Đi chợ quê hiếm hoi còn lại ở Hà thành

Quán nước tuềnh toàng, một ấm nước chè, dăm chén nước, vài bao thuốc lá được bày trong chiếc tủ cũ rích, bên cạnh hai chiếc ghế gỗ nhỏ, dài chỗ ngồi nhẵn bóng theo năm tháng.

Đi chợ quê hiếm hoi còn lại ở Hà thành

Ông chủ quán nước, tóc bạc, khuôn mặt già nua, móm mém như những gốc phi lao trong chợ. Cuộc đời ông đã gần 50 năm gắn bó với chợ phiên vùng quê Thanh Nhàn.

Bên chén trà thơm nồng, ông Nguyễn Văn Nga (76 tuổi), bán quán nước, người gắn gần như cả cuộc đời mình với chợ phiên Thanh Nhàn, xã Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội. Ông cũng không biết chợ có từ bao giờ, chỉ nhớ thủa còn bé tí cũng đã lẽo đẽo theo mẹ tới chợ.

Chợ họp trên bãi đất trống, trước gọi là gò Nhan, nằm lọt thỏm giữa cánh đồng thôn Nga. Cứ vào các ngày 3, 5, 8,10 chợ lại họp. Từ tờ mờ sáng, người dân quanh vùng lại háo hức gồng gánh những sản vật nông sản tự có đến chợ. Người bán vài con gà, đàn chó mới tập ăn, chiếc chổi được làm từ cọng rơm nếp… người mua cuộn chỉ khâu áo hay mài lại chiếc liềm đã cùn…Không biết chợ xưa ra sao, chứ chợ bây giờ cũng vẫn nguyên nét mộc mạc chân quê, dẫu thế người mua, người bán gặp nhau cười nói rôm rả, tay bắt mặt mừng, xen tiếng mặc cả lẫn tiếng hỏi thăm cấy giống lúa gì, trồng khoai nào nhiều củ. “Chợ họp giữa cánh đồng để khi tan chợ sớm, người đi chợ về lại ùa xuống đồng làm ruộng. Các cụ xưa tính cả đấy”, ông Nga cười nói.

Chợ phiên bây giờ vẫn giữ được nét xưa, quán nước chè của ông Nga vẫn người vào kẻ ra đông đúc. Họp từ sáng sớm, khoảng 4h đến 10h chợ tan dần. Hàng hóa vẫn chủ yếu là hàng nông sản, nhưng đông, tấp nập hơn trước. Bà Nguyễn Thị Tươi (70 tuổi), thôn Thanh Nhàn, Thanh Xuân, Sóc Sơn, mang bán rổ khế ngọt cho hay, đổi lấy sắm vài chiếc liềm, cái chổi cọ quét sân. Bà bảo đến chợ cũng để gặp mấy bạn đồng niên nói chuyện cho khuây khỏa tuổi già.

Các quán hàng bây giờ được lợp bằng những tấm pro xi măng thay thế cho lợp rơm hay lá cọ trước kia. Người bán hàng cũng đông đúc hơn, có người từ Phúc Yên (Vĩnh Phúc) xuống, có người tù Phù Lỗ hay Đông Anh (Hà Nội) lên.

Chỉ cách Hà Nội chưa đầy 30 cây số, chợ phiên nay vẫn thắm đượm cái tình quê, mộc mạc, giản dị bên bóng áo nâu xưa cũ như những người nông dân chân lấm tay bùn, chất phác thật thà.

Cùng PV báo điện tử Infonet dạo qua vài hình ảnh của chợ phiên Thanh Nhàn, Sóc Sơn, Hà Nội:

Nét chợ quê còn sót lại ở Hà thành

Dăm bó rau, vài quả gấc cùng thúng khế đến chợ vừa bán vừa giúp nhau bóc lạc.

Nét chợ quê còn sót lại ở Hà thành

Rổ rá, thúng, chổi là những vật dụng gắn liền với bà con vùng quê được bày bán nhiều nhất tại chợ.

Nét chợ quê còn sót lại ở Hà thành

Dãy nhà gạch duy nhất là nơi bán hàng tạp hóa tại chợ phiên Thanh Nhàn.

Nét chợ quê còn sót lại ở Hà thành

Chỉ có quả gấc kèm theo ít khế ngọt là có thể đến chợ phiên Thanh Nhàn.

Nét chợ quê còn sót lại ở Hà thành

Qua chợ nhiều khi chỉ để mua chiếc nón che nắng khi làm việc đồng áng.

Nét chợ quê còn sót lại ở Hà thành

Bánh đa vừng nóng hổi được quạt ngay tại chợ.

Nét chợ quê còn sót lại ở Hà thành

Cà chua sạch được chị bán hàng vừa bán vừa ăn để tiếp thị.

Nét chợ quê còn sót lại ở Hà thành

Anh thợ rèn tất bật với việc rèn lại liềm gặt lúa cho bà con quanh vùng.

Nét chợ quê còn sót lại ở Hà thành

Quán nước của ông già Nga, người gắn bó 50 năm với chợ phiên Thanh Nhàn.

Nét chợ quê còn sót lại ở Hà thành

Chưa đến 10h bà con đi chợ phiên đã gồng gánh ra về.

Bài, ảnhXuân Hải

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !