Đạp xe 40km/ngày suốt 6 năm đi dạy học sinh mù

Suốt gần 6 năm nay, cứ sau giờ học trên giảng đường, “ông thầy sinh viên” người nhỏ, da ngăm, tên Ân lại tất tả chạy hơn 20 cây số để đến dạy chữ cho những cô cậu học trò bị mù lòa...

Ân dạy không vì một đồng tiền công hay một danh hiệu, tiếng tăm nào đó.

Đạp xe 40km/ngày suốt 6 năm đi dạy học sinh mù - ảnh 1

Hồng Ân và lớp học đặc biệt

Lớp học đặc biệt của “Ông thầy sinh viên”

Hãy chia sẻ với Infonet.vn những điều đẹp đẽ, những tấm gương bình thường mà cao quý bạn vô tình hay thường xuyên bắt gặp đâu đó thường ngày, những câu chuyện cảm động để cùng chúng tôi tiếp tục "bền bỉ đánh thức chuyện tử tế" trong mỗi giây cuộc sống.

Câu chuyện được chọn đăng sẽ được hưởng nhuận bút theo quy định của TS.

Bài vở xin gửi về: toasoan@infonet.vn

Lớp học đặc biệt ấy bắt đầu vào những buổi chiều muộn, từ khoảng 17h30 – 19h30. Học trò có khi là những cô bé, cậu bé mới chừng 7, 8 tuổi, cũng có khi là những cô cậu đã ngoài 20. Nhưng tất cả đều không may mắn so với bạn bè cùng trang lứa khi mang trong mình những khiếm khuyết của cơ thể. Có em bị mù lòa vĩnh viễn, cũng có em vẫn còn nhìn thấy mờ mờ… Thầy giáo dạy các em không chỉ dạy một môn học mà còn kiêm thêm 3,4 môn khác, nào toán, lí, hóa, nào anh văn, tin học… dạy từ chữ thường cho đến chữ nổi. Người thầy ấy là một cậu sinh viên năm cuối khoa CNTT của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) tên Vũ Đắc Hồng Ân (sn 1990).

Ân kể, cái duyên đưa em đến với những học trò tại Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu này bắt nguồn khi cậu mới còn ngồi trên ghế nhà trường. Đó là cuối năm lớp 12, khi chuẩn bị chọn trường thi đại học, Ân thường chạy xe lòng vòng khắp Sài Gòn để tìm hiểu. Tình cờ đi ngang qua trường này thấy nhiều bạn nhỏ ra vào trường phải dò dẫm từng bước một. Tò mò, Ân lên mạng tìm thông tin về trường và có tới trường chơi mấy lần nên nhận thấy rằng các em nhỏ đang có nhu cầu học thêm rất lớn.

Năm thứ nhất đại học, Ân chủ động đến xin thầy hiệu trưởng được dạy học tình nguyện. Những học trò ban đầu của Ân có chừng 1, 2 em nhưng dần dần lên tới hơn chục em. Ân phải tham gia thêm những khóa tập huấn dạy chữ nổi để có thể dạy và hiểm thêm về “thế giới bóng tối”.

Đạp xe 40km/ngày suốt 6 năm đi dạy học sinh mù - ảnh 2

Chân dung "Ông thầy sinh viên" và cô học trò khiếm thị Bùi Thị Dung

Ngày thường, khoảng 9 đến 10 giờ đêm, Ân đi xe thêm 20 cây số mới về đến nhà mình ở cuối Q. Gò Vấp. Còn trong đợt cao điểm ôn thi đại học cho học trò, có hôm 12 đêm Ân mới về tới nhà. Khó khăn, vất vả là thế nhưng không bao giờ chàng trai này từ bỏ đến trường dạy chữ cho những học trò mù. Ngay cả những năm cuối ngồi trên giảng đường đại học, phải làm luận văn, Ân vẫn thu xếp đảm bảo công việc thiện nguyện. Những lúc các em làm bài tập, thầy giáo Ân lại tranh thủ lôi máy tính ra làm luận văn. Có chăng là Ân ít có thời gian lên mạng hay vào facebook như những bạn bè đồng trang lứa.

Ân chia sẻ: “Mỗi lúc nhìn thấy các em khiếm thị vẫn say mê học hành và mơ ước có một tương lai tươi sáng hơn, em không dứt ra nổi”. Ân còn nhớ cô học trò đầu tiên mình dạy tên Mai Thị Mai, sn 1990, quê ở Lâm Đồng. Mai là cô bạn học hành sáng dạ và luôn khao khát được bước chân vào giảng đường đại học. Nhưng do sức khỏe ngày càng yếu dần nên học xong lớp 9, ba mẹ cho Mai nghỉ để về quê. “Em muốn tiếp sức thêm cho những ước mơ còn dang dở ấy…”, Ân nói.

Ước mơ “lạ lùng”

Dốc hết sức và thời gian cho công việc dạy học tình nguyện nhưng Ân vẫn đảm đang việc nhà, việc học. Tổng kết điểm trung bình các môn học của Ân trên 8,0. Ngoài ra, Ân còn dành thời gian đi làm gia sư để kiếm thêm thu nhập. Điều Ân vui mừng hơn hết thảy là việc cả bố và mẹ ban đầu phản đối gay gắt chuyện Ân đi dạy nhưng sau hiểu được ý nghĩa công việc Ân làm nên quay ra ủng hộ con.

Khi được hỏi, những việc Ân làm ngoài bố mẹ, bạn bè Ân có biết không? Ân cười bảo, em chỉ muốn làm một công việc thầm lặng, không cần một đồng thù lao cũng như không cần một danh hiệu mỹ miều nào đó. Ân thích sống chậm, sống nội tâm nên cũng ít chia sẻ những câu chuyện hay công việc của mình lên trang xã hội, chẳng thế mà bạn bè Ân thường trêu Ân là chàng trai “cù lần”.

“Nhưng em có một ước mơ hơi bị bự. Đó là sau khi học xong có thể dùng những kiến thức của mình để thành lập nên một doanh nghiệp xã hội để có thể giúp đỡ nhiều bạn trẻ có hoàn cảnh khó khăn tìm thấy ánh sáng tương lai. Tuy nhiên, hiện tại ở Việt Nam, loại hình doanh nghiệp này chưa có trong quy định pháp lý nên em hy vọng tương lai nó sẽ được công nhận. Bởi còn rất nhiều học trò em chưa đưa đi thi đại học lắm… Trước mắt, em sẽ làm cho một doanh nghiệp xã hội “chui” và làm thêm ở 1 công ty để lấy kinh nghiệm và trang trải cho cuộc sống”, Ân vui vẻ tiết lộ ước mơ “lạ lùng” của mình.

Khi nhìn thấy những cô cậu học trò của Ân trưởng thành mới thấy ước mơ “lạ lùng” của cậu sinh viên ấy ý nghĩa chừng nào. Em Bùi Thị Dung, sn 1993, quê huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng – một trong những học trò giỏi của Ân tâm sự, Dung sinh ra bình thường như bao đứa trẻ khác. Song đến năm lên lớp 3, mắt em bị mờ dần, đi khám thì phát hiện bị bong võng mạc. Dù đã được phẫu thuật nhưng vẫn không hết, mẹ đành đưa Dung xuống Sài Gòn gửi vào học trường đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu rồi lại ngược về Lâm Đồng.   

Từ đấy, cô bé bắt đầu cuộc sống xa nhà và phải đối mặt với muôn vàn khó khăn khi mọi sinh hoạt cá nhân, học tập đều phải mò mẫm trong bóng tối, không biết nhờ ai chăm nom. Nhất là từ năm Dung lên cấp 3 phải chuyển sang học hòa nhập với những học sinh sáng mắt tại Trung tâm GDTX Chu Văn An (Q.5). Dung rơi vào hụt hẫng và chán nản, muốn nghỉ học vì không theo kịp bạn bè.

Nhờ sự tận tình dạy bảo của “Ông thầy sinh viên” Hồng Ân mà dung đã quen dần cuộc sống tự lập và rèn cho mình một nghị lực sống phi thường để bám trụ được ở đất Sài Gòn. Mùa thi 2014 vừa qua, Dung đã mạnh dạn thi vào khoa Xã hội học Trường Đại học Mở với ước mơ sau này sẽ giúp đỡ những bạn có cùng hoàn cảnh như mình.

Và người đưa Dung đi thi không ai khác chính là Hồng Ân. Dung vui vẻ kể, Ân vừa là thầy giáo vui vẻ, tâm huyết vừa là xe ôm kiêm “ma ma tổng quản” cho Dung suốt mùa thi. “Người ta thì tiếp sức mùa thi còn anh ấy là… hết sức mùa thi”, Dung cười nói.

Thúy Ngà

Về quê nghỉ lễ, nàng dâu rớt nước mắt khi thấy một thứ trong mâm cơm nhà chồng

Mâm cơm đơn giản nhưng chứa đựng biết bao yêu thương và quan tâm trong đó. Mỗi miếng thịt, mỗi cọng rau, đều chứa chan tình cảm của mẹ.

Mai Phương Thuý đã 'ở trong lồng', NSND Thu Hà trẻ đẹp tuổi 55

Mai Phương Thuý khoe hình ảnh mới kèm thông báo đã 'ở trong lồng'; NSND Thu Hà xinh đẹp tuổi 55.

Hình ảnh lay động trái tim những ngày nắng nóng đỉnh điểm ở Đà Nẵng

“Anh tài xế, cô lao công ơi! Dừng lại đây 1 phút uống chai nước mát rồi đi tiếp nhé. Xin đừng ngại nhé" là dòng chữ xuất hiện trên hè phố Đà Nẵng những ngày nắng nóng đỉnh điểm.

'Ngọc nữ bolero' Lily Chen ngày càng quyến rũ, lên chức ở tuổi 29

Lily Chen - 'Ngọc nữ bolero' - khoe dáng thon, gợi cảm trong bộ ánh mới đánh dấu lên chức 'bà chủ' ở tuổi 29.

Nuôi loài nhạy cảm, 'khó chiều' trong phòng điều hòa, nông dân ở Nghệ An đổi đời

Để nâng cao năng suất của làng nghề truyền thống nuôi tằm lấy kén, người nông dân ở Nghệ An đã áp dụng kỹ thuật mới trong việc chăm sóc tằm ở phòng điều hoà.

Về nhà để được nếm trọn hương vị yêu thương từ tô canh đọt nhãn lồng của mẹ

Sớm tinh mơ, tiếng chuông Zalo vang lên. Ngay sau đó là hình ảnh đọt nhãn lồng xanh mướt được bé út gửi qua, kèm tin nhắn: “Nghe nói lễ năm nay anh hai được về, mẹ chăm tưới tụi nó tốt mơn mởn luôn!”.

Hà Tĩnh xây dựng đô thị văn minh không sinh rác thải nhựa

'Đi chợ mang giỏ, giảm túi ni-lông' là một trong những thông điệp lan truyền của phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Đây là một trong những hành động thiết thực mà phụ nữ Hà Tĩnh đã, đang làm rất tốt.

Về quê không báo trước, nàng dâu nghẹn ngào thấy cảnh ở nhà bố mẹ chồng

Cả nhà tôi về quê không báo trước mới biết bố mẹ ở nhà ăn uống kham khổ. Ấy thế, mỗi lần con cháu về, ông bà thiết đãi đủ thứ, từ gà vịt đến tôm cua.

NSND Thu Hà giản dị vẫn đẹp đến nao lòng, Ngọc Anh 'Phố trong làng' bikini sexy

NSND Thu Hà chia sẻ ảnh chụp cảnh đẹp trong ngày đầu nghỉ lễ ở Hà Nội. Diễn viên Ngọc Anh khoe thân hình gợi cảm trong bộ bikini đỏ rực trên biển.

9X ở Quảng Ninh 'thổi hồn' vào thứ bị mọi người vứt bỏ

Những mảnh thủy tinh người khác coi là rác nhưng đối với Thanh đó là những mảng màu kỳ diệu, có hồn khi được tái chế đúng cách.

Đang cập nhật dữ liệu !