Đầu thú: Nguyễn Hữu Dưỡng sẽ thoát án tử hình?
Đầu thú: Nguyễn Hữu Dưỡng sẽ thoát án tử hình?
Đơn giản như đăng ký kinh doanh cửa hàng vàng (!)
Cả làng sốc khi biết Dưỡng là kẻ giết chủ tiệm vàng
Công bố diễn biến phá án cướp tiệm vàng Vững Bắc
Hung thủ sát hại chủ tiệm vàng Vững Bắc ra đầu thú
Đã xác định được nơi ẩn náu của kẻ giết bà chủ tiệm vàng?
Ba ngày sau khi gây ra vụ án tại tiệm vàng Vững Bắc (Vạn Điểm, Thường Tín, Hà Nội), lo lắng trước sự truy lùng ráo riết của các lực lượng chức năng, cộng với sự động viên của người thân và công an xã, nghi phạm Nguyễn Hữu Dưỡng, sinh năm 1985, trú tại Đông Cường, Đông Hưng, Thái Bình đã ra đầu thú và được di lý về Công an thành phố Hà Nội phục vụ công tác điều tra.
Vậy, việc đầu thú có giúp Dưỡng thoát khỏi án tử hình? PV Infonet đã có cuộc trao đổi với Luật sư Hoàng Ngọc Biên, Trưởng văn phòng Luật sư Cát Tường - Đoàn luật sư TP.Hà Nội về vấn đề này.
![]() |
Ảnh: Luật sư Hoàng Ngọc Biên - Trưởng văn phòng Luật sư Cát Tường. |
Xin Luật sư cho biết hành vi của nghi phạm Nguyễn Hữu Dưỡng phạm vào tội gì?
- Theo các thông tin về vụ án được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng thì hành vi của bị can Nguyễn Hữu Dưỡng đã cấu thành hai tội: giết người và cướp tài sản. Dưỡng đã có những hành vi nhằm tước đoạt tính mạng, quyền được sống của nạn nhân đến cùng; việc không lấy được vàng, bạc, tiền của tiệm vàng hoàn toàn nằm ngoài ý muốn của Dưỡng. Cả hai tội này đều có khung hình phạt cao nhất là tử hình.
Việc nghi phạm Dưỡng đầu thú và Dưỡng phạm tội do quẫn bách vì nợ nần có được xem là tình tiết giảm nhẹ hình phạt cho Dưỡng?
- Phải nói rằng đầu thú hoàn toàn khác với tự thú. Nếu sau khi thực hiện hành vi phạm tội, khi cơ quan chức năng chưa phát hiện ra, Dưỡng ra tự thú thì có thể sẽ được giảm khung hình phạt. Trong vụ án này, Dưỡng chỉ thú nhận hành vi phạm tội của mình khi không thể trốn tránh được nữa, cộng với sự vận động, động viên của gia đình, họ hàng và công an xã nên hành vi này của Dưỡng có được xét đến khi lượng hình nhưng sẽ không nhiều.
Việc quẫn bách do nợ nần dẫn đến hành vi phạm tội của Dưỡng cũng không được coi là tình tiết giảm nhẹ. Pháp luật chỉ “nương tay” đối các trường hợp phạm tội trong trường hợp đặc biệt khó khăn mà không phải do tự mình gây ra.
Luật sư nhận định thế nào về mức án sẽ dành cho Nguyễn Hữu Dưỡng?
Mặc dù ra đầu thú nhưng Dưỡng có thể phải đối mặt với khung cao nhất của hình phạt là tử hình, ngay cả khi gia đình Dưỡng là “gia đình có công với cách mạng” bởi hành vi giết người của Dưỡng là dã man.
Xin cảm ơn Luật sư!
KIÊN TRUNG