Đây là lý do giá bất động sản không giảm, không thể chờ giá giảm mới mua

Nhiều ý kiến phân tích cho rằng, không nên đợi thị trường lao dốc để có thể mua bất động sản với giá tốt hơn bởi lẽ, dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng bất động sản vẫn không có chuyện giảm giá hay xả hàng.

{keywords}
Ảnh minh họa

Dù bị ảnh hưởng chung bởi dịch bệnh nhưng giá bất động sản vẫn không giảm. Vì sao lại thế?

Phân tích về các giai đoạn của thị trường, TS Đinh Thế Hiển - chuyên gia kinh tế đặt câu hỏi vì sao trong giai đoạn này nhà đầu tư rất băn khoăn không biết có nên đầu tư bất động sản hay không? Ông cho rằng, mấu chốt duy nhất do giá đã tăng quá mạnh trong suốt nhiều năm nay.

Theo đó, vị chuyên gia này phân tích, giai đoạn năm 2007 – 2008, giá bất động sản tăng rất mạnh rồi chững lại. Năm 2013, giá bất động sản lại đi xuống rất mạnh.

Sang năm 2014, khi giá bất động sản đã xuống, thị trường nhận định mua được rồi nên bắt đầu sôi động, đến năm 2015 lại là năm bất động sản bắt đầu tăng giá.

“Giai đoạn 2014 – 2015 và sang năm 2016, bất động sản bắt đầu lấy lại giá đã mất đi trong vòng 5 năm từ 2008 – 2012. Nhưng giai đoạn 2016 – 2018 giá bất động sản tăng rất nhanh, không có miếng đất nào không tăng từ 2-3 lần. Sang năm 2019 thì nhiều nhận định cho rằng, giá bất động sản tăng như vậy sẽ có thời gian đi ngang; chỉ còn kỳ vọng ở một số vùng đất mới, chưa có sốt nóng nhiều. Từ cuối năm 2019 đến thời điểm này, thị trường bất động sản cũng bị ảnh hưởng chung bởi dịch bệnh. Nhất là phân khúc cho thuê giá giảm khá mạnh...”, ông Hiển phân tích.

Vị chuyên gia đặt câu hỏi: Thị trường bất động sản hiện nay không tăng giá là do dịch Covid-19 hay là do giá đã tăng quá mạnh từ 2016 đến 2019 và cần có thời gian đi ngang? Ông Hiển cho rằng, thị trường bất động sản cần có một thời gian đi ngang cho đến năm 2021 thì mới có thể tăng giá lại một cách hợp lý.

Cũng nhận được nhiều câu hỏi từ khách hàng, người mua nhà hỏi vì sao dù thị trường bất động sản bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng giá không giảm? Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt - Phó Giám đốc, Trưởng bộ phận tiếp thị dự án nhà ở CBRE cho hay, vấn đề chính nằm ở nguồn cung.

“Chúng tôi nhận thấy, nguồn cung thị trường từ năm 2019 đã giảm mạnh nhưng nhu cầu thị trường vẫn tăng. Bước sang đầu năm 2020 xu hướng nguồn cung vẫn giảm do các dự án bị kẹt pháp lý, tuy nhiên, nhu cầu thị trường cao. Khi dịch bệnh diễn ra khiến nhiều dự án không triển khai được, ít dự án được mở bán. Nhưng nhu cầu nhà ở luôn cao nên các chủ đầu tư vẫn tin tưởng vào sức hấp dẫn và mức độ hấp thụ cao của thị trường nên duy trì giá bán ở mức cao, khó có xu hướng giảm.

Mặt khác, giá đất bình quân chung không giảm nên các chủ đầu tư phát triển dự án với các chi phí không giảm thì khi đưa ra giá bán, xu hướng giảm là không thể. Mặc dù dịch bệnh kéo dài, nhưng các dự án vẫn có mức độ hấp thụ cao. Chúng tôi nhận thấy khả năng bán hết căn hộ trong đợt mở bán đầu tiên vẫn đạt mức hơn 75%, nhu cầu thị trường cao là yếu tố thúc đẩy thị trường phát triển”, ông Kiệt lý giải.

Chính vì vậy, ông Kiệt cho rằng, ở thị trường sơ cấp khó có việc giảm giá mạnh, trong thời gian tới xu hướng vẫn có thể tăng nhưng mức độ tăng có thể điều chỉnh thấp hơn so với các năm trước. Ít nhất 6 tháng đến 1 năm tới, bất động sản không có chuyện giảm giá.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Trần Khánh Quang - Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa cho rằng, dịch bệnh nhưng giá bất động sản không xuống là điều kỳ lạ.

Vị lãnh đạo này cho hay, thực ra, từ cuối năm 2019, các nhà đầu tư chuyên nghiệp họ đã dự đoán được năm 2020 là một năm cực kỳ khó khăn bởi giá bất động sản khi ấy rất cao. Cùng với việc ngân hàng “siết” tín dụng nên rất khó khi vay đầu tư bất động sản nên các chủ đầu tư, các nhà đầu tư chuyên nghiệp có sẵn kế hoạch dự phòng cho năm 2020.

“Đến tháng 2/2020, khi xuất hiện dịch bệnh thì thị trường bất động sản đứng yên, không có giao dịch trong thời gian tháng 2, tháng 3. Vì dịch bệnh và bất động sản “đứt” nhưng thực ra điều này đã đúng trong kế hoạch nên không thấy hiện tượng bán xả hàng, giảm giá trên thị trường”, ông Quang nói.

Ngoài ra, theo ông Quang, đối với những nhà đầu tư chuyên nghiệp luôn có kế hoạch dài hạn cùng với việc Chính phủ kiểm soát tốt dịch bệnh nên thị trường bất động sản vẫn trụ vững. Trong thời gian ảnh hưởng của dịch bệnh đã xuất hiện một xu hướng bỏ phố về vườn là cách được các nhà đầu tư quan tâm, họ tìm mua những sản phẩm bất động sản tại các thị trường vùng ven để đầu tư dòng tiền.

Chính vì thế, các chuyên gia cho rằng, không nên đợi thị trường lao dốc để có thể mua bất động sản với giá tốt hơn bởi ít nhất trong 6 -12 tháng tới trên thị trường sơ cấp, giá bán có thể điều chỉnh đi ngang hoặc tăng nhẹ do các chủ đầu tư có áp lực buộc phải bán hàng nhanh.

Còn đối với thị trường thứ cấp, sẽ có xu hướng bán tháo đối với các nhà đầu tư lướt sóng; nhưng tình trạng này chỉ xảy ra cục bộ ở một số dự án và khu vực nhất định và không nhiều. Do đó, đây là cơ hội tốt cho người mua nhà để ở.

Minh Thư

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

TP.HCM dùng hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng để bố trí tái định cư

Hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng tại TP.HCM sẽ được dùng làm quỹ nhà tái định cư cho 450 dự án đầu tư công. Gần 5.000 nhà đất khác đã có chủ trương bán đấu giá.

Lãi suất cho vay mua nhà bao nhiêu sẽ kích cầu bất động sản?

Lãi suất điều hành liên tục giảm nhưng lãi suất cho vay mua nhà vẫn chưa hạ nhiều như năm 2021-2022. Theo chuyên gia đánh giá, lãi suất cho vay phải hạ thêm 1 - 2% mới có tác động tốt hơn tới thị trường bất động sản.

Chung cư Hà Nội tăng giá 73% sau 4 năm, thấp nhất 35 triệu đồng/m2

Dù thị trường bất động sản khó khăn chung, nhưng giá chung cư tại Hà Nội không giảm mà còn tăng liên tiếp 18 quý. Giá bán sơ cấp trung bình đạt 53 triệu đồng/m2, sắp tới sẽ giảm hay tăng tiếp? .

Các khoản vay nghìn tỷ có vấn đề của ái nữ Vạn Thịnh Phát, Đồng Tâm ở Sacombank

Sacombank vi phạm trong cho vay đối với CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản Dấu Ấn Sài Gòn, doanh nghiệp do bà Trương Huệ Vân, ái nữ của gia tộc Vạn Thịnh Phát, làm đại diện theo pháp luật.

Đại gia bị chặn giao dịch BĐS Nguyễn Cao Trí, mạng lưới kinh doanh cực khủng

Dù khá kín tiếng nhưng ông Nguyễn Cao Trí được biết đến là một doanh nhân hàng đầu trong ngành công nghiệp thực phẩm và dịch vụ ăn uống (F&B), sở hữu chuỗi nhà hàng Capella đình đám và loạt bất động sản khủng.

'Điểm nóng' phân lô bán nền của Lâm Đồng giao dịch giảm mạnh

Là một trong hai “điểm nóng” phân lô bán nền của tỉnh Lâm Đồng, thị trường bất động sản TP. Bảo Lộc có chiều hướng trầm lắng, giao dịch giảm.

Thanh tra Chính phủ phát hiện loạt vi phạm về đất đai, sân golf ở Yên Bái

Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân chưa thực hiện đúng quy định trong quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, sử dụng đất đai tại Yên Bái giai đoạn 2010 – 2020.

Lãi suất liên tục giảm, khi nào bất động sản 'nóng' trở lại?

Lãi suất hạ nhiệt phần nào tác động đến thị trường bất động sản, nhất là đến tâm lý thị trường, thanh khoản có sự cải thiện. Thị trường bất động sản từ nay đến cuối năm sẽ thay đổi ra sao?

Hà Nội mạnh tay xử lý dự án ven đô ‘ôm' đất rồi bỏ hoang

Cử tri huyện Quốc Oai, Đan Phượng đề nghị UBND TP Hà Nội xem xét việc triển khai thực hiện nhiều dự án nếu không thì thu hồi sau nhiều năm dự án “ôm đất” bất động.