ĐBQH: Chỉ rõ ngân hàng nào nợ xấu cao nhất, xử nghiêm lãnh đạo gây nợ xấu

ĐBQH kiến nghị cần chỉ rõ tổ chức tín dụng nào có tỷ lệ nợ xấu cao nhất, đánh giá xếp theo thứ tự để có giải pháp phù hợp. Đồng thời làm rõ trách nhiệm chủ quan trong từng giai đoạn của các lãnh đạo, cá nhân.

Cần làm rõ ngân hàng nào gây ra nợ xấu lớn nhất

Sáng 07/06, thảo luận tại Quốc hội về dự thảo Nghị quyết xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD), đại biểu Đinh Duy Vượt (Gia Lai) cho biết: “Các TCTD đang phải hạ mình đòi nợ, nhất là những khoản nợ khủng, cực xấu từ trước đó để lại. Tuy đã có kết quả nhất định song tình hình nợ xấu của các tổ chức tín dụng vẫn là cục máu đông gây ách tắc nền kinh tế, chậm bị xử lý ảnh hưởng đến nguồn vốn, doanh nghiệp khó vay, khó trả lãi suất ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng và cơ hội phát triển của các doanh nghiệp”.

Theo ông Đinh Duy Vượt, hiện nay vốn của các doanh nghiệp đều dựa vào ngân hàng là chính, vì vậy việc xử lý nợ xấu là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và cấp thiết, rất khó khăn song không thể kéo dài, không thể gói lại cho tương lai.

ĐBQH: Chỉ rõ ngân hàng nào nợ xấu cao nhất, xử nghiêm lãnh đạo gây nợ xấu - ảnh 1

ĐBQH Đinh Duy Vượt, đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai.

“Tôi hiểu nợ xấu này không phải hoàn toàn là lỗi từ các TCTD và đương nhiên Nhà nước không có trách nhiệm xử lý hết nợ xấu cho ngân hàng. Nhưng thực tế sự quan tâm của toàn xã hội đối với các vụ đại án nghìn tỷ đưa ra xét xử lộ rõ các quan chức thuộc các TCTD gây ra nợ xấu. Còn không ít vụ tương tự chưa bị lộ và mối liên hệ với các dự án nghìn tỷ đang đắp chiếu gây xót xa trong dư luận”.

Đại biểu Đinh Duy Vượt kiến nghị cần chỉ rõ tổ chức tín dụng nào có tỷ lệ nợ xấu cao nhất, đánh giá xếp theo thứ tự để có giải pháp phù hợp. Đồng thời làm rõ trách nhiệm chủ quan trong từng giai đoạn của các lãnh đạo, cá nhân.

“Nếu không làm rõ trách nhiệm từng giai đoạn, vô hình trung đã tạo điều kiện để phủi, đùn đẩy trách nhiệm  và miễn trừ trách nhiệm, thậm chí bỏ lọt tội phạm trong lĩnh vực này, tạo ra tiền đề xấu”.

Về quy định tổ chức mua bán nợ xấu được bán nợ xấu cho các tổ chức cá nhân gồm cả cá nhân tổ chức không có chức  năng mua bán nợ, ĐB Vượt cho rằng quy định này cần cân nhắc bởi dễ nảy sinh băng nhóm tội phạm, xã hội đen núp bóng doanh nghiệp cá nhân mua nợ, gây ra bất ổn trật tự xã hội. Bên cạnh đó, cần quy định rõ hơn tránh việc mua bán lòng vòng, lợi ích nhóm. Thậm chí. với quy định về chế tài trong thu giữ tài sản đảm bảo, đây là việc rất khó khăn vất vả, hậu quả pháp lý khó lường nên cần quy định chi tiết lực lượng công an tham gia phải đảm bảo thực thi đúng quy định của pháp luật.

Nợ xấu đã không còn là của riêng ngân hàng

Theo ĐB Phạm Phú Quốc (TP.HCM), thị trường mua bán nợ xấu không chỉ dành cho các TCTD mà dành cho các thành phần kinh tế khác. Vấn đề là phải tạo được thị trường mua bán nợ với sự tham gia của các thành phần kinh tế và người dân.

Nếu tài sản đảm bảo là BĐS, các doanh nghiệp BĐS và người dân sẽ quan tâm; nếu tài sản là ô tô, các DN kinh doanh ô tô, taxi và người dân sẽ quan tâm.

ĐBQH Phạm Phú Quốc cho rằng không thể dùng ngân sách để xử lý nợ xấu và phải để thị trường quyết định. Chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm của Hàn Quốc, sau khi phân loại nợ xấu, Chính phủ Hàn Quốc sẽ phát hành trái phiếu và được đảm bảo bởi tài sản đảm bảo, từ đó thu hút vốn của xã hội tham gia xử lý nợ xấu.

Đại biểu Nguyễn Sơn (tỉnh Hà Tĩnh) cho rằng vấn đề nợ xấu đã không còn là của riêng ngành ngân hàng, mà là vấn đề của cả nền kinh tế. Để giải quyết cần có sự tham gia của cả khách hàng, cả hệ thống chính trị. Tuy nhiên, ông Nguyễn Sơn cho rằng chỉ nên tập trung xử lý nợ nhóm 4 và nhóm 5, để tránh việc các TCTD lợi dụng Nghị quyết này.

Đồng thời với xử lý nợ xấu, Chính phủ cần xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức gây ra nợ xấu sao cho công khai minh bạch. Việc mua bán nợ xấu cũng phải công khai minh bạch theo đúng tinh thần của Nghị quyết.

ĐBQH: Chỉ rõ ngân hàng nào nợ xấu cao nhất, xử nghiêm lãnh đạo gây nợ xấu - ảnh 2

ĐBQH Nguyễn Sơn, đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh.

Để tạo sự đồng thuận trong xã hội cũng như tính khả thi của Nghị quyết, còn rất nhiều vấn đề và Quốc hội còn tiếp tục phải điều chỉnh nội dung Nghị quyết. Theo ĐB Vũ Thị Lưu Mai (TP. Hà Nội), cơ quan soạn thảo cần có đánh giá tác động của Nghị quyết này đối với đời sống xã hội. Vì để xử lý nợ xấu, bên cạnh biện pháp kinh tế còn có những chế tài thu giữ tài sản, cưỡng chế, kê biên tài sản, sẽ tác động đến bộ phận không nhỏ người dân.

“Chúng ta nên hình dung những khó khăn trước mắt để có biện pháp thực hiện,” ĐB Vũ Thị Lưu Mai nói. “Nghị quyết cũng chưa thể hiện rõ cơ chế thị trường trong xử lý nợ xấu, chưa thể hiện rõ về cơ chế đấu giá tài sản, chưa cụ thể hóa cơ chế thỏa thuận giữa các bên liên quan trong thực hiện thu giữ tài sản, định giá tài sản, cơ chế giải quyết tranh chấp”.

Bà Mai cho rằng cần bổ sung dự thảo Nghị quyết những quy định liên quan đến thanh tra, kiểm tra và trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc thực hiện Nghị quyết này. Đồng thời cần có công cụ pháp lý ổn định để ngăn chặn và xử lý nợ xấu trong tương lai. Đi đôi với xử lý nợ xấu cũng cần có biện pháp xử lý nợ xấu phát sinh.

ĐBQH: Chỉ rõ ngân hàng nào nợ xấu cao nhất, xử nghiêm lãnh đạo gây nợ xấu - ảnh 3

ĐBQH Phan Thị Mỹ Dung, đoàn ĐBQH tỉnh Long An.

Mặc dù xử lý nợ xấu cần phải có một cơ chế đặc thù, nhưng theo đại biểu Phan Thị Mỹ Dung (Long An), quy định về “cơ chế đặc thù” phải đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và khả thi.  Quy định về quyền thu giữ tài sản đảm bảo được quy định tại Điều 7 của dự thảo chỉ phù hợp và khả thi khi người thế chấp tài sản bảo đảm tại các TCTD đồng ý cho các tổ chức tín dụng thu giữ tài sản bảo đảm.

“Nhưng trong trường hợp họ không đồng ý, dù trước đó họ có thỏa thuận đồng ý cho các TCTD tự lưu giữ tài sản bảo đảm, thì việc các TCTD đơn phương tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm sẽ phát sinh một số vấn đề sau: Về tính hợp hiến, hiến pháp năm 2013 tại Điều 22 quy định công dân có quyền có nơi ở hợp pháp, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý” đại biểu Phan Thị Mỹ Dung nêu ý kiến.

Nguyễn Tuân

Cô gái Cần Thơ thu bộn tiền nhờ nghề độc lạ

Nhờ tạo ra những con vật, đồ vật siêu đáng yêu bằng len, cô gái ở Cần Thơ thu bộn tiền và tạo ra công ăn việc làm cho nhiều sinh viên.

Thị trường phía Tây đón nguồn cung căn hộ cao cấp mới

Quy hoạch hạ tầng tiện ích hiện hữu, sản phẩm độc đáo cùng chủ đầu tư uy tín là loạt lý do các dự án chung cư mới phía tây Hà Nội đều “đắt hàng”. Kịch bản này được dự báo tiếp tục xảy ra với những tòa căn hộ cuối cùng trong đại đô thị phía tây.

6 dấu hiệu nhận biết cuộc gọi mạo danh nhân viên ngân hàng

Một trong những dấu hiệu đáng lưu tâm nhất là khi khách hàng gọi lại số điện thoại nghi ngờ lừa đảo thì không có tín hiệu hoặc rất lâu mới có tín hiệu nhưng không có người bắt máy.

Sun Urban City - giải cơn khát đô thị cao cấp cho khu vực gần phía nam Hà Nội

Với quy hoạch hiện đại, hạ tầng đồng bộ và hệ thống tiện ích đẳng cấp, dự án Đô thị Thời đại - Sun Urban City hứa hẹn là không gian sống văn minh, lý tưởng của người Hà Nam cũng như cư dân mới ở miền Bắc.

Sự vươn mình của Đông Nam Á và dấu ấn ngân hàng Việt

Trong Top 200 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á của Fortune có 34 ngân hàng, riêng Việt Nam đóng góp 12 đại diện.

Từ đống vỏ sầu riêng vứt bỏ biến thành than sinh học, giấm gỗ bán giá cao

Trung Quốc đau đầu vì vỏ sầu riêng phát thải lượng CO2 khổng lồ, còn ở nước ta cả triệu tấn cũng bị vứt bỏ. Số vỏ 'trái cây tỷ đô' này đem làm than sinh học giúp giảm phát thải, đồng thời cho ra loại giấm gỗ bán với giá cao.

Hoa hậu Hà Kiều Anh lãi 900 lượng vàng trong thời gian ngắn nhờ mua bán đất

Hoa hậu Hà Kiều Anh tiết lộ tự lập khi khởi nghiệp, mua đất năm 16 tuổi, chưa bao giờ thua lỗ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

The Miami 5 tạo sức hút nhờ vị trí ‘siêu kết nối’

The Miami 5 - tòa tháp cuối cùng của phân khu The Miami đang thu hút sự quan tâm tại khu vực phía tây Thủ đô khi sở hữu loạt ưu thế “vàng” về vị trí.

Nở rộ phòng cho thuê cả chục người ở chung, cách nhau tấm rèm ở Hà Nội

Nhiều người hiện có xu hướng chuyển sang phòng ở ghép, thay vì thuê phòng trọ. Mô hình kiểu "ký túc xá", hay còn gọi là dormstay, giúp người thuê tiết kiệm chi phí, chỉ hết khoảng 1-1,3 triệu đồng/người/tháng.

Cát Bà hướng đến mô hình du lịch xanh, không khí thải carbon

Chiều 16/8, Công ty TNHH xây dựng dân dụng Phú Quốc (thành viên Tập đoàn Sun Group) đã tổ chức Lễ khởi công Dự án Khu Du lịch, dịch vụ thương mại Vịnh trung tâm Cát Bà quy mô hơn 45,7 ha, tổng mức đầu tư lên tới 12.495 tỷ đồng tại thị trấn Cát Bà.