Đập Sông Tranh 2: Xử lý chống thấm khá phức tạp

Liên quan đến việc rò rỉ nước tại đập thủy điện Sông Tranh 2 (huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam), ông Nguyễn Minh Việt - Q.Viện trưởng Viện thủy điện và Năng lượng tái tạo cho rằng, việc nước chảy qua khe nhiệt là không bình thường.

Đập Sông Tranh 2: Xử lý chống thấm khá phức tạp

Đập thủy điện Sông Tranh 2 rò rỉ: EVN nói an toàn, chuyên gia lo ngại

Phó tổng EVN kiểm tra vụ nứt thủy điện Sông Tranh 2

Vết nứt trên đập thủy điện Sông Tranh 2 gây nguy hiểm?

Coi thường động đất ở nhà máy thủy điện?

Ông Việt cho biết, đơn vị ông đã thiết kế, thi công hàng trăm công trình thủy điện (tại Quảng Nam có đập thủy điện Sông Công 2), bản thân ông cũng đi nhiều nước như: Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia… nhưng chưa từng gặp một đập thủy điện nào lại bị rò rỉ nước tóe loe, thiếu kiểm soát như vậy.

“Về bản chất, nước có thể thấm qua thân đập, nhưng phải được kiểm soát, và theo sự tính toán từ khâu thiết kế. Với đập thủy điện, cùng với những khối bêtông là cả hệ thống thoát nước thông qua hành lang trong thân đập. Nước thấm được thu gom qua đường ống chảy ra hạ lưu theo sự tính toán trước, chứ không thể chảy tóe loe như vậy”, ông Việt nói.

Đập Sông Tranh 2: Xử lý chống thấm khá phức tạp

Ông Nguyễn Minh Việt: "Nước chảy qua khe nhiệt của đập là không bình thường". Ảnh: M.N

Cũng theo ông Việt, về nguyên tắc, khe nhiệt được thiết kế là để triệt tiêu ứng suất nhiệt, gây nứt bêtông trong quá trình thi công và vận hành công trình. Giữa khe nhiệt được thiết kế các thiết bị đi kèm như tấm đồng, hoặc tấm nhựa PVC chịu được độ mài mòn, chịu được áp lực nước, có độ co giãn và đặc biệt là không để nước thấm qua khe nhiệt. Nếu nước chảy qua khe nhiệt là không bình thường.

Trong trường hợp khớp nối bị hỏng, khiến nước rò rỉ qua khe nhiệt, việc xử lý chống thấm là khá phức tạp, bởi đập đã bị ngập nước về phía thượng lưu, cần phải có những thiết bị chuyên dụng để tiến hành thăm dò, xử lý việc thấm nước.

“Việc khắc phục sự cố bao giờ cũng khó khăn hơn lúc mới thi công. Tuy nhiên, khó nhưng không thể không làm. Các cơ quan chức năng cần phải sớm vào cuộc, xử lý dứt điểm sự cố. Bởi nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình”, ông Việt cho biết thêm.

Trong một diễn biến khác, ngày 21.3, đoàn công tác của Cục Kiểm định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) sau khi tiến hành khảo sát, bước đầu đã xác định nguyên nhân dẫn tới đập bị rò rỉ là do lỗi thiết kế.

Đập Sông Tranh 2: Xử lý chống thấm khá phức tạp

Đoàn công tác khắc phục sự cố tại thủy điện Sông Tranh 2.

TS. Bùi Trung Dũng, phó Cục trưởng Cục giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng - Trưởng đoàn công tác đã khẳng định, việc rò rỉ nước ở đập thủy điện Sông Tranh 2 chủ yếu là do lỗi thiết kế. Ông Dũng cho rằng, khi thiết kế đã quên đường ống thoát nước kết nối từ dãy tầng hầm bên trái với dãy bên phải dẫn về phía hạ lưu của đập. Thêm nữa, khe co giãn đã không có gioăng omega, nên nước đã thẩm thấu qua khe nhiệt.

Cũng theo trưởng đoàn kiểm tra, không chỉ khâu thẩm tra thiết kế có lỗi, mà khâu tư vấn giám sát cũng “có vấn đề” khi việc phát hiện và xử lý sự cố quá chậm. Chỉ đến khi báo chí vào cuộc thì nhà thầu mới cho tiến hành đi bịt các chỗ rò rỉ một cách rất thủ công.

Đoàn công tác khẳng định, thủy điện vẫn nằm trong độ an toàn khi vận hành. Tuy nhiên cần phải sớm khắc phục tình trạng trên. Việc cần làm ngay là giảm lượng nước trong lòng hồ, sao đó tiến hành kiểm tra vỏ đập, nhất là về phía thượng lưu và đường ống thoát nước. Để xử lý việc rò rỉ nước, có thể áp dụng nhiều biện pháp như: đổ nhựa đường, phun bêtông hoặc ximăng vào các khe rãnh.

Trước đó, ông Trần Văn Hải - Trưởng BQL dự án thủy điện 3, đơn vị chủ đầu tư nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 cho rằng, việc rò rỉ nước là do đường thoát nước bị tắc, dẫn đến nước chảy qua các khe nhiệt với tổng lượng thấm đo được là 30 lít/giây. Tốc độ thấm này đã được hội đồng nghiệm thu cấp nhà nước, hội đồng nghiệm thu cơ sở đánh giá đạt yêu cầu về kỹ thuật, đảm bảo chất lượng công trình.

Ngày 21.3, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã giao Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Hội đồng nghiệm thu nhà nước công trình xây dựng khẩn trương kiểm tra, có giải pháp khắc phục việc thấm nước qua đập thủy điện Sông Tranh 2 báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Minh Nhật

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !