Đầu năm bàn chuyện tái cơ cấu ngân hàng

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nhìn nhận, dù đã có ngân hàng được cơ cấu lại nhưng sứ mệnh “thanh lọc và lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng” vẫn còn là chặng đường dài phía trước.
Đầu năm bàn chuyện tái cơ cấu ngân hàng - ảnh 1

Dù đã có ngân hàng được cơ cấu lại nhưng sứ mệnh “thanh lọc và lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng” vẫn còn là chặng đường dài phía trước.

Thưa ông, hệ thống ngân hàng vừa trải qua 730 ngày tái cơ cấu lại 9 ngân hàng yếu kém. Ông đánh giá như thế nào về kết quả ban đầu trên?

Điều đáng mừng là trong giai đoạn đầu tiên chúng ta đã tái cơ cấu, vực dậy được 9 ngân hàng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro lớn. Nhưng rõ ràng, quãng thời gian hai năm đủ để cho thấy chúng ta vẫn đang rất chậm chạp trong việc triển khai tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng. Thẳng thắn mà nói, đúng là có 9 ngân hàng yếu đã được xử lý, nhưng hiệu quả vẫn chưa nhiều.

Bằng chứng là các khoản nợ xấu “khủng” vẫn nằm “chôn” cùng sự xuống đáy của thị trường bất động sản. Giải pháp đưa ra nhằm phá băng thị trường này dù đã được tích cực triển khai nhưng hầu như chưa đem lại tín hiệu tích cực nào. Thị trường chủ yếu vẫn chỉ có nhà đầu cơ tích trữ “chơi” với nhau, giao dịch thực gần như bất động.

Muốn phá “cục máu đông” nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, đồng nghĩa phải phá được băng thị trường bất động sản, mà điều này quả không hề dễ dàng.

Vừa qua, để sắp xếp, cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, NHNN đã lựa chọn phương án cho phép các ngân hàng yếu được sáp nhập với những ngân hàng lớn hơn. Nhưng nhiều quan điểm cho rằng, tái cơ cấu theo cách này chỉ làm gia tăng sở hữu chéo, “thay tên đổi họ” chứ không khiến ngân hàng yếu trở nên mạnh hơn. Quan điểm của ông như thế nào?

Tôi cho rằng giải pháp này không khôn ngoan. Trong số 49 ngân hàng hiện nay (chưa kể các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh...) thì có 9 ngân hàng yếu được NHNN “bỏ vào một giỏ” để giải quyết. Nhưng rất khó để một ngân hàng khỏe sáp nhập với ngân hàng yếu sẽ thành một ngân hàng khỏe được.

Các ngân hàng lớn nếu muốn sáp nhập với các ngân  hàng nhỏ thì cũng sẽ lựa chọn những ngân hàng đang hoạt động tốt để sáp nhập. Họ không việc gì phải “kết hôn” với ngân hàng đang ở mức nguy hiểm để rồi có một cuộc “hôn thú” kết cục là ôm một đóng nợ vào mình. Bởi sáp nhập với những ngân hàng này không chỉ có nghĩa là mua lại mà phải gánh nợ xấu và giải quyết hậu quả những khoản nợ đó. Như thực tế cuộc “hôn nhân” giữa SHB và Habubank năm 2012 là kết quả của quá trình sáp nhập giữa một ngân hàng đang trên bờ vực thẳm và một ngân hàng khỏe mạnh hơn, nhưng rốt cuộc hơn một năm qua SHB đang phải gồng mình để giải quyết khoản nợ khủng mà Habubank chuyển nhượng. Cũng chính vì sáp nhập nên chúng ta phải chứng kiến cảnh tượng đau lòng, lãnh đạo cấp cao của ngân hàng trước kia bị hạ cấp và trở thành chuyên viên thu hồi nợ...

Thà chấp nhận đau, nghĩa là thanh lý, giải tán hết số ngân hàng quá yếu có nguy cơ đem lại rủi ro cho hệ thống thì mới là cách tái cấu trúc triệt để. Phải làm mạnh tay thì mới đem lại hiệu quả mong muốn.

Ông có cho rằng, nợ xấu và sở hữu chéo đang được cho là những rào cản cản đường tái cơ cấu hệ thống ngân hàng?

Điểm nghẽn được nhắc đến nhiều trong việc tái cơ cấu nền kinh tế là xử lý vấn đề nợ xấu, sở hữu chéo của hệ thống ngân hàng. Hai năm nay cũng đặt ra nhiều kỳ vọng, thậm chí khá tham vọng trong việc xử lý những “cục máu đông” gây tắc nghẽn của nền kinh tế. Tuy nhiên, những vấn đề này đến nay không dễ được giải quyết.

Với kiểu xử lý nợ xấu hiện nay, làm sạch sổ sách kế toán để ngân hàng thoát nợ xấu, lại cho vay tiếp và có thêm vốn từ trái phiếu đặc biệt... thì nợ xấu sẽ biến thành tiền tươi thông qua trái phiếu cấp vốn. Nhưng với cách hoạt động hiện nay nợ xấu sẽ quay trở lại, và không loại trừ khả năng nợ xấu lại chồng nợ xấu.

Ngoài ra, Việt Nam đã để ma trận sở hữu chéo đi quá mức kiểm soát. Tôi cho là phải quyết tâm làm sạch hệ thống ngân hàng bằng cách rút số lượng các ngân hàng xuống cũng không ảnh hưởng tới an toàn hệ thống, miễn là số ngân hàng còn lại hoạt động tốt.

Nếu xử lý được sở hữu chéo cũng sẽ ngăn được tình trạng cổ đông rót vốn ngân hàng để “tuồn” cho công ty sân sau.

Để đẩy nhanh hơn quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, giải pháp mạnh tay và kiên quyết nào mà cơ quan điều hành có thể tính tới, thưa ông?

Về tâm lý nhà điều hành tuyên bố sẽ không để ngân hàng nào đổ vỡ, phá sản để tránh tác động tới tâm lý người gửi tiền. Nhưng tôi cho là chúng ta nên mạnh dạn hơn, bằng cách thanh lý và cho phá sản, đóng cửa các ngân hàng không “cứu chữa” được nữa. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại có tính chất là công ty đại chúng nên việc niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán cũng là một trong những giải pháp để minh bạch tài chính, kiểm soát được tình trạng lũng loạn sở hữu chéo.

Xin cảm ơn ông!

Nguyễn Hoài

SHB đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 22% so với năm 2023

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi giai đoạn 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu Top 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.

Vùng đất hiếm ở Tây Bắc, người dân chia nhau 500 tỷ đồng nhờ 1 loại quả

Được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu nên nông dân huyện Yên Châu tập trung làm giàu nhờ trồng mận hậu. Cả huyện thu từ khoảng 500 tỷ đồng mỗi năm từ trái mận.

Hàng made in Moscow ‘phủ sóng’ Vietnam Expo 2024

Gian hàng với chủ đề "Made in Moscow" được trưng bày tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo) lần thứ 33 mới đây tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE) tập hợp các sản phẩm từ 14 doanh nghiệp Nga thuộc nhiều lĩnh vực.

Diễn biến mới vụ 2 khách hàng tố mất hàng chục tỷ đồng tại MSB

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN) đã chuyển đơn kiến nghị, phản ánh của hai khách hàng vụ mất hàng chục tỷ đồng khi gửi tiền tại MSB Chi nhánh Thanh Xuân đến Ngân hàng MSB.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.

Bảo hiểm FWD gây ấn tượng với thông điệp truyền cảm hứng mới

Mới đây, FWD Việt Nam tiếp tục chứng minh sức mạnh vượt trội trong cách khai thác thông điệp cùng hình tượng sáng tạo nhưng gần gũi thông qua chiến dịch thương hiệu mới “Sống đầy cùng FWD Bảo hiểm dễ hiểu” (Time to play).

Agribank dành 10.000 tỷ đồng cho vay ngắn hạn, lãi suất chỉ từ 4,0%/năm

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng như: mua nhà, sửa nhà, mua xe… có thể tiếp cận nguồn vốn 10.000 tỷ đồng của Agribank, với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Xóa độc quyền vàng miếng, giá vàng SJC sẽ lập tức giảm mạnh

Theo các chuyên gia, chỉ cần Ngân hàng Nhà nước xóa bỏ độc quyền sản xuất vàng miếng, chưa cần đến việc cho nhập khẩu vàng hay không thì giá vàng sẽ lập tức giảm đến 5 triệu đồng mỗi lượng.

Vụ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỷ: Eximbank nói cán bộ xử lý quá máy móc

Theo lãnh đạo Ngân hàng Eximbank, cán bộ xử lý thẻ phải căn cứ vào vụ việc, đề xuất mức thu lãi, báo cáo lãnh đạo trước khi làm việc với khách hàng. Nhưng cán bộ đã quá máy móc khi gửi thông báo đến cho khách mà chưa báo cáo lãnh đạo.