Dạy nghề, tạo sinh kế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ học nghề, 86,1% người dân tộc thiểu số (DTTS) từ 15 tuổi trở lên đã có việc làm.

Thời gian qua, các chính sách hỗ trợ đào tạo, dạy nghề người DTTS đã giúp cho khoảng trên 1,1 triệu người được học nghề, có việc làm, chiếm hơn 14 % trên tổng số gần 8 triệu người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động.

Tăng cường phổ cập giáo dục vùng khó khăn

Công tác xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho đồng bào DTTS tiếp tục được quan tâm, trung bình mỗi năm huy động được khoảng 30 nghìn người từ 15-60 tuổi tham gia các lớp học xóa mù chữ. Năm 2019, tỷ lệ người biết chữ độ tuổi từ 15-60 của toàn quốc là 97,85%, tỷ lệ người DTTS từ 15-60 tuổi biết chữ là 93,7%; năm 2019, có 80,9% người dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông. Năm học 2018-2019, toàn quốc có 316 trường phổ thông dân tộc nội trú ở 49 tỉnh, thành phố với gần 110 nghìn học sinh. Trường phổ thông dân tộc bán trú đã được thành lập ở 28 tỉnh, với quy mô 1.097 trường và hơn 185 nghìn học sinh.

Hiện nay, đã có 51/53 dân tộc thiểu số có học sinh, sinh viên cử tuyển. Cả nước có 04 trường dự bị đại học, 01 trường phổ thông dân tộc nội trú đào tạo hệ dự bị đại học dân tộc và 03 khoa dự bị đại học dân tộc thuộc các trường đại học, đào tạo hơn 5.000 học sinh dự bị/năm. Các chính sách hỗ trợ đào tạo, dạy nghề người dân tộc thiểu số đã hỗ trợ đào tạo khoảng trên 1,1 triệu người, chiếm hơn 14% trên tổng số gần 08 triệu người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động. Đến năm 2019, có 10,3% người dân tộc thiểu số đã qua đào tạo, có bằng, chứng chỉ; 82,1% người DTTS từ 15 tuổi trở lên có việc làm.

Chính phủ đã có nhiều chương trình, chính sách, dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở vùng đồng bào DTTS và miền núi như: Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình 135, Chương trình 30A,… Qua các chương trình, dự án đầu tư của Chính phủ, mạng lưới trường, lớp học thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển nhanh, hầu như các xã đều có trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, nhiều trung tâm cụm xã có trường trung học phổ thông. Tuy nhiên, chất lượng phòng học ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núicòn kém, số lượng trường học bán kiên cố và đơn sơ còn nhiều là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tỷ lệ trường được công nhận đạt chuẩn ở địa bàn vùng đồng bàO DTTS và miền núi còn thua kém so với vùng phát triển.

{keywords}
Anh Vàng A Hồng xã Pha Long, huyện Mường Khương (Lào Cai) thành công với mô hình chăn nuôi gà theo hướng công nghiệp. Ảnh: Tâm Tâm

Đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Những năm qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng DTTS. Hiện có 12 chính sách, gồm 8 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 4 Nghị định của Chính phủ liên quan đến lĩnh vực giáo dục của đồng bào DTTS.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực cho đồng bào DTTS được thể hiện qua bốn nhóm: chính sách phát triển hệ thống trường chuyên biệt vùng DTTS và MN; chính sách ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng; chính sách hỗ trợ đối với người học về học bổng, hỗ trợ học tập, miễn, giảm học phí, chế độ cử tuyển, tuyển thẳng vào đại học, dự bị đại học, cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh, ưu tiên trong đào tạo, chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên… và chính sách đầu tư đối với các cơ sở đào tạo vùng DTTS và miền núi. Đối với chính sách đào tạo, dạy nghề người DTTS, cả nước đã hỗ trợ đào tạo trên 1,1 triệu người.

Được biết, nhiều tỉnh thành đã có các chính sách quan tâm đến công tác giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số như: Tổ chức các phiên giao dịch việc làm thu hút đông đảo các doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề và người lao động tham gia; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, trong đó ưu tiên đào tạo lao động nông thôn, người DTTS, hộ nghèo, cận nghèo. Công tác giải quyết việc làm được quan tâm. Qua đó, từng bước góp phần tạo điều kiện cho hộ nghèo DTTS, hộ nghèo ở các xã, thôn, làng đặc biệt khó khăn tăng gia phát triển sản xuất, mang lại thu nhập ổn định, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, vươn lên trong cuộc sống, thoát nghèo và hạn chế được tình trạng trông chờ ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước.

Một trong những phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 được Đại hội XIII của Đảng xác định, đó là: “Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động, nhất là ở nông thôn”.

Nhằm phục vụ đường lối lãnh đạo, mục tiêu chung đã được Đại hội XIII đề ra trên địa bàn vùng DTTS và miền núi, Ủy ban Dân tộc đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ dự kiến mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp tục là một nội dung trong mục tiêu tổng quát. Mục tiêu cụ thể là phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo có chứng chỉ, bằng cấp trên 70%, lao động đến tuổi có việc làm, thu nhập ổn định trên 90%; trên 95% cán bộ, công chức xã có trình độ trung cấp chuyên nghiệp trở lên, trong đó trên 70% có trình độ đại học và trung cấp lý luận chính trị trở lên.

Để đạt được các mục tiêu trên, Ủy ban Dân tộc sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo quy hoạch hợp lý các trường phổ thông dân tộc nội trú; đẩy mạnh phát triển các trường phổ thông dân tộc bán trú. Quan tâm quy hoạch, đầu tư hệ thống trường dự bị đại học dân tộc ở vùng Trung du miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Khẩn trương triển khai hệ dự bị đại học tại Học viện Dân tộc để bồi dưỡng, đào tạo đại học các chuyên ngành vùng DTTS còn thiếu như: bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư công nghệ thông tin, chế biến nông, lâm sản.

Đổi mới căn bản phương thức cử tuyển học sinh DTTS đi học đại học theo hướng học sinh DTTS rất ít người, học sinh nhóm dân tộc có tỷ lệ tốt nghiệp đại học/dân số dưới 1% phải trải qua học dự bị đại học hệ 1 năm hoặc 2 năm để đạt mặt bằng kiến thức chung trước khi học đại học nhằm nâng cao chất lượng đầu vào, làm cơ sở nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của vùng DTTS và miền núi.

Tâm Tâm

Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”

Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.

Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến

Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.

Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!

Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.

Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.

Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nhiều  mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số,  vươn lên thoát nghèo.

Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch

Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.

Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số

Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.

Gắn kết tình quân dân

Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.

Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng

Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.

Tình người trong đại dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.

Đang cập nhật dữ liệu !