Địa điểm đi chơi Trung thu 2017 ở Hà Nội

Hoàng Thành Thăng Long, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Quảng trường SVĐ Quốc gia Mỹ Đình là những nơi sẽ tổ chức nhiều hoạt động hấp dẫn dịp Trung thu năm nay.

Dịp Trung thu năm nay sẽ có nhiều hoạt động ý nghĩa phục vụ người dân Thủ đô.

Từ ngày 01-10/10/2017, tại Quảng trường Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình (đường Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm) sẽ diễn ra Liên hoan du lịch - Hội chợ triển lãm thương mại nghề truyền thống quận Nam Từ Liêm - Hà Nội năm 2017. Hội chợ thu hút 250 gian hàng tham gia, chia thành 4 khu: Khu gian hàng triển lãm làng nghề và doanh nghiệp thuộc quận Nam Từ Liêm; Khu gian hàng đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ; Khu gian hàng thương mại tổng hợp; Khu gian hàng dịch vụ ẩm thực.

Những mặt hàng được bày bán chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, mỹ thuật, nghệ thuật; sành sứ, hàng thủy tinh; trang trí nội ngoại thất; tin học, đồ điện tử, điện lạnh; kim khí; đồ lưu niệm; hàng công nghệp; nông nghiệp; chế biến lương thực, thực phẩm; dệt may, thời trang; đồ gia dụng và một số mặt hàng khác trong nước.

Các hoạt động nổi bật trong suốt quá trình tổ chức của Hội chợ gồm: Hoạt cảnh làm cốm, làm bún; Hội thi Kéo lửa thổi cơm thi; Nghi lễ rước Cốm, Bún; Hoạt động trưng bày, triển lãm, giới thiệu nghề truyền thống; Liên hoan văn hóa dân gian: trình diễn ca trù, chầu văn, chèo, cải lương và một số điệu múa dân gian; Trải nghiệm một số công đoạn làm sản phẩm thủ công truyền thống; Tổ chức các trò chơi dân gian: kéo co, đập niêu đất, nhảy bao bố, bịt mắt bắt dê… Tối ngày 4/10 (15/8 âm lịch): Tổ chức chương trình văn nghệ “Đêm hội trăng rằm”.

Tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, vào lúc 9h ngày 23/9 sẽ diễn ra Chương trình tổng duyệt với chủ đề “Trải nghiệm làm đồ chơi Trung thu”. Chương trình có sự tham gia của các em học sinh đến từ một số trường Tiểu học và THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chương trình này là cơ hội để khách tham quan, đặc biệt là các em nhỏ được khám phá những nét văn hóa truyền thống trong dịp Tết trông trăng. Tham gia hoạt động này có sự góp sức của hơn 200 tình nguyện viên đến từ các trường THPT và đại học ở Hà Nội.

Đến với buổi tổng duyệt, các em nhỏ sẽ được các nghệ nhân dân gian hướng dẫn làm đồ chơi dân gian như: Ông Tiến sĩ giấy, ông đánh gậy, đèn ông sao, ông sư, con thỏ, kéo quân, nặn tò he, hoa quả bằng bột, con giống chuyển động, trống bỏi, tô vẽ đầu lân, mặt nạ, tàu thủy sắt tây. Ngoài ra sẽ có các phần ttrình diễn và hướng dẫn làm bánh dẻo, cốm Vòng, cắt tỉa hoa quả và bầy mâm cỗ Trung thu. Các em nhỏ sẽ được chơi các trò chơi dân gian như: chơi chuyền, rải ranh, đánh búng, ô ăn quan, cờ gánh, lúa ngô, tu tu, nhảy bao bố, kéo co, kéo co ếch...

Tiếp đó, vào ngày 30/9 và 01/10/2017 (ngày 11&12/8 âm lịch), Bảo tàng sẽ tổ chức chương trình Trung thu 2017: Sắc màu văn hóa Đồng Tháp. Điểm nhấn của chương trình là giới thiệu đến khách tham quan những nét văn hóa của con người vùng sông nước Tháp Mười thông qua hoạt động trình diễn Hò Đồng Tháp, dệt choàng Hồng Ngự và hướng dẫn làm đèn Trung thu từ lon sữa bò, tết lá dừa. Đặc biệt, du khách có cơ hội thưởng thức hương vị ẩm thực cùng các sản vật của vùng đất “sen hồng” như: gỏi ngó sen, chả giò sen, cơm trộn sen, cơm vắt huyết rồng… Bên cạnh đó, Bảo tàng vẫn duy trì tổ chức các hoạt động gắn với Tết Trung thu truyền thống như: múa lân sư, hướng dẫn làm bánh dẻo, cốm Vòng, cắt tỉa hoa quả, làm đồ chơi và chơi các trò chơi dân gian. Chương trình có sự phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Tháp.

Cùng quãng thời gian này, tại Hoàng Thành Thăng Long sẽ diễn ra nhiều hoạt động mang ý nghĩa Trung thu trên đất hoàng cung xưa – Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội. Đây sẽ là sự tái hiện những lễ hội Trung thu của các đời vua, bên cạnh các hoạt động trải nghiệm làm tò he, đèn con thỏ, làm bánh Trung thu, xem rối nước… Năm nay, chương trình Trung thu ở Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội sẽ kéo dài từ 28/9 - 4/10. Đêm bế mạc sẽ có hoạt động Đêm rằm phá cỗ kéo dài từ 19h đến 21h30 để các em nhỏ vừa vui chơi vừa trông trăng tại sân Đoan Môn.

Việc tổ chức Trung thu ở Hoàng thành Thăng Long sẽ khác biệt so với nhiều nơi, bởi di tích này gắn với nhiều hoạt động đón Tết đoàn viên của các đời vua. Từ đời vua Lý Nhân Tông (niên hiệu Anh Vũ Chiêu Thắng (1076 - 1084) đã đón Trung thu với lễ cúng tổ tiên và hội đua thuyền trên sông Trường Lô. Tuy nhiên, hiện nay chưa đủ các căn cứ để dựng lại Trung thu của cung vua thời xưa.

Đến Hoàng thành Thăng Long, các em nhỏ được xem Chùm ảnh về Tết Trung thu trong bộ tranh khắc của Henri Oger. Trong quá trình sinh sống ở Hà Nội cũng như đồng bằng Bắc bộ, Henri Oger đã khắc vẽ lại những gì ông tận mắt nhìn thấy về đời sống của người dân bản xứ, trong đó có Tết Trung thu.

Thông qua tư liệu ảnh của nhiếp ảnh gia người Pháp Al Kant, lần đầu tiên những đồ chơi Trung thu phục chế lại từ những nguyên liệu truyền thống được bày bán trong cửa hàng phố cổ Hà Nội. Các em nhỏ còn được gặp các nhà nghiên cứu dân gian, nghệ nhân để lắng nghe các câu chuyện về Trung thu xưa và nay. Tạo ra hoạt động Trung thu có chiều sâu suy ngẫm là điều khác biệt của mỗi dịp Tết trông trăng ở Hoàng thành Thăng Long.

Được biết, đây là năm thứ hai Trung tâm Di sản Hoàng thành Thăng Long tổ chức vui Tết Trung thu tại sân Đoan Môn. Trong lần tổ chức đầu tiên vào năm 2016, hàng nghìn thiếu nhi và phụ huynh đến khu di sản để đi cầu tre gánh lúa, bập bênh, kéo co, ném vòng, ngựa gỗ, chơi chuyền, chơi ô ăn quan, pháo đất, bịt mắt đánh trống và nhảy bao bố.

Hoàng Nam

Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê

Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu

Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.

45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?

Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Quy định mới về chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con

Từ năm 2025, chế độ thai sản dành cho lao động nam khi vợ sinh con sẽ có những thay đổi.

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Đang cập nhật dữ liệu !