"Dậy sóng" trước câu nói của Thủy Tiên "còn một chiếc dép thôi à"

Trong clip, một loạt các cụ ông, cụ bà đi một chiếc dép (thực chất là các cụ ngồi lên 1 chiếc dép còn lại - PV), kèm theo đó là tiếng của nữ ca sĩ Thủy Tiên “trời ơi tội nghiệp không, còn có chiếc dép à?”...

{keywords}
Hình ảnh ca sĩ Thủy Tiên đi hỗ trợ bà con bị ảnh hưởng lũ lụt ở miền Trung.

Mạng xã hội đang "dậy sóng" trước clip của Thuỷ Tiên phát quà từ thiện do các cá nhân, tổ chức uỷ thác cho cô thực hiện tại Kỳ Thịnh, Kỳ Anh, Hà Tĩnh.

Trong clip máy quay lia đến một loạt các cụ ông, cụ bà đi một chiếc dép (thực chất là các cụ ngồi lên 1 chiếc dép còn lại - PV), kèm theo đó là tiếng của nữ ca sĩ Thủy Tiên “trời ơi tội nghiệp không, còn có chiếc dép à?”...

Lập tức, đoạn clip này đã gặp nhiều luồng ý kiến trái chiều. Một số người cho rằng Thuỷ Tiên "diễn lố”, trong khi không ít người tỏ ra không hài lòng, cho rằng cô quay clip theo kiểu thiếu trân trọng những người gặp khó khăn vì mưa lũ.

Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng Thủy Tiên quay clip chủ yếu để minh bạch hoá thông tin quá trình đi hỗ trợ tới những người đã quyên góp. Trong đó, cô và trợ lý của mình đã có phần sơ suất, thiếu tinh tế dẫn tới những ý kiến chê trách.

Đi làm từ thiện có cần quay clip không?

Không bình luận cụ thể về trường hợp clip của Thuỷ Tiên do không xem livetreams nhưng anh Nguyễn Ngọc Long (Truyền thông Trăng đen) cho rằng các tổ chức, cá nhân hoàn toàn có thể quay clip khi đi làm từ thiện. Bởi đó là một trong những cách để minh bạch hoá thông tin và để phục vụ công tác tuyên truyền. Khi mình thay người khác đi trao gửi tấm lòng của họ thì ngoài minh bạch hoá thông tin, tuyên truyền rất quan trọng.

“Khi bạn muốn làm công việc có sự chung tay của nhiều người, lan toả nhiều hơn nữa công việc đang làm thì bạn cần phải tuyên truyền, truyền thông để kêu gọi thêm. Việc quay clip lại chính là tư liệu. Do đó, quay clip hoàn toàn nên thực hiện”, anh Nguyễn Ngọc Long cho biết.

Tuy nhiên, anh Nguyễn Ngọc Long nhấn mạnh vấn đề ở đây cần đặt ra là quay như thế nào. Ví dụ như, bây giờ bạn quay cảnh đi đến vùng lũ có một gia đình mất thành viên. Thành viên còn lại gào khóc, lăn lộn đau đớn. Nhìn cảnh ấy, bạn rất xúc động. Bạn liền phát livetreams với suy nghĩ những hình ảnh đưa lên sẽ khiến cộng đồng xúc động giống bạn và tiếp tục chung tay giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.

“Thế nhưng liệu bạn đã nghĩ đến tình huống người dân mất người thân họ có muốn bạn quay hình ảnh ấy rồi phát tán ra ngoài hay không?

Thứ hai, trong khi quay cảnh người ta than khóc có thể vô tình lọt vào khung hình hình ảnh trên tay họ có nhẫn vàng hay trên người là bộ đồ thời trang... 

Rõ ràng việc họ khốn khổ, đau đớn vì mất người thân với dung mạo bên ngoài không mâu thuẫn với nhưng những yếu tố nho nhỏ đó, nhưng khi được tung lên mạng xã hội không khéo khiến người xem không ở trong cảnh đấy sẽ hiểu sai vấn đề đi, họ có thể nghĩ nhân vật trong clip đang diễn. Như thế đâu đó câu chuyện bị gợn lên!”, anh Long phân tích.

Điều đó cũng giống như việc ai đó quay những em bé trong vùng lũ đói khổ đang bốc cơm ăn, hoặc đang khóc ré lên… Người quay cho rằng đó là tốt nhưng vô hình trung đang xâm hại quyền của các em, đó là việc đưa mặt các em lên clip mà chưa xin phép bố mẹ các em.

