Đi chùa đầu năm thế nào cho đúng?

Đi lễ chùa đầu năm đã trở thành một nét văn hoá của người Việt. Tuy nhiên, đi lễ chùa thế nào cho đúng, cho lợi ích không phải ai cũng biết…

Đừng "hối lộ" Thần - Phật

Cách đi lễ chùa của nhiều người ngày nay có những vấn đề đáng phải bàn. Người ta nghĩ rằng đến đó cứ xin xỏ van vái là Thần, Phật ban cho mình như ý nguyện. Kẻ cầu danh, người cầu lợi. Người ta “hối lộ” Thần, Phật bằng cách đặt tiền và tay tượng, thậm chí đút cả vào miệng tượng, người ta hóa vàng trong chùa. càng nhét nhiều tiền thì càng phản văn hóa. Có nhiều người thoa tay vào tượng, lấy khăn chà lên tượng, lên chuông, lên khánh rồi lại lau vào mặt để lấy “hên”. Những hành động đó đi ngược lại với sự hiểu biết và văn hoá tâm linh...

Đi chùa đầu năm thế nào cho đúng? - ảnh 1

Nhét tiền vào tay tượng Phật là hành động phản văn hoá. Ảnh: Internet

Đầu năm đến chùa lễ Phật, hoặc đến đình lạy Thánh, với mong muốn khởi đầu năm mới được an lành, suôn sẻ là một thói quen của người Việt. Họ tin rằng đi lễ chùa đầu năm không đơn giản để ước nguyện mà đó còn là thời gian để mọi người tìm về với chốn tâm linh sau những ngày tháng vất vả mưu sinh....

Việc nhét tiền thật hay tiền vàng mã, thắp nhiều hương trong chùa là không đúng với tinh thật Phật Giáo. Khi đi lễ đầu năm, muốn công đức hay có thành tâm xây dựng chùa thì nên đến gặp những người có trách nhiệm trong chùa để công đức hoặc bỏ vào hòm công đức, không nên để tiền lên bàn thờ hay lên tượng Phật.

Theo các tu sĩ Phật Giáo thì Phật không nhận được những đồ ăn, thức uống hay tiền bạc mà chúng sinh cúng. Kính Phật không phải bằng hành động cúng bái mà là làm theo những điều Phật dạy “làm lành, lánh dữ”.

Đi lễ chùa mỗi người cần ăn mặc kín đáo, đi đứng phải có ý thức, giữ gìn vệ sinh xung quanh, phải giữ khoảng cách và tôn kính những bậc tu hành. Không đứng xoay lưng vào tam bảo hay tượng Phật hoặc các nhà sư.

Cầu nguyện khác với cầu xin

Đầu năm đi lễ chùa, có nhiều người còn đi chùa ngay trong đêm giao thừa. Theo Thượng toạ Thích Quảng Tánh (Cố vấn Biên tập Báo Giác Ngộ), đi lễ chùa đầu năm là một nét văn hoá tốt đẹp đầu xuân năm mới.

Người đi lễ chùa cần phải giữ tâm mình thanh tịnh. Kết thúc năm cũ, đầu năm mới trong mỗi người đều có những mong muốn và kế hoạch trong năm mới.

Chùa chiền là nơi linh thiêng, mọi người nên hướng lòng mình đến những điều tốt đẹp. Thượng toạ Thích Quảng Tánh cho rằng: “Chúng ta cần phải hiểu cầu nguyện và cầu xin là hai từ hoàn toàn khác nhau. Cầu nguyện là khi trong ta có những kế hoạch, những mơ ước, những nguyện ước tốt đẹp rằng năm mới chúng ta phải làm được điều đó. Đứng trước Tam Bảo, trước tượng Phật chúng ta thành kính nói lên ước nguyện của mình để mong có thêm động lực và sức mạnh để hành động. Ví dụ một người có những dự án kinh doanh hay một kế hoạch nào đó trong cuộc sống, học tập, công việc muốn đạt được trong năm nay, họ chắp đứng ở nơi linh thiêng thầm nói ra điều đó mong rằng có Phật chứng giám và bản thân mình có thêm quyết tâm để nỗ lực để thực hiện. Nếu cầu nguyện như vậy thì rất tốt.”

Đơn giản có những người chỉ nguyện ước bỏ được những thói xấu của năm cũ. Có người cầu nguyện năm mới dồi dào sức khoẻ, bằng cách phát nguyện trước Tam bảo là năm nay sẽ cố gắng rèn luyện, ăn uống đảm bảo, bớt uống rượu,  sống lành mạnh, từ đó sức khoẻ được củng cố. Chứ không thể chỉ cầu nguyện suông, không hành động tốt mà tự dưng thần, Phật mang đến cho mình những kết quả tốt.

Theo Thượng toạ Thích Quảng Tánh: “Đến chùa để cầu xin, xin cả những việc bất thiện thì không Phật nào chứng cho họ được. Đạo Phật quan niệm mọi hành động của chúng ta làm thì chúng ta tự chịu, không có ai chịu thay chúng ta được. Làm tốt thì sẽ có kết quả tốt, còn làm sai thì sẽ phải chịu hậu quả. Phật không phải là đứng siêu nhiên để ban phát cả những mong ước vô lý, thậm chí là bất thiện của chúng sinh.”

H.N

Diễn viên Thanh Hương sau đổ vỡ: Tôi không thiếu những người đàn ông theo đuổi

Diễn viên Thanh Hương cho biết muốn kín tiếng trong chuyện riêng tư và hiện chưa nghĩ tới việc kết hôn dù không thiếu người theo đuổi.

Cảnh lạ ở hẻm ‘nhà thùng’ TPHCM: Trăm năm ngăn đôi 2 cảnh đời trái ngược

Hẻm "nhà thùng", có từ thời Pháp thuộc như ngăn đôi 2 cảnh đời trái ngược với một bên là dãy nhà cao cửa rộng trong khi phía đối diện là những căn nhà bé tí, lụp xụp rộng chưa đầy 10m2.

Chuyện cảm động phía sau tấm ảnh phục dựng gia đình đủ 4 người ở Làng Nủ

Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.

BAT Việt Nam hoàn thành mục tiêu khoanh nuôi 120ha rừng ngập mặn Cà Mau

Công ty British American Tobacco (BAT) Việt Nam và Trung tâm bảo tồn Thiên nhiên Gaia đã hoàn thành dự án hợp tác trồng rừng giai đoạn 2022 - 2024. Một trong các mục tiêu là chuyển hóa 120ha bãi bồi thành rừng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

Du khách hào hứng với loạt trải nghiệm tại Sun KraftBeer Festival 2024

Dù đã qua mùa hè cao điểm, nhưng mỗi ngày Sun World Ba Na Hills vẫn thu hút hàng nghìn du khách đến với Lễ hội bia tươi và ẩm thực Sun KraftBeer 2024.

Chị dâu tặng vòng vàng dịp kỷ niệm ngày cưới, tôi đi bán mới phát hiện sự thật

Không tin vào những gì mình nghe được, tôi đã mang chiếc vòng vàng được chị dâu tặng đến 3 cửa hàng khác nhau để kiểm tra.

Cô gái Bình Phước ngồi xe lăn vào lễ đường, nhiều người rơi nước mắt

Đám cưới của Nhung có nhiều điều đặc biệt. Cô được bố đẻ bế ra trao cho chú rể. Khoảnh khắc chú rể đẩy xe lăn, đưa cô dâu tiến vào lễ đường nhiều người cảm động rơi nước mắt.

Nước ngập trắng đồng ở Chương Mỹ, 100 cảnh sát gặt lúa giúp dân

Dù cơn bão số 3 đã đi qua, nhưng những cánh đồng của xã Mỹ Lương (Chương Mỹ, Hà Nội) vẫn chìm trong biển nước. Để giảm thiểu thiệt hại, hơn 100 chiến sĩ cảnh sát đã xuống đồng gặt lúa giúp người dân.

Chùa cổ gần 1.000 tuổi trên đỉnh núi Long Đọi, Hà Nam

Chùa Long Đọi Sơn vừa mang một vẻ đẹp cổ kính, linh thiêng của một ngôi cổ tự gần 1.000 năm tuổi, vừa mang đến cho du khách cảm giác bình yên, thanh tịnh.

'Nhìn danh sách ủng hộ của xóm nghèo, giật mình tưởng đọc nhầm con số'

Hay tin người dân miền Bắc oằn mình trong bão lũ, người dân Sơn Trình không ai bảo ai, tự nguyện góp tiền ủng hộ.

Đang cập nhật dữ liệu !