Dẹp nạn lang thang xin ăn: Đà Nẵng dám đặt mục tiêu?

Ngày 14/3, UBND TP Đà Nẵng tổ chức hội nghị sơ kết đợt cao điểm ra quân xử lý tình trạng ăn xin biến tướng, lang thang đánh giày, bán hàng rong chèo kéo khách... trên địa bàn.

Dẹp nạn lang thang xin ăn: Đà Nẵng dám đặt mục tiêu?

>> Đà Nẵng ra quân dẹp nạn ăn xin tái diễn

Dẹp nạn lang thang xin ăn: Đà Nẵng dám đặt mục tiêu?

Đà Nẵng có dám đặt mục tiêu: Công dân TP không có bất cứ người nào lang thang xin ăn, bán hàng rong chèo kéo khách? - Ảnh: HC

Chi hàng trăm triệu đồng, kết quả chưa bền vững

Theo Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Đà Nẵng Nguyễn Hùng Hiệp, từ ngày 1/3 đến nay đã nhắc nhở, cảnh cáo 588 trường hợp bán hàng rong không đúng nơi quy định, sử dụng người khuyết tật để bán hàng; vận động 150 trường hợp trở về nơi cư trú; tập trung 75 đối tượng xin ăn, biến tướng xin ăn, tâm thần vào các cơ sở bảo trợ xã hội... Tổng kinh phí đã chi cho đợt này gần 230 triệu đồng...

"Tình trạng lang thang xin ăn, biến tướng xin ăn, bán hàng rong chèo kéo khách tại các tuyến đường, khu vực trọng điểm, khu danh lam thắng cảnh có đông khách du lịch, các chùa có đông tín đồ hành lễ... giảm đáng kể" - ông Hiệp nói. Nhưng ông cũng thừa nhận, phần đông đối tượng ăn xin biến tướng khi bị đẩy đuổi thì tạm lánh về quê hoặc dạt ra vùng ven và quay trở lại TP vào các ngày lễ, rằm, mồng Một. Tình trạng bán hàng rong chèo kéo khách ở đỉnh đèo Hải Vân, các chùa, nhà hàng, quán ăn, khu mua sắm... chưa được xử lý triệt để...

Vẫn biết, có những kẻ "ngày đi ăn xin, tối nhậu cả thùng bia" như Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng từng cảnh báo. Đó thực sự là những đối tượng cần ngăn chặn. Song cũng có những trường hợp như ông Hiệp cho hay: "Một số bệnh nhân các tỉnh đến Đà Nẵng điều trị bệnh dài ngày có hoàn cảnh khó khăn nên dẫn đến xin ăn". Đó có phải là một cái tội? Liệu đã có sự phân định rạch ròi giữa những kẻ ăn xin chuyên nghiệp với những người do hoàn cảnh quá bức bách mà phải ngửa tay xin ăn để thay vì "đẩy đuổi, xử lý" thì kêu gọi các hội, đoàn thể, nhà hảo tâm giúp họ vượt quá lúc ngặt nghèo?

Với đối tượng bán hàng rong, vé số, sách báo dạo, đáng giày..., trong tháng cao điểm vừa qua Đà Nẵng đã gặp mặt 1.188 người để quán triệt họ thực hiện đúng các quy định của TP. Tại các buổi gặp, rất nhiều người bày tỏ, do hoàn cảnh quá khó khăn, bản thân không nghề nghiệp... nên phải lang thang giữa nắng, giữa mưa kiếm cơm nuôi con ăn học. Đã bán dạo thì ai cũng muốn đến các khu trung tâm, đông người mới dễ có khách. Nếu TP cấm thì xin hãy mở một con đường khác phù hợp với quy định để những người khó khăn thực sự kiếm kế sinh nhai.

Đó mới là biện pháp căn cơ nhất để giải quyết vấn nạn lang thang xin ăn, bán hàng rong chèo kéo khách...

Đà Nẵng có dám đặt mục tiêu?

Trong bảng số liệu đính kèm báo cáo sơ kết của Sở LĐ-TB-XH Đà Nẵng, ở mục "vận động chuyển đổi ngành nghề" chỉ là con số 0 tròn trĩnh, báo cáo chỉ ghi ngắn gọn: "Việc gặp mặt vận động, hỗ trợ đối tượng chuyển đổi công việc khác chưa làm được".

Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh nêu rõ, Đà Nẵng là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai chương trình "nói không với nạn lang thang xin ăn, bán hàng rong chèo kéo khách" nhằm nỗ lực xây dựng hình ảnh một TP văn hoá, văn minh. Tuy nhiên kết quả của tháng cao điểm vừa qua mới là nhất thời.

Theo ông, trong quá trình thực hiện Đà Nẵng vẫn đang từng bước giải quyết nhiều khó khăn, vướng mắc và rút kinh nghiệm để đạt kết quả cao hơn. Đặc biệt, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đã đi vào một điểm mấu chốt là hỗ trợ mưu sinh cho các đối tượng bán hàng rong. Theo đó, các địa phương được yêu cầu tìm kiếm các địa điểm thích hợp để chính quyền TP nghiên cứu, bố trí cho những người này vào đó mua bán.

Một TP văn hoá, văn minh không chỉ là không có người lang thang xin ăn, bán hàng rong chèo kéo khách... Đó còn phải là một TP mà mọi người dân đều có được công ăn, việc làm văn minh, văn hoá để không phải lang thang xin ăn, bán hàng rong... Đà Nẵng đang triển khai chương trình "3 có", trong đó có chương trình "có việc làm". Vậy Đà Nẵng có dám đặt mục tiêu là địa phương đầu tiên trong cả nước mà hễ có ai lang thang xin ăn, bán hàng rong chèo kéo khách... trên địa bàn thì đó chắc chắn là người từ nơi khác đến chứ không phải công dân của TP này?

HẢI CHÂU

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !