Để phát triển công nghiệp ô tô, Việt Nam cần học hỏi Thái Lan

"Chiến lược phát triển công nghiệp ô tô không đưa ra kế hoạch cụ thể là sẽ làm gì nên chúng tôi không hiểu cần phải làm gì", ông Yoshihisa Maruta - chủ tịch Toyota Việt Nam nói.

Trước sự mơ hồ của những nhà làm chính sách, các liên doanh sản xuất ô tô du lịch đã tỏ rõ ý định chuyển dần sang nhập khẩu. Đây là cái kết của công nghiệp ô tô Việt Nam? Chưa hẳn, nếu như hướng đi được xác định lại...

Để phát triển công nghiệp ô tô, Việt Nam cần học hỏi Thái Lan - ảnh 1

Từ Toyota nhìn ra vĩ mô...

"Chiến lược phát triển công nghiệp ô tô không đưa ra kế hoạch cụ thể là sẽ làm gì nên chúng tôi không hiểu cần phải làm gì". Câu nói của ông Yoshihisa Maruta - chủ tịch Toyota Việt Nam - khiến những người có mặt trong buổi họp báo giật mình, nhưng không bất ngờ. Đây là hệ quả tất yếu của một quá trình kéo dài đã lâu, chỉ chờ đến lúc công nhận chính thức.

Chính phủ đã cho ban hành chiến lược và quy hoạch công nghiệp ôtô giai đoạn mới (đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030), tuy nhiên đến bây giờ vẫn chưa hề có một chính sách cụ thể nào được đưa ra. Trong khi đó, chỉ còn chưa đầy 3 năm nữa là thuế suất nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ các nước khu vực Đông Nam Á (ASEAN) sẽ giảm về mức 0%. Lúc đấy, chi phí nhập linh kiện rời và lắp lại như cách Toyota đang làm chắc chắn sẽ nhiều hơn là nhập luôn một chiếc xe hoàn chỉnh.

Điều này ảnh hưởng thế nào? Lấy ngay Toyota làm ví dụ, liên doanh này đang nắm giữ thị phần lớn vào loại hàng đầu Việt Nam với 41.205 xe (bao gồm 34.778 chiếc thuộc diện lắp ráp nội địa) bán ra trong năm 2014, tăng 24% so với năm trước. Nếu chuyển hẳn sang kinh doanh xe nhập khẩu, Toyota sẽ chẳng cần tốn công duy trì dây chuyền lắp ráp mà vẫn đạt lợi nhuận tốt, thậm chí còn cao hơn trước. Người tiêu dùng thì không còn phải đau đầu cân nhắc. Xe nhập khẩu có chất lượng vượt trội sẽ thống lĩnh thị trường.

Nhìn rộng ra, rồi đây các liên doanh khác như Ford, Honda, Nissan... cũng sẽ sớm công khai lựa chọn của mình. Lắp ráp hay nhập khẩu? Đương nhiên khi những nhà kinh doanh này bỏ vốn đầu tư vào Việt Nam, họ sẽ chọn giải pháp nào mang lại cho họ nhiều lợi ích nhất. Viễn cảnh hàng ngàn nhân công mất việc làm là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Đây cũng không phải là lần đầu các doanh nghiệp ô tô cảm thấy mông lung. Sự mơ hồ của chiến lược phát triển ngành ô tô Việt Nam đã hiển hiện ngay từ thưở sơ khai, cách đây tận 20 năm. Bao nhiêu lần, những mục tiêu về tỷ lệ nội địa hóa, hình thành ngành công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất ô tô đáp ứng vài chục phần trăm nhu cầu linh kiện, phụ tùng... được đề ra, để rồi không đạt được và phải làm lại.

Chấp nhận thực tại, hướng đến tương lai

Lâu nay, đường hướng phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có khá nhiều điểm chưa hợp lý. Dễ thấy nhất là tham vọng phát triển đồng đều tất cả các dòng xe, không xác định được một dòng xe cụ thể nào để tập trung vào. Kết quả là hiện nay chỉ phân khúc xe tải, xe khách và các loại xe chuyên dụng là đạt tỷ lệ nội địa hóa tương đối tốt, còn lĩnh vực sản xuất ô tô du lịch (dưới 9 chỗ) lại gặp khó khăn, dù cho đây mới là phân khúc quan trọng với một nước có dân số trẻ và nhu cầu mua xe chắc chắn sẽ tăng dần trong tương lai như Việt Nam.

Thử nhìn sang Thái Lan, nước này có 67 triệu dân mà đã tiêu thụ trung bình 900.000 xe/năm, trong khi dân số Việt Nam lên đến tận 90 triệu người mà năm 2014 vừa qua mới chỉ tiêu thụ 158.000 ô tô các loại. Trong khi đó, giới chuyên môn từng dự đoán Việt Nam sẽ đạt 1,5 triệu đơn vị sản phẩm vào năm 2035, phát triển nhanh nhất trong cộng đồng thương mại tự do ASEAN. Nghe thì đáng mừng, nhưng thực tế lại chẳng có ý nghĩa gì nếu dân Việt chỉ chủ yếu tiêu thụ xe nhập trong khu vực.

Gần đây, Chủ tịch Viện ô tô Thái Lan đã chỉ ra rằng, Việt Nam không chú trọng về công nghiệp phụ trợ. Chỉ có 33 công ty công nghiệp hỗ trợ cấp 1 và 181 công ty cấp 2 cung cấp linh phụ kiện cho 17 công ty lắp ráp nội địa, trong khi đó với Thái Lan, những con số tương ứng là 690, 1700 và 23. Hiện nay, hàng năm Thái Lan sản xuất trên 1,8 triệu xe, trong đó khoảng 1 triệu xe xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Nước bạn đầu tư có bài bản và rõ ràng nên họ thành công là điều dễ hiểu.

Một điểm đáng chú ý: Thái Lan xác định không phát triển thương hiệu xe nội địa. Đối với một nền công nghiệp ô tô còn non trẻ so với thế giới, việc xây dựng thương hiệu riêng ẩn chứa vô vàn rủi ro. Malaysia đã và đang nếm trải trái đắng với Proton, Perodua... lúc đầu khá ấn tượng nhưng càng lúc càng đuối, đến nay không cạnh tranh nổi với xe nhập khẩu, chứ chưa nói đến việc tấn công vào các thị trường nước ngoài. Do đó, Việt Nam càng không nên theo đuổi giấc mơ xa vời này.

Thái Lan và Việt Nam hoàn toàn có thể hỗ trợ lẫn nhau, từ những việc như tổ chức triển lãm xe hơi hàng năm cho đến chia sẻ dây chuyền công nghệ hay định hình chính sách, chiến lược... Chỉ là người Việt có chịu hay không thôi!

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Theo Autovina 

Tựa bài do Infonet đặt lại

Lên đời xe sang đón tết cùng Vinfast

Thị trường ô tô cuối năm sôi động khi lượng cầu tăng cao, nhiều khách hàng muốn “chốt” xe sớm để kịp hưởng chính sách ưu đãi 50% lệ phí trước bạ của Chính phủ trước thời điểm kết thúc vào ngày 31/12/2020.

Mazda ưu đãi đặc biệt 10 ngày cuối tháng 4/2020

Mazda đồng loạt tăng ưu đãi chỉ trong 10 ngày từ 20-30/4 cho các mẫu xe, trong đó bộ đôi SUV Mazda CX-8 và Mazda CX-5 có mức ưu đãi cao nhất lên đến 150 triệu đồng.

“Ngựa hoang” Mustang trở thành mẫu xe thể thao bán chạy nhất thế giới

Thương hiệu xe hơi Mustang vừa kỷ niệm 56 năm ra đời bằng việc giành hai ngôi vương về doanh số trên toàn cầu: Mẫu xe thể thao bán chạy nhất thế giới và mẫu xe coupe thể thao bán chạy nhất trong 5 năm liên tiếp.

All-New Mazda3 xứng đáng với danh hiệu "Thiết kế của năm"

“Chúng tôi muốn mang lại sức sống mới cho người dùng bằng niềm vui lái xe. Để làm được điều đó, thiết kế xe trước hết phải thực sự lay động lòng người”, Tổng giám đốc bộ phận thiết kế Mazda, ông Ikuo Maeda chia sẻ.

Vô lăng xe ô tô có thể bẩn hơn bồn cầu toilet công cộng gấp 4 lần

Từ những chiếc xe du lịch cỡ nhỏ cho đến những chiếc SUV, xe kéo cỡ lớn, dù có thiết kế ấn tượng, công nghệ hiện đại và các tính năng hỗ trợ người lái tiên tiến cũng không thể bảo vệ chiếc xe nào khỏi virus mang mầm bệnh.

Những mẫu tay ga giá rẻ nào tốt nhất hiện nay?

Hầu hết các mẫu xe ga hiện nay hướng đến khách hàng nữ giới với kiểu dáng thiết kế đẹp mắt, nhỏ gọn, linh hoạt và một mức giá phổ thông.

Mazda ưu đãi lên đến 100 triệu trong tháng 3

Thaco áp dụng Chương trình chăm sóc khách hàng đang sử dụng xe All-New Mazda3 với ưu đãi dịch vụ bảo dưỡng miễn phí lên đến 20.000 km dành cho toàn bộ khách hàng đã mua xe All New Mazda3 trước ngày 12/03/2020.

Nhu cầu mua xe mới giảm sút, Honda, Yamaha, Piaggio... có thể “gặp khó” ở Việt Nam

Theo dự báo, doanh số xe máy tại Việt Nam có thể giảm hơn 6% do những ảnh hưởng tiêu cực của suy giảm kinh tế thế giới và dịch Covid -19 khiến cho nhu cầu mua xe mới giảm.

Bộ lọc không khí Cabin có tác dụng gì? Vì sao cần quan tâm thiết bị này?

Giống như các bộ lọc khác trên xe, Hệ thống lọc không khí trong khoang xe được thiết kế đặc biệt để loại bỏ bụi bẩn, phấn hoa, các thực thể và vật chất khác ra khỏi luồng không khí lưu thông trong xe.

Loạt xe Nissan giảm giá tới 60 triệu đồng

Cả 4 mẫu xe mà Nissan đang phân phối tại Việt Nam đều đang được giảm giá từ 20 - 60 triệu đồng tại các đại lý. Các mẫu xe Sunny, Navara và Terra đang được giảm giá 20 – 40 triệu đồng tùy mẫu xe hoặc phiên bản.

Đang cập nhật dữ liệu !