Do đó, một lần nữa, anh Ngọc Long nhắc lại, câu chuyện ở đây không phải là có nên quay clip hay không mà là quay như thế nào để phục vụ cho mục đích kêu gọi từ thiện, minh bạch hoá thông tin, tuyên truyền nhưng đừng làm ảnh hưởng một cách vô tình đến những người trong cuộc, đến mục tiêu tốt đẹp mà chúng ta đang làm.

“Đấy mới là cái khó! Nên quay clip nhưng cần cẩn trọng và phải biết quay như thế nào là tốt nhất”, anh Long nói.

Anh Nguyễn Ngọc Long không tán đồng trước luồng ý kiến cho rằng Thủy Tiên đang làm hình ảnh quá "lố" tại một số clip.

“Mọi người bình tĩnh, không nên quá vội vã trong việc phán xét, hãy tìm hiểu mục đích thực sự của Thuỷ Tiên là gì. Khi có trùng mục tiêu, suy nghĩ với nhau thì hãy góp ý với tính chất xây dựng. Nếu không thì tốt nhất là im lặng”, anh Long nhấn mạnh.

Ngô Huyền 

Bạn trai cũ đăng 'ảnh nóng' lên mạng, cô gái đòi bồi thường 6,3 tỷ USD

Cô gái 26 tuổi kiện bạn trai cũ, đòi bồi thường 6,3 tỷ USD vì người này chia sẻ "ảnh nóng" của cô trên mạng xã hội.

Hành trình thiện nguyện từ 16 tuổi của chàng trai 'chỉ thích cho đi'

Mơ ước hoạt động thiện nguyện trở thành thói quen thường trực của giới trẻ, Lê Văn Phúc thành lập nhóm từ thiện ngay khi đang học lớp 11. Sau 4 năm hoạt động, nhóm đã thực hiện thành công nhiều dự án, chiến dịch lớn khiến ai cũng bất ngờ.

Tuổi 35 của Hoàng Thùy Linh có tất cả, chỉ thiếu... chồng

Ca sĩ Hoàng Thùy Linh được nhận xét ngày càng trẻ hơn nhờ phong cách thời trang cá tính.

Cuộc trò chuyện tình cờ giúp nữ sinh ĐH Ngoại thương kiếm hơn 40 triệu/tháng

Chưa tốt nghiệp đại học, Lan Nhi đã là quản lý bán hàng một startup trên sàn thương mại điện tử quốc tế, thu nhập 2.000 – 3.000 USD/tháng. Câu chuyện khởi nghiệp của nữ sinh bắt đầu từ lần tình cờ nói chuyện với một người bạn...

Nữ sinh chuyên Ams: Vào Đảng năm lớp 12, muốn thành giáo viên Hóa

Ngoài yêu thích môn Hóa học, nữ sinh trường Ams còn dành đam mê với Hội họa. Thành tích học và những giải thưởng, hoạt động ngoại khóa đã giúp em vào Đảng khi mới là học sinh lớp 12.

Thủ khoa ngành CNTT: Lương nghìn đô từ năm 3 đại học

Tháng 12/2022, Lê Nhật Tường kết thúc chặng đường bốn năm đại học và là thủ khoa đầu ra Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM với bình quân toàn khóa học đạt 9,2/10.

Tố cáo thầy giáo quan hệ tình dục với học sinh lớp 9

Cơ quan CSĐT Công an huyện Nam Đàn (Nghệ An) đã gửi thông báo đến Trường THCS Tân Dân, xã Hùng Tiến về việc tạm giữ thầy L.V.H. để điều tra hành vi quan hệ tình dục với học sinh.

Thầy giáo chia sẻ công thức khởi nghiệp thành công cho người trẻ

Theo ThS Việt, có ý tưởng tốt và phù hợp chỉ có thể là một điểm cộng chứ không thể bảo chứng cho việc khởi nghiệp thành công được. Việc kinh doanh thành công cần nhiều hơn như thế.

Từng bị bắt nạt vì ngoại hình, nam sinh 90kg 'lột xác' làm MC

Từng có thời gian nặng gần 90kg, thường xuyên bị bạn bè bắt nạt, Sơn quyết tâm giảm cân. Năm thứ 3 đại học, nam sinh tham gia nhiều công việc, thu nhập cao điểm lên tới 150 triệu/tháng.

Lý do trường học Nhật Bản đưa chứng khoán vào chương trình bắt buộc

Một công ty chứng khoán mới đây đã ký thỏa thuận với một loạt trường THCS và THPT của Nhật Bản để đưa chứng khoán vào chương trình giảng dạy, cải thiện kiến thức tài chính cho học sinh.

Đang cập nhật dữ liệu !