Đêm giao thừa lặng lẽ của những cặp vợ chồng không có con
Ảnh minh họa. |
Khát khao tiếng trẻ thơ đêm giao thừaLTS: "Chuyện mùa Tết" là những câu chuyện về cách ứng xử đối với mọi mối quan hệ gia đình, xã hội của mỗi người trong thời điểm đặc biệt này. Đó không chỉ là "câu chuyện làm quà", mà từ ấy, bạn đọc có thể rút ra những bài học cho riêng mình để nhà cửa ấm êm hơn, để Tết thực sự là ngày vui của mỗi người.
Infonet trân trọng kính mời quý bạn đọc gần xa cùng chia sẻ với tòa soạn những câu chuyện của riêng mình về đề tài này. Bài viết tốt được sử dụng sẽ được chấm nhuận bút theo quy định của tòa soạn.
Chị Nguyễn Hoàng Vân trú tại phường Kỳ Bá, TP. Thái Bình tâm sự về những cái Tết buồn của vợ chồng mình. Chị Vân và anh Tuấn cưới nhau đã 12 năm nay nhưng anh chị hiện nay vẫn không có con.LTS: "Chuyện mùa Tết" là những câu chuyện về cách ứng xử đối với mọi mối quan hệ gia đình, xã hội của mỗi người trong thời điểm đặc biệt này. Đó không chỉ là "câu chuyện làm quà", mà từ ấy, bạn đọc có thể rút ra những bài học cho riêng mình để nhà cửa ấm êm hơn, để Tết thực sự là ngày vui của mỗi người.
Infonet trân trọng kính mời quý bạn đọc gần xa cùng chia sẻ với tòa soạn những câu chuyện của riêng mình về đề tài này. Bài viết tốt được sử dụng sẽ được chấm nhuận bút theo quy định của tòa soạn.
Họ đã chữa trị nhiều nơi, thuốc nam thuốc bắc đủ cả. Chị Vân kể năm ngoái đã vào TP.HCM làm thụ tinh trong ống nghiệm vẫn thất bại. Dù có công việc và thu nhập hàng tháng ổn định nhưng vợ chồng chị Vân vẫn nghèo. Làm ra đồng nào, vợ chồng lại gói gọn vào rồi tìm một nơi chữa bệnh. Bác sĩ cho biết nguyên nhân vô sinh do chị Vân bị co dạ con còn về phía chồng chị dị dạng tinh trùng.
Nhiều lần, chị Vân nhìn chồng thở dài, chị chỉ quay đi cố giấu giọt nước mắt trực trào ra. Hai người đều khiếm khuyết về cơ quan sinh sản, có lẽ tình yêu anh chị dành cho nhau là động lực để họ có thể sống được cùng nhau một thời gian dài như thế.
Dù không có con nhưng chưa một ngày anh Tuấn nói đến chuyện ly hôn. Họ tin rằng tình yêu sẽ giúp họ hạnh phúc.
Căn nhà của anh chị lủi thủi hai vợ chồng son. Ngày thường, con cháu nhà anh em, hàng xóm đến chơi rất vui nhưng đêm Giao thừa với họ là những giây phút trôi qua chậm nhất, buồn nhất. Chính vì thế, chị Vân sợ nhất là dịp Tết đến, xuân về.
“Mỗi lần vào đêm giao thừa, khi nghe xong thư chúc Tết của chủ tịch nước, vợ chồng mình cùng nhìn nhau khai bút và ghi ước mơ vào đó, năm nào cũng là mong được làm bố, làm mẹ. Nhìn về dòng chữ ngắn ngủi, đơn sơ đó, hai vợ chồng lại nhìn nhau cười gượng. Thực ra, lúc đó tim ai cũng đau nhói và muốn khóc nhưng nghĩ đầu năm khóc thì không hay” - chị Vân nhớ lại.
Những ngày Tết, chưa có người xông nhà nên không ai đến nhà chị Vân, ngày buồn dài thườn thượt. Vợ chồng chị lại cùng nhau ôn kỷ niệm cũ. Chưa khi nào anh hết yêu chị có lẽ vì những kỷ niệm được họ ôn lại vào ngày đầu năm.
Mừng tuổi con người, tủi thân dâng trào
Nỗi khát khao có mụn con với cặp vợ chồng hiếm muộn này mạnh mẽ nhất có lẽ là lúc chị Vân mừng tuổi cho con cháu. Chị bảo “mình không có con, tiền mừng tuổi cho đi không bao giờ được nhận lại. Mình không muốn nói là tiếc tiền mà chỉ mong có ngày được nhận lại tiền lì xì”. Nhìn gương mặt những đứa trẻ háo hức đón nhận cái phong bao đỏ, và gương mặt tươi tắn của những bậc làm cha làm mẹ khi con mình nhận được những lời chúc tốt lành đầu năm thật là không có niềm hạnh phúc nào hơn.Trường hợp của chị Bùi Châu Giang trú tại Hoàng Quốc Việt, Hà Nội cũng tương tự. Chị Giang kể gần 20 năm chị sống không biết tiếng trẻ thơ, con cái trong gia đình cười vui cùng cha mẹ đón Giao thừa là gì. Với chị, mỗi lần mừng tuổi con nhà người khác dù rất vui nhưng nước mắt chị không cầm lại được.
Con gái chị Giang bị ung thư máu qua đời khi cháu 5 tuổi. 20 năm nay, vợ chồng chị Giang không sinh thêm con vì anh bị vô sinh thứ phát do quai bị chạy hậu. Hàng ngày, vợ chồng chị Giang nhận nuôi cháu, con nhà em ruột của chồng. Nhưng các cháu cứ đến Tết là đòi về nhà với bố mẹ. Vợ chồng chị Giang âm thầm đón Tết một mình.
Năm nào cũng vậy, dù rất quen thuộc với hình ảnh hai vợ chồng lủi thủi trong căn nhà trống trải nhưng chị Giang vẫn thèm khát có tiếng con trẻ trong nhà cùng với vợ chồng chị đón Giao thừa. Mỗi lần lì xì cho các cháu, chị lại khóc vì nhớ cô con gái đoản mệnh, bé bỏng của mình. Hình ảnh cô công chúa ấy vẫn in đậm trong đầu anh chị đến khi nhìn con người, anh chị nhớ con mình.