Đề xuất “mới mà cũ” cho Trung tâm Hành chính Đà Nẵng

Trên khu đất vừa khánh thành Trung tâm Hành chính Đà Nẵng, 17 năm trước đã có đề xuất xây công viên văn hóa, vườn tượng danh nhân đất Quảng. Với nửa khu đất còn lại nên chăng hiện thực hóa ý tưởng đó?
Nói lại “chuyện cũ”...

Như Infonet đã đưa tin, ngày 8/9, Trung tâm Hành chính (TTHC) Đà Nẵng được xây dựng trên khu đất 23.318m2 ở số 24 Trần Phú đã chính thức khánh thành sau 6 năm thi công. Đây được đánh giá là sự kiện ghi dấu mốc quan trọng của Đà Nẵng trong quá trình vươn lên tầm cao mới và hội nhập quốc tế

Đề xuất “mới mà cũ” cho Trung tâm Hành chính Đà Nẵng - ảnh 1

Phối cảnh công viên bãi đỗ xe ngầm TTHC Đà Nẵng (chưa bổ sung hạng mục bãi đỗ xe 80 chỗ trong khu công viên) - Ảnh do Viện Quy hoạch xây dựng Đà Nẵng cung cấp

Trước đó, tạp chí “Văn hóa – Du lịch Đà Nẵng” của Sở VH-TT-DL Đà Nẵng số tháng 9/2014 chào mừng 69 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 có đăng bài “Anh linh nghĩa sĩ trong sự kiện kháng Pháp 1858 – 1860 tại Đà Nẵng hòa vào hồn thiêng sông núi” của ông Vũ Hùng, Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội HĐND TP Đà Nẵng nhắc tới việc đã có báo cáo đề nghị Thường vụ Thành ủy cho phép sử dụng khu đất 46 Trần Phú (nay là 24 Trần Phú) để quy hoạch xây dựng công viên cây xanh vì các lý do:

“Thứ nhất, liền sau khu đất này là di tích Thành Điện Hải, xây dựng năm 1812 dưới thời Gia Long, là đồn lũy quản lý tàu thuyền ra vào cửa Hàn và bảo vệ Đà Nẵng, cũng là tiền đồn chống Pháp năm 1858, đã được Nhà nước công nhận di tích cấp quốc gia (năm 1988). Di tích này hiện còn một nhà cổ, thành và hào có thể phục chế một phần để kết hợp với khu đất trên trở thành khu liên hoàn công viên – di tích của TP là rất thuận lợi. Nhân ngày kỷ niệm sự kiện 1858, TP sẽ tổ chức gắn bia di tích.

Thứ hai, TP chúng ta rất ít công viên, tỉ lệ cây xanh thấp, thiếu những điểm để nhân dân đến giải trí, dạo chơi. Vì vậy, xây dựng nơi đây thành công viên là rất phù hợp, hơn nữa địa điểm này nằm trong khu vực trung tâm và đông dân của TP...”.

Dù đang “ăn cơm mới”...

Tuy nhiên sau đó, khu đất 24 Trần Phú đã chia làm hai sau khi mở đường Lê Văn Duyệt nối dài (nay đổi tên là đường Thành Điện Hải) vào cổng phía Đông di tích Thành Điện Hải. Trên phần khu đất phía Bắc (với 3 mặt tiền Thành Điện Hải - Trần Phú – Lý Tự Trọng) là TTHC Đà Nẵng vừa khánh thành, còn trên phần khu đất phía Bắc (với 3 mặt tiền Thành Điện Hải – Trần Phú – Quang Trung) đang xây dựng “bãi đỗ xe ngầm phía Nam TTHC Đà Nẵng”. .

Đáng mừng là theo các quyết định mới nhất của lãnh đạo TP thì ở tầng mặt đất của bãi đỗ xe ngầm phía Nam TTHC Đà Nẵng vẫn sẽ có một công viên.

Theo đó, trên khu đất rộng 9.706m2 này sẽ hình thành một công viên mở gồm cây xanh, quảng trường, tuyến đường 10,5m nối đường Thành Điện Hải qua đường Quang Trung. Ngoài ra, theo quyết định mới nhất của UBND TP Đà Nẵng, sẽ bổ sung vào công viên này hạng mục bãi đỗ xe 80 chỗ (rộng 1.920m2) và mở một lối ra vào rộng 9m phía đường Trần Phú.

Hiện Viện Quy hoạch xây dựng Đà Nẵng đang khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch điều chỉnh bãi đỗ xe ngầm phía Nam TTHC Đà Nẵng, trình thẩm định phê duyệt làm cơ sở cho Ban quản lý dự án xây dựng TP Đà Nẵng tổ chức triển khai thi công, đảm bảo tiến độ hoàn thành công trình vào dịp 29/3/2015 nhân kỷ niệm 40 năm giải phóng Đà Nẵng.

Vì “chuyện cũ” vẫn đang rất “mới”!

Xin nói thêm, khoảng cuối năm 1997, đầu 1998, khi Ban Văn hóa – Xã hội HĐND TP Đà Nẵng đến làm việc để lấy ý kiến góp cho báo cáo thẩm tra trình kỳ họp thứ 4 HĐND TP Đà Nẵng khóa V như đã nêu, Bảo tàng Đà Nẵng từng đề nghị không chỉ xây dựng một công viên bình thường mà trên khu đất 46 Trần Phú (tức 24 Trần Phú hiện nay) nên xây dựng một công viên văn hóa và vườn tượng danh nhân đất Quảng gắn liền với di tích Thành Điện Hải để tạo thành một quần thể đặc sắc, độc đáo và nhiều ý nghĩa.

“Mượn” ý tưởng đó, sáng 8/9, khi dự lễ khánh thành TTHC Đà Nẵng, chúng tôi thử nêu với ông Nguyễn Hữu Hinh, Phó BQL dự án đầu tư xây dựng Đà Nẵng kiêm Trưởng ban điều hành công trình xây dựng tòa nhà TTHC Đà Nẵng về việc hình thành công viên văn hóa và vườn tượng danh nhân đất Quảng, tức công viên chủ đề tại vị trí sẽ xây dựng công viên bãi đỗ xe ngầm phía Nam TTHC Đà Nẵng và được ông hết sức tán đồng.

Theo ông Nguyễn Hữu Hinh, thay vì chỉ là một công viên cây xanh bình thường, nếu trên khu đất đó hình thành khu công viên văn hóa và vườn tượng danh nhân đất Quảng sẽ có sự gắn kết rất hài hòa với di tích quốc gia Thành Điện Hải, không chỉ làm đẹp thêm cảnh quan của TTHC Đà Nẵng mà còn tạo nên gạch nối giữa một Đà Nẵng đang vươn lên tầm cao mới và hội nhập quốc tế với một Đà Nẵng luôn trận trọng truyền thống của cha anh.

Điểm thuận lợi là ngày 28/8, UBND TP Đà Nẵng đã có công văn 7574/UBND-QLĐTh giao các sở, ngành hữu quan khảo sát thực tế, lập phương án cải tạo cảnh quan tuyến hào bao quanh Thành Điện Hải để đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị tại khu vực di tích và TTHC. Đồng thời tại cuộc họp Hội đồng Kiến trúc – Quy hoạch TP ngày 29/8, lãnh đạo Đà Nẵng cũng đã đồng ý chủ trương quy hoạch tổng mặt bằng tôn tạo sân vườn trước Bảo tàng Đà Nẵng trong khuôn viên di tích quốc gia Thành Điện Hải.

Như vậy, trong khu vực này có 3 “dự án” khá tương đồng về mục đích gồm công viên bãi đỗ xe ngầm phía Nam TTHC Đà Nẵng, cải tạo cảnh quan tuyến hào Thành Điện Hải và tôn tạo sân vườn trong khuôn viên di tích này. Nếu 3 “dự án” này không triển khai một cách riêng rẽ mà trở thành 3 “hạng mục” của một dự án chung có tính tổng thể, hài hòa, gắn kết thì chắc chắn sẽ càng thuận lợi cho việc hình thành khu công viên văn hóa, vườn tượng danh nhân đất Quảng như nêu trên.

Vĩ thanh

Rõ ràng xây dựng một công viên văn hóa và vườn tượng danh nhân đất Quảng không đơn giản như một công viên cây xanh bình thường. Chỉ riêng việc chọn nhân vật nào đưa vào khu vườn tượng danh nhân là đã có thể gây tranh cãi. Rồi làm thế nào để có được một công viên văn hóa đúng nghĩa chứ không chỉ là công viên cây xanh cũng đòi hỏi đầu tư không ít tâm sức, trí tuệ. Chưa kể kinh phí xây dựng một công viên văn hóa và vườn tượng danh nhân chắc hẳn sẽ nhiều hơn xây dựng một công viên bình thường...

Điều này chí ít sẽ khiến thời gian xây dựng công viên bãi đỗ xe ngầm phía Nam TTHC Đà Nẵng kéo dài hơn thời hạn 29/3/2015. Song hãy cùng mường tượng như ông Nguyễn Hữu Hinh, rằng “người dân, du khách vào khu công viên văn hóa này không chỉ dạo chơi, hóng mát mà còn thưởng lãm tượng các danh nhân, đọc tiểu sử của họ để hiểu thêm về người và đất Quảng Nam – Đà Nẵng thì họ sẽ càng thấy thêm ấn tượng với công trình TTHC Đà Nẵng như một dấu mốc trong lịch sử phát triển của TP Đà Nẵng”.

Và hãy nghĩ thêm rằng, một công viên văn hóa và vượn tượng danh nhân như thế sẽ càng phát huy danh tiếng của các nghệ nhân làng đá mỹ nghệ Non Nước, từ đó mà càng thu hút du khách đến với Công viên văn hóa tâm linh Ngũ Hành Sơn, nơi có làng đã mỹ nghệ vừa được công nhận di tích phi vật thể cấp quốc gia; cũng như sẽ càng thu hút người dân và du khách vào Bảo tàng Đà Nẵng mà theo Phó Chủ tịch UBND TP Huỳnh Đức Thơ là hiện còn khá vắng vẻ!

“Tại buổi làm việc với Sở VH-TT-DL Đà Nẵng ngày 11/2/2014, ông Trần Thọ, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng từng nói: “Sản phẩm văn hóa thẩm thấu trong đời sống xã hội, nếu không có văn hóa thì không có sản phẩm khác”. Với tinh thần đó, chúng tôi xin được mạo muội chuyển những ý tưởng về một công viên văn hóa – vườn tượng nhân dân tại khu vực TTHC Đà Nẵng đến lãnh đạo TP xem xét”.

HẢI CHÂU

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !