Đánh ghẹ đỏ ở ngư trường Vịnh Bắc Bộ (bài 1)

Để đánh bắt được những con ghẹ đỏ, các ngư dân Quảng Bình phải lênh đênh trên biển dài ngày, dãi nắng dầm mưa không quản ngày đêm lao động mới có kết quả.

Công việc đánh ghẹ ngoài khơi không chỉ là nghề lao động đem lại thu nhập cho ngư dân mà còn khẳng định ngư trường đánh bắt truyền thống trên Biển Đông vẫn được ngư dân duy trì và bảo vệ.

Ngày làm việc bắt đầu từ 2h sáng

Sau nhiều lần lỗi hẹn, trưa ngày 14/2, tôi mang hành lý về xã Bảo Ninh (TP Đồng Hới, Quảng Bình) lên tàu đánh cá của anh Hoàng Quang Tình mang số hiệu QB91152TS để cùng các anh em thuyền viên ra khơi.

Chưa một lần đi biển, tôi thấy nỗi sợ say sóng thoáng qua trong đầu nhưng chính sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc hành trình dài ngày trên biển và sự động viên giúp đỡ của các bạn thuyền đã làm tôi vững tâm.

Đánh ghẹ đỏ ở ngư trường Vịnh Bắc Bộ (bài 1) - ảnh 1

Các thuyền viên kéo lưới bắt ghẹ trên tàu ở Vịnh Bắc Bộ lúc hoàng hôn.

Đúng 14h, đội tàu gần chục chiếc bắt đầu lần lượt xuất bến cảng Nhật Lệ, rẽ sóng chạy theo hướng Đông Đông Bắc.

Hoàng Duyên - lái tàu cho biết “sóng nhỏ và gió thuận lợi thì tàu chạy được tốc độ 12km/h, còn thường thì chạy 8- 9km/h phải đến 2 giờ sáng chúng ta mới ra được vùng đánh bắt”.

Anh Tình - người có kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh ghẹ nhiều năm nay, trong chuyến đi này, khu vực đội tàu sẽ đánh được xác định quanh khu vực Nam Vịnh Bắc Bộ. Bởi khu vực này số lượng tàu đánh ghẹ ở các vùng khác ít tới, mà lượng ghẹ đánh được trong mỗi chuyến ra khơi cũng khá hơn.

Trên tàu chúng tôi gồm thuyền trưởng, lái tàu kiêm thợ máy cùng 7 thuyền viên quê TP Đồng Hới và huyện Quảng Ninh. Tàu chưa ra đến vùng đánh bắt nhưng các thuyền viên đã chuẩn bị mọi công việc để khi đến nơi sẵn sàng thả lưới xuống lòng biển.

Đánh ghẹ đỏ ở ngư trường Vịnh Bắc Bộ (bài 1) - ảnh 2
Đánh ghẹ đỏ ở ngư trường Vịnh Bắc Bộ (bài 1) - ảnh 3

Đội tàu đánh bắt ghẹ chuẩn bị ra khơi

Thuyền viên Dương Văn Ý vừa bưng chén cơm ăn, vừa hướng dẫn cách sinh hoạt “trên tàu ai đói lúc nào là lấy ăn lúc đó anh ạ, vì trên biển nhanh đói hơn trên bờ, mà ăn một lần thì không được nhiều đâu. Tranh thủ “lót dạ” rồi nằm ngủ để lát nữa còn dậy làm”.

Gần 3 giờ sáng ngày 15/2, tàu ra cách bờ hơn 50 hải lý đến vùng tọa độ khoảng vĩ độ 180 10’09’, kinh độ 1070 39’00’ trên vùng biển Nam Vịnh Bắc Bộ.

Thuyền trưởng Tình thức anh em đang ngủ dậy để chuẩn bị buông lưới. Các thuyền viên không ai bảo ai, tung chăn dậy bước đi loạng choạng, lắc lư giữ thăng bằng theo nhịp những đợt sống vỗ vào thân tàu dập dềnh. Đôi tiếng ngáp ngủ vẫn còn vương trên miệng. Những thuyền viên vội vàng mặc áo mưa, quần mưa, đội mũ đeo găng tay ra phía trước khoang tàu.

Trời gió lạnh căm căm thốc vào từng lớp áo, những thuyền viên chuyền tay nhau từng lon nước tăng lực, khi điếu thuốc lá cho tỉnh ngủ. Để chống chọi cơn buồn ngủ và thời tiết khắc nghiệt trên biển, con tàu mang theo không bao giờ hết trong hành trình những thùng nước tăng lực, cà phê hộp và những cây thuốc lá.

“Thường thả lưới từ 2 giờ sáng đến 13 giờ chiều là mình kéo lưới lên. Hôm nay tàu ra muộn nên mình thả muộn hơn. Thời gian để thả hết 1.800 cái rớ (cái lưới bóng) phải mất hơn 3 giờ. Thời gian để kéo hết lưới lên dài gấp đôi, phải mất gần 7 giờ” anh Tình trò chuyện.

Đánh ghẹ đỏ ở ngư trường Vịnh Bắc Bộ (bài 1) - ảnh 4

Ngày mới của các thuyền viên tàu cá bắt đầu làm việc từ 2h sáng.

Tôi quan sát những cái rớ tròn có đường kính 50cm, cao 20cm, được đan bằng lưới nhựa, có mở 3 cửa đan lưới sợi cước một chiều (cửa đánh hải sản, đi vào không đi ra được) xung quanh. Tâm của rớ có 2 sợi dây thun để giữ hộp đựng cá làm mồi nhử.

Trên tàu, 1.800 cái rớ được sắp xếp vào các khoang, trên thân tàu và trên thượng tầng. Những cái rớ trước khi thả xuống được cài hộp mồi nhử vào rồi móc vào dây lưới. Các rớ cách được móc cách nhau 15m, từ dây lưới ra dây rớ dài 4m.

Lao động không quản ngày đêm

Anh Diên - người lái tàu vừa lái vừa xem màn hình máy định vị, liên lạc với với các tàu bạn qua bộ đàm để nắm tình hình. Khi các thuyền viên vào vị trí sẵn sàng, lái tàu giảm số, hạ ga chạy chậm xuống 4km/h, anh Diên hô qua khung buồng lái “tất cả ra khơi”, ngay lập tức phao định vị được thả xuống nước, kéo theo đó là hơn 25 km dây lưới và rớ được lần lượt thả xuống.

Đánh ghẹ đỏ ở ngư trường Vịnh Bắc Bộ (bài 1) - ảnh 5

Làm việc không kể thời gian nào trong ngày.

“Trên màn hình định vị có tọa độ và tần số liên lạc các tàu xung quanh, mình thông báo cho các tàu ở gần biết hướng và tọa độ để họ không thả lưới hay thả câu chồng cắt trên lưới của mình, vì nếu họ thả rồi mà mình thả chồng lên, khi kéo lưới họ sẽ cắt mất lưới của mình.

Nếu tàu nước ngoài mình liên lạc mà họ không biết tiếng thì mình phải lái tàu chạy tới chặn đầu để kèm họ ra khỏi vùng lưới. Tuy canh cả ngày đêm nhưng nhiều khi vẫn bị tàu họ cắt lưới. Những trường hợp lưới bị cắt do tàu thả lưới hay thả câu thì mình theo tọa độ lúc thả rồi dùng mỏ neo nhỏ thả xuống rà. Khó nhất là khi lưới bị tàu giã cào hay vướng tàu ngầm thì rất khó để tìm lại, vì nó lệch so với tọa độ lúc thả rất xa, nên nhiều lúc chịu mất lưới” anh Diên trò chuyện.

Đến 5h30 sáng, công việc thả lưới gần xong, thuyền viên Hữu đảm nhận công việc hậu cần rời vị trí chuyển rớ vào khu vực bếp nấu bữa sáng cho mọi người. Hơn 3 giờ, công việc thả lưới xong, con tàu được thả neo đậu một chỗ. Anh Diên thận trọng cầm ống nhòm quan sát một vòng quanh tàu trước khi bưng bát cháo sáng.

Khoảng thời gian thong thả nhất là từ 7h30 đến 10h sáng, người nấu ăn, người rửa bát, kẻ lấy câu ra thả kiếm cá. Những người còn lại lấy các bao cá từ dưới khoang đá lạnh lên để cho vào hộp mồi nhử, xếp vào các khay để sau này dùng. “cứ 2 lần thả lưới thì hộp mồi cá cũ nó ươn thối, không nhạy ghẹ, nên phải thay mồi mới vào. Những hộp mồi này làm sẵn cất trong khoang đá, sau lấy ra dùng cho nhanh” thuyền viên Tuấn cho biết.

Đánh ghẹ đỏ ở ngư trường Vịnh Bắc Bộ (bài 1) - ảnh 6

Các thuyền viên bắt đầu thả từng rớ (lưới bóng) xuống biển bắt ghẹ.

Đánh ghẹ đỏ ở ngư trường Vịnh Bắc Bộ (bài 1) - ảnh 7

Kéo lưới rớ bắt ghẹ lên tàu.

Đánh ghẹ đỏ ở ngư trường Vịnh Bắc Bộ (bài 1) - ảnh 8

Ghẹ được buộc dây vào càng tránh bị gãy và kẹp nhau khi bảo quản tươi sống.

Đến 13 giờ, công việc kéo lưới lên được bắt đầu. Trời nắng, các lao động phải mang áo, quần mưa vì máy tời dây kéo lưới lên làm nước bắn tung tóe. Từng chiếc rớ lần lượt được kéo lên mang theo những con ghẹ, có khi con cá, con ốc… Những con ghẹ khi kéo lên được phân loại ngay, con nào đạt lớn, chắc thân thì buộc dây, con nào nhỏ thì dùng để cải thiện bữa ăn trên tàu, con nào mềm mai được thả lại về biển. Đôi con cá lọt vào rớ được cất trữ dùng làm mồi nhử cho các lần thả lưới sau.

Thời gian kéo lưới lên dài gấp đôi thời gian thả lưới, đến 19h việc kéo lưới mới xong, mọi thuyền viên đều mỏi mệt, thu dọn, sắp đặt và phun nước rửa bùn vương nơi sàn tàu. Mọi người dùng nước biển để tắm, giặt, sau đó dùng nước ngọt để dội lần cuối. Nước ngọt mang theo, ai cũng ý thức được tầm quan trọng nên dùng rất chắt chiu, tiết kiệm.

Ghẹ sau khi đánh lên tàu được nuôi dưới khoang, cứ 3 ngày có thuyền tàu thu mua của thương lái ra tận nơi để thu mua. “Giá ghẹ trên biển thấp hơn 30-40/kg so với bán trong bờ. Cứ 3-4 ngày kéo lưới thì số lượng ghẹ trong các ô trong khoang nuôi cũng đầy, nên nhốt chồng lên nhau làm một số bị chết.Việc thu mua trên biển giá có thấp nhưng rất tiện lợi, vì mình lại tiếp tục đánh bắt được, nếu không có tàu thu mua thì mình phải vào bờ rồi chạy ra, nên rất tốn nhiên liệu mà hành trình đánh bắt cũng mất thời gian không được liên tục. Giá ghẹ lúc cao điểm trên biển lên tới 470 ngàn/kg, còn lúc thấp nhất là 200 ngàn/kg. Khi giá ghẹ xuống thấp 200 ngàn/kg thì các tàu đều chuyển sang dùng lưới đánh cá, vì không có lãi. Mỗi đợt thả lưới, lượng ghẹ đánh được cũng nhiều ít khác nhau đợt lưới nhiều có khi lên tới 180kg, nhưng cũng có mẻ lưới chưa được 100kg ghẹ”, anh Tình tiết lộ .

Sau bữa cơm tối muộn, vài ba câu chuyện giữa các anh em xem lẫn tiếng nói từ các tàu bạn phát qua bộ đàm và rì rào tiếng sóng vỗ mạn tàu.

Nỗi nhớ nhà của các thuyền viên trên biển dường như đọng lại lúc này, nhiều người mở điện thoại ra xem hình người thân mà không thể gọi về nhà (vì không có sóng điện thoại). Cơn buồn ngủ nhanh chóng kéo chìm từng người trước khi trả họ thức dậy vào 2h sáng để bước vào ngày lao động mới.

Đánh ghẹ đỏ ở ngư trường Vịnh Bắc Bộ (bài 1) - ảnh 9
Đánh ghẹ đỏ ở ngư trường Vịnh Bắc Bộ (bài 1) - ảnh 10

Ghẹ được nuôi trong khoang tàu.

Đánh ghẹ đỏ ở ngư trường Vịnh Bắc Bộ (bài 1) - ảnh 11

Ghẹ được tàu thương lái ra thu mua ngoài khơi xa.

Đánh ghẹ đỏ ở ngư trường Vịnh Bắc Bộ (bài 1) - ảnh 12

Ghẹ được các thương lái đóng vào thùng nhựa, nuôi trong các bể lọc sục khí. Sau khi vào đất liền, được bốc xếp lên các xe vận chuyển ra cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) xuất sang thị trường Trung Quốc.

Liên quan đến sự cố ô nhiễm môi trường biển 4 tỉnh miền Trung tháng 4/2016, tỉnh Quảng Bình là một trong những tỉnh chịu thiệt hại nặng nề nhất.

Tổng thiệt hại của Quảng Bình theo Quyết định 1880 ngày 29-9-2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành định mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng là hơn 2.138 tỷ đồng. Trong đó, khai thác thủy sản hơn 1.171 tỷ đồng; nuôi trồng thủy sản gần 320 tỷ đồng; sản xuất muối hơn 18 tỷ đồng; hơn 26.670 lao động trực tiếp bị thiệt hại hơn 442 tỷ đồng; gần 10.670 lao động gián tiếp hơn 186 tỷ đồng.

Đến nay, toàn tỉnh có 56/62 xã, phường có quyết định phê duyệt đối tượng, kinh phí thiệt hại với tổng số tiền phê duyệt bồi thường 1.952,4 tỷ đống, đạt 84% so với kê khai ban đầu. Tỉnh đã thực hiện chi trả 1.763,6 tỷ đồng, đạt 95% so với tổng số tiền Trung ương cấp tạm ứng cho tỉnh.

Trong muôn vàn khó khăn ấy, nhiều ngư dân Quảng Bình vẫn kiên cường bám biển, bám ngư trường để hoạt động đánh bắt, khai thác thủy hải sản.

Những ngư dân kiên gan không chỉ lao động mưu sinh nơi đầu sóng ngọn gió, mà họ là những nhân tố góp phần bảo vệ ngư trường đánh bắt cá truyền thống, bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.

Nhóm phóng viên Infonet đã có cuộc hành trình trên tàu số hiệu QB91152TS của ngư dân Hoáng Quang Tình ở xã Hải Ninh (TP Đồng Hới, Quảng Bình) trong chuyến ra khơi từ ngày 14/2-21/2 lênh đênh trên vùng biển Nam Vịnh Bắc Bộ, để tận mắt chứng kiến, thấu hiểu công việc hàng ngày của các thuyền viên đánh ghẹ trên biển cả bao la. 

Thanh Hà - Hà Vy

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !