng cáo các dịch vụ làm thủ tục ly hôn nhanh, gọn nhẹ. Dịch vụ này thường sẽ làm việc với luật sư để xử lý những vấn đề như trợ giúp quốc tịch, thẻ xanh hoặc thị thực sinh viên. Ly hôn chưa bao giờ thuận tiện đến thế.

Một số quảng cáo cũng đang mờ chào những dịch vụ về trợ giúp xin thị thực nhập cư để người Việt Nam tại Mỹ có thể đưa vợ hoặc chồng là người Việt Nam vào Những tờ quảng cáo khác thường hay sử dụng cụm từ "không đau đầu" để chào mời các cặp vợ chồng muốn chia tay.

Tina Phạm Bạch Tuyết, luật sư chuyên về luật gia đình của Westminster, cho biết, khoảng 70% trường hợp của mà cô đang hỗ trợ liên quan đến vấn đề ly hôn. Trong tuần vừa qua, cô phải trả lời rất nhiều các câu hỏi về ly thân. Trong đó bao gồm các vấn đề như cách giải quyết, vấn đề tiền cấp dưỡng, hỗ trợ trẻ em và nhiều các vấn đề khác trên đài phát thanh và chương trình truyền hình thường ngày của cô.

"Tôi trả lời những vấn đề như thế này một cách cởi mở và công khai. Và thực tế là mọi người nhìn nhận những điều chúng tôi đang làm rất nghiêm túc và đầy tôn trọng khi chúng tôi mạnh dạn và không giếm hay né tránh chủ đề đó", cô nói. "Đôi khi cũng có một số người đàn ông hỏi tôi rằng: 'Tại sao cô mang nó lên truyền hình làm gì? Vợ tôi không bao giờ biết cô ấy đã được hưởng phúc lợi của tôi”.

Thế hệ người Mỹ gốc Việt trẻ tuổi đang thúc đẩy một cuộc sống tích cực hơn

Các cơ quan cộng đồng người Việt tại Mỹ không thu thập số liệu thống kê nào về ly hôn, nhưng Phạm nói rằng, rõ ràng là những gia đình người Việt tại Mỹ đã trở nên linh hoạt và chủ động hơn trong nhiều năm gần đây.

Bà nói: "Trước đây, cha mẹ có quyền được xen vào hay quyết định sống cuộc sống riêng của gia đình con cái. Họ luôn cố gắng tránh làm gia đình đổ vỡ, vì họ biết rằng cha mẹ hoặc ông bà của họ cũng đã làm như vậy.

Giờ đây, đến lượt đứa trẻ của họ đang thúc giục bố mẹ ly hôn khi cuộc sống tinh thần trong gia đình quá nghèo nàn. Họ được đi học ở môi trường tiên tiến này và họ không ngần ngại tiếp nhận lối sống phương Tây. Họ hỏi bố mẹ của mình: ‘Nếu bố mẹ sống với nhau mà khốn khổ như vậy, tại sao lại ở lại với nhau?’’.

Không chỉ có các cặp vợ chồng quyết định chia tay nhau, họ còn sẵn sàng làm việc này thông qua những vụ kiện", theo Lynn Quách, người đang thực tập trong lĩnh vực ly hôn tại Newport Beach.

"Trước đây, tôi luôn muốn được ổn định, nhưng với ngày nay, mọi người thường cố gắng để có được cuộc sống công bằng và họ đã thoải mái hơn khi xã hội dần chấp nhận điều này, khi người Việt Nam nói tiếng Anh tốt hơn, họ có thể ra tòa mà không ngần ngại”.

Bà Phạm cho biết, còn có một yếu tố khác đóng vai trò không nhỏ trong tỷ lệ ly hôn đang gia tăng ngày nay đối với người Mỹ gốc Việt. Hiện không ít những người Việt tại Mỹ, sau khi trở về Việt Nam để thăm thân hoặc đi du lịch, họ đã gặp được những người phụ nữ trẻ hơn hay những người nam giới mà họ có cảm tình. Không những thế, một số người Việt Nam nhập cư tại Mỹ khi về thăm Việt Nam thậm chí còn kết hôn với những người bạn mới này tại quê hương.

(Còn tiếp…)

Hữu Danh

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !