Đi tìm sự thật về hiện tượng cá Koi chết trên sông Tô Lịch

Sau đúng 2 ngày chuyên gia Nhật Bản thả cá Koi xuống sông Tô Lịch, thì xuất hiện tình trạng cá chết, khiến nhiều người dân lo ngại về tính hiệu quả của dự án. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, nếu môi trường không đạt thì số lượng cá chết sẽ là cả đàn chứ không riêng một vài cá thể.

Sau khi các chuyên gia Nhật Bản thả cá Koi (cá chép Nhật Bản) xuống sông Tô Lịch (khu vực thử nghiệm xử lý nước thải -PV) để chứng minh mức độ sạch của con sông trên sau quá trình xử lý bằng công nghệ Nano – Bioreactor của Nhật Bản. Tuy nhiên, chỉ 2 ngày thả xuất hiện hiện tượng cá bị chết.

Hiện tượng cá chết bắt đầu từ trưa ngày 18/9.

Nhiều người đã lo ngại rằng, hiên tượng cá chết là do môi trường nước sông chưa sạch.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nhiều người dân Thủ đô lại cho rằng, hiện tượng cá chết ở sông Tô Lịch, có thể do việc thay đổi môi trường sống, cá chưa kịp thích nghi với nên hiện tượng cá chết là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Theo ghi nhận của PV Infonet, vào chiều ngày 22/9, tại khu vực thả cá Koi trên sông Tô Lịch, ở đây không có mùi hôi thối và nước khá sạch sẽ.

Khu vực thả cá Koi trên sông Tô Lịch được che chắn cẩn thận.

Phía dưới lòng sông, các chuyên gia Nhật Bản đã gia cố cọc chôn xuống đáy sông để quây lưới thành một khu có kích thước dài 12m,  rộng 25m sát bờ phía đông phố Nguyễn Đình Hoàn (Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội).

Ngoài che chắn cẩn thận, các chuyên gia Nhật Bản cũng lắp đặt camera an ninh bao quát cả khu vực. Ngoài ra, vị trí thả cá cũng được lực lượng bảo vệ trực canh 24/24 giờ, nên khó có thể xảy ra hiện tượng cá bị xâm hại bởi các yếu tố chủ quan.

Hệ thống Camera được lắp đặt quanh khu vực.

Theo ông Phan Văn Nam, người dân ở phường Dịch Vọng, Cầu Giấy: "Tình trạng cá chết xuất hiện trưa ngày 18/9, và tiếp đến sáng ngày 19/9, cá trong khu vực thí điểm bằng công nghệ Nano – Bioreactor của Nhật Bản tiếp tục xảy ra, ngay sau đó, nhận viên bảo vệ đã vớt lên cho vào túi đen mang đi.

Đại diện công tyCổ phần Cải thiện môi trường Việt Nhật (JVE) luôn cử người túc trực trông coi cá.

Còn theo quan điểm của ông Nguyễn Bá Thành, người dân ở phố Nguyễn Đình Hoàn (Cầu Giấy), việc thả cá Koi xuống sông Tô Lịch để chứng minh nguồn nước đã được làm sạch là không hợp lý.

Bởi lẽ, giống cá này quá nhạy cảm với thời tiết và môi trường nước. Hiện việc nuôi cá Koi trong gia đình cũng rất khó khăn, hoàn toàn phải dùng nước sạch và phải thay nước liên tục, huống hồ đây là môi trường tự nhiên.

Trong khi đó, nước sông Tô Lịch có thể còn nhiều tạp chất thì việc một vài con cá chết nổi là điều dễ hiểu.

Sau khi các chuyên gia Nhật Bản thả cá Koi trên sông Tô Lịch, ôngNguyễn Bá Thành, thường xuyên ra xem tình trạng của cá ở đây.

Cũng liên quan đến vẫn đề thả cá để chứng minh nước sông Tô Lịch đã được làm sạch, anh Vũ Quang Huy, một người nuôi cá trong hội Cá cảnh Hà Nội cho biết: "Việc nuôi cá Koi, cực kỳ khó khăn trong việc thuần hóa và nuôi dưỡng. Việc thả cá Koi Nhật cần có kỹ thuật, và chất lượng nước của hồ/khu nuôi phải được đảm bảo vào theo tiêu chuẩn nhất định".

Theo anh Huy, việc thả cá Koi trược tiếp xuống sông Tô Lịch, không đảm bảo được về nhiệt độ cũng như môi trường sống của đàm cá chưa được thích nghi, cho nên cá sẽ bị bệnh và chết trong vài ngày cũng không quá lạ.

"Thông thường, người chơi cá trước khi đưa về nuôi sẽ thực hiện lắp bộ sục khí trong bể và cho sục nhẹ liên tục trong một thời gian để cá làm quen với môi trường mới, cũng như không để thiếu ô xi trong nước, mới giúp cá hạn chế bị chết", anh Huy nói về kinh nghiệm nuôi cá Koi cảnh.

Trên thực tế, cá Koi Nhật Bản là loại cá cảnh khá khó nuôi ngay cả với những người nuôi chuyên nghiệp. Để có được những hồ cá, bể cá Koi đẹp và khỏe mạnh đòi hỏi phải có sự chăm sóc kĩ lưỡng. Vì vậy, nhiều người cho rằng, việc một vài con cá Koi chết tại sông Tô Lịch cũng không phải là điều quá... ngạc nhiên.

Đàn cá vẫn khỏe mạnh, dù đã có con bị chết.

Trong khi đó, một chuyên gia về thủy sản của Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, điều kiện lý tưởng để nuôi cá Koi là nồng độ pH trong nước đạt từ 7 – 7,5. Đối với việc nuôi cá ở ngoài trời, mực nước ít nhất phải đạt 60 cm, đảm bảo nước trong và ít rêu tảo, không dịch bệnh; hàm lượng ô xi trong nước tối thiểu phải đạt 2,5 mg/l.

Vị chuyên gia thủy sản này cũng nêu quan điểm, ở đây nên nhìn nhận về quy trình thả cá cũng như điều kiện thời tiết khí hậu, mức độ sạch của nước sông và môi trường xung quanh. Trong 100 cá thể cá (50 cá Koi, 50 cá chép Việt) ngoài 3 con cá Koi chết thì còn lại vẫn sống tốt, đặc biệt cá chép Việt Nam.

"Nên rõ ràng nếu là do chất lượng nước mà ô nhiễm không đủ điều kiện cho các loài cá như cá chép Việt sống thì phải chết cả đàn như cảnh cá chết hàng loạt tại nhiều nơi trên cả nước", vị chuyên gia này lí giải.

Sáng 16/9, chuyên gia Nhật Bản đã thả 50 concá Koi Nhật Bảnvà 50 con cá chép Việt Nam xuống khu vực nước sau khi xử lý trên sông Tô Lịch.

Trước đó, ngày 16/9, Công ty cổ phần Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE), cùng các chuyên gia Nhật Bản đã thả 50 con cá chép Nhật Bản (hay gọi là cá Koi) và 50 con cá chép Việt Nam xuống bể số 4 trong hệ thống xử lý nước sông của công ty trên sông Tô Lịch; thả 200 con cá rô phi, mè của Việt Nam tại khu lưới quây trên sông Tô Lịch.

Tại Hồ Tây, Công ty JVE cũng thả 50 con cá chép Nhật và 100 con cá chép vàng Việt Nam xuống trực tiếp khu vực thí điểm trong sáng cùng ngày.

Cùng với đó, các đơn vị chức năng cũng đã tiến hành lấy mẫu nước sông Tô Lịch sau thời gian thí điểm bằng công nghệ trên để đánh giá. Dự kiến, đầu tháng 10 tới, phía Nhật Bản sẽ công bố kết quả nước sông Tô Lịch sau thí điểm.

Anh Hùng
Từ khóa: Nano-Bioreacter công nghệ Nano-Bioreacter Nhật Bản Làm sạch sông Tô Lịch lọc nước sông Tô Lịch cá sông tô lịch cá Koi sông tô lịch chết vì sao cá Koi sông tô lịch chết

Cuộc sống ở nơi đặc biệt nhất Bắc Giang: Cả làng không một tấc đất

Toàn bộ người dân ở thôn Nguyệt Đức (Bắc Giang) đều sống trên thuyền, dưới lòng sông Cầu. Nhiều gia đình đã sống ở đây từ lâu đời, chủ yếu làm nghề chài lưới hoặc lái tàu.

Fan phát sốt vì nhan sắc NSND Thu Hà năm 20 tuổi đánh bại mọi mỹ nhân

Hình ảnh NSND Thu Hà trong vai Quận chúa Quỳnh Hoa được trích từ phim 'Đêm hội Long Trì' công chiếu cách đây gần 40 năm bất ngờ gây sốt trở lại.

Ám ảnh tuổi thơ cơ cực, chàng trai Hà Giang lên núi làm điều cảm động

Ám ảnh chuyện cứ mua gạo nấu cơm ăn lại thiếu tiền đi học, nên khi đã tạm lo được cho mình, chàng trai Hà Giang quyết định làm điều khiến ai cũng bất ngờ, cảm động.

Tình cờ nghe cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, tôi buồn bã mất ăn mất ngủ

Tôi luôn coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và nghĩ bà cũng coi tôi như con gái, nhưng có lẽ không phải vậy.

Quá thương bố, tôi không muốn về quê: Lý do được con gái chia sẻ tận đáy lòng

Có một điều gần đây tôi mới chia sẻ với chồng: Tôi rất ngại về quê vì khi rời đi, nhìn bố một mình, tôi lại cảm thấy không nỡ... Tôi cứ chìm đắm trong nỗi thương bố và nhớ mẹ.

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Mai Phương Thuý đã 'ở trong lồng', NSND Thu Hà trẻ đẹp tuổi 55

Mai Phương Thuý khoe hình ảnh mới kèm thông báo đã 'ở trong lồng'; NSND Thu Hà xinh đẹp tuổi 55.

Hình ảnh lay động trái tim những ngày nắng nóng đỉnh điểm ở Đà Nẵng

“Anh tài xế, cô lao công ơi! Dừng lại đây 1 phút uống chai nước mát rồi đi tiếp nhé. Xin đừng ngại nhé" là dòng chữ xuất hiện trên hè phố Đà Nẵng những ngày nắng nóng đỉnh điểm.

'Ngọc nữ bolero' Lily Chen ngày càng quyến rũ, lên chức ở tuổi 29

Lily Chen - 'Ngọc nữ bolero' - khoe dáng thon, gợi cảm trong bộ ánh mới đánh dấu lên chức 'bà chủ' ở tuổi 29.

Nuôi loài nhạy cảm, 'khó chiều' trong phòng điều hòa, nông dân ở Nghệ An đổi đời

Để nâng cao năng suất của làng nghề truyền thống nuôi tằm lấy kén, người nông dân ở Nghệ An đã áp dụng kỹ thuật mới trong việc chăm sóc tằm ở phòng điều hoà.

Đang cập nhật dữ liệu !