Đầu xuân thăm chốn danh sơn

Đã đôi lần về thăm Côn Sơn - Kiếp Bạc, nhưng lần nào tôi cũng có một cảm giác bâng khuâng đến thẫn thờ trước thế giới thâm nghiêm, u tịch, nhưng vẫn sáng ngời ánh hào quang truyền lại từ các bậc tiền nhân - những anh linh nhân kiệt của đất nước…

Đầu xuân thăm chốn danh sơn

Không khí ở Côn Sơn vào bất cứ mùa nào cũng mát lành, bởi nơi đây có tấm thảm thực vật lý tưởng. Vào những ngày đầu xuân mưa lất phất, cây cối đua nhau nảy lộc, trời đất Côn Sơn hòa quyện với nhau. Đến Côn Sơn - Kiếp Bạc là dịp hướng lòng về sự thanh trong, ôn lại truyền thống anh hùng của dân tộc và tìm hiểu, học tập về công lao, sự nghiệp, nhân cách của các bậc danh nhân.

Xưa, sách Cao Biền di cảo và Chí Linh phong vật chí chép rằng: Côn Sơn, Kiếp Bạc mạch tự Huyền Đinh, thế ngăn Đông Bắc, bốn phương quy phục, núi sông kỳ hình, kỳ dạng, long bàn, hổ cứ, như muôn quân, nghìn tướng chầu về… ở đất này sẽ được hưởng phúc muôn đời…

Khu di tích danh thắng Côn Sơn bao gồm cả núi Kỳ Lân và núi Ngũ Nhạc liền kề; Đền Kiếp Bạc tựa lưng vào núi Trán Rồng, trước mặt là sông Lục Đầu. Côn Sơn – Kiếp Bạc lại tiếp giáp với dãy núi Phượng Hoàng thuộc địa phận 2 xã Cộng Hoà và Văn An và núi Rùa phía tây bắc tạo thành một vùng đất quần tụ đủ tứ linh; ngũ nhạc; lục đầu giang. Đó là sự sắp đặt kỳ diệu của tạo hoá đối với khu vực di tích danh thắng Côn Sơn – Kiếp Bạc.

Đầu xuân thăm chốn danh sơn

Côn Sơn-Kiếp Bạc

Người xưa coi Lục Đầu Giang là nơi hợp lưu của 4 dòng đức lớn trong vũ trụ mang thái bình tức là mang yên ổn thịnh vượng về cho trăm họ, muôn dân. Ở nơi đây đường thuỷ, đường bộ rất thuận tiện, có thể thuận tới Thăng Long, lên ngược, về xuôi, ra biển đều dễ dàng, nên đây là vị trí chiến lược, “quyết chiến điểm” mà cả quân dân Đại Việt cũng như quân xâm lược phương Bắc đều cần chiếm giữ trong các cuộc chiến tranh. Sông Lục Đầu Giang là đoạn sông trước cửa đền Kiếp Bạc kéo xuống đến ngã ba sông thuộc địa phận Trần Xá phía dưới Phả Lại huyện Chí Linh được tạo nên bởi 6 đầu sông (Sông Đuống, Sông Cầu, Sông Thương, Sông Lục Nam, Sông Kinh Thầy, Sông Thái Bình) hợp lại.

Đầu xuân thăm chốn danh sơn

Lễ hội Côn Sơn

Đứng từ Bàn cờ Tiên phóng tầm mắt ra xung quanh, mây trôi từng lớp như vạt áo tiền nhân ẩn hiện trong vòng cung Đông Triều - Yên Tử xám mờ đầy bí mật. Văng vẳng tiếng chuông, tiếng mõ, tiếng kinh kệ như của Thiền tổ Trúc Lâm Huyền Quang, gõ nhịp hành trình vạn kiếp nhân gian. Lặng ngắm một mảnh giang sơn gấm vóc, nằm trong thung lũng trù phú được bao bọc bởi dãy núi Rồng và sáu con sông hòa dòng chảy, nơi Vua Trần và các tướng lĩnh đã dựa vào thế núi dáng sông làm thành lũy trấn giữ Kinh thành Thăng Long xưa…

Xưa, Bàn cờ tiên còn có tên gọi là Am Bạch Vân (có nghĩa là Am mây trắng), đỉnh núi là nơi Trời - Đất giao hòa, thần tiên chọn làm nơi giao tiếp với hạ giới. Truyền thuyết kể lại rằng, vào những ngày mây trắng bao phủ, tiên trên trời thường bay xuống đánh cờ trên đỉnh Côn Sơn. Một hôm đang mải mê đánh cờ, bỗng nghe có tiếng người ồn ào, các vị liền bay đi để lại bàn cờ đang đánh dở, nên có tên gọi là Bàn Cờ tiên. Hiện nay trên Am Bạch Vân có dựng một nhà bia theo kiểu vọng lâu, hai tầng tám mái cổ kính. Ở đây, du khách có thể nhìn về bốn phía bao quát trong tầm mắt cảnh núi sông hùng vĩ. Từ Chùa Côn Sơn lên Bàn Cờ tiên có hàng trăm bậc đá từ nhiều thế kỷ trước, nay đã được khôi phục gồm trên 600 bậc.

Ông Trưởng ban quản lý di tích kể cho chúng tôi nhiều điển tích ở nơi đây, trong đó câu chuyện về đôi xương chân voi thật cảm động.

Truyền thuyết kể rằng, đôi xương đó là của con voi chiến được Dã Tượng, một gia tướng quản và huấn luyện, đã cùng Trần Hưng Đạo xông pha chiến trận, lập nhiều chiến công lớn và rất có nghĩa với chủ. Khi bị sa lầy ở sông Hoá, Trần Hưng Đạo tìm mọi cách cứu voi lên nhưng không được.

Vì việc quân gấp, Hưng Đạo Vương phải để voi lại và dùng ngựa đi tiếp. Người rút gươm chỉ xuống dòng sông “Trận này không thắng ta quyết không về qua sông này nữa”. Nói rồi ra đi. Con Voi nhìn theo chủ ứa nước mắt. Về sau nhân dân đã tạc con voi đá để thờ. Người đời sau đã tìm thấy đôi xương chân voi liền dâng về đền Kiếp Bạc.

Côn Sơn, Yên Tử, Quỳnh Lâm/ Vĩnh Nghiêm chưa đến thiền tâm chưa đành”

Xưa nay, người đời tìm đến Côn Sơn là cuộc tìm về với căn nhà vũ trụ, nơi hoà hợp tột cùng của âm dương, sơn thuỷ và trời đất. Để ở đó, con người được hưởng thụ khí trời trong mát, với hương rừng, gió núi và tiếng ca muôn thuở của suối chảy, thông reo; được đắm mình trong hồn thiêng sông núi, trong cổ tích ngàn năm còn rung động trái tim của muôn triệu con người. Côn Sơn là mảnh đất có bề dayf văn hoá hiếm có.

Ở đây, văn hoá Phật giáo, văn hoá Nho giáo và văn hoá Lão giáo cùng tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỷ, nhưng tất cả đều thấm đẫm bản sắc văn hoá Việt, đều để lại dấu ấn qua mỗi công trình xây dựng, qua từng chi tiết kiến trúc, chạm khắc.

Tháng 2-1965, Hồ Chủ tịch về thăm Côn Sơn. Người đã lên thăm Thạch Bàn, Thanh Hư động và đọc văn bia trước cửa chùa Hun, bằng sự trân trọng thiêng liêng và niềm giao cảm đặc biệt đối với cổ nhân. Nhiều thế kỷ qua, những giá trị lịch sử – văn hoá lớn lao của Côn Sơn – Kiếp Bạc, cùng với danh thơm, sự nghiệp của các bậc vĩ nhân đã toả rọi hào quang vào lịch sử và văn hoá dân tộc. Sự linh thiêng của Kiếp Bạc, Côn Sơn tồn tại vĩnh hằng cùng sông núi nước Nam. Côn Sơn – Kiếp Bạc mãi mãi là những chốn thờ tự thiêng liêng, nơi đặt niềm tin nhân thế.

Côn Sơn - Kiếp Bạc, một năm có hai kỳ hội xuân thu, song quanh năm khách hành hương vẫn lui tới tưởng nhớ tiền nhân và thưởng ngoạn cảnh sắc. Và cho dù có đông khách đến mấy thì khu di tích này vẫn giữ được vẻ tĩnh mịch, cổ kính, thâm nghiêm khiến lòng người và cảnh vật cùng thuận hoà, thư thái.

Côn Sơn - Kiếp Bạc đã trở thành mảnh đất tâm linh, nơi tìm về dâng tấm lòng tri ân thành kính và lời cầu mong được phù giúp chiến thắng mọi trở lực trong cuộc sống của biết bao thế hệ người Việt.

Hữu Thắng

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !