Đang tháo dỡ các thủy đài khổng lồ tại TP.HCM

Công ty TNHH MTV công ích TP.HCM đang cho công nhân tiến hành tháo dỡ các thủy đài khổng lồ để lấy quỹ đất xây dựng bể chứa ngầm cung cấp nước sinh hoạt và phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy trên địa bàn TP.

Hiện nay, trên địa bàn TP.HCM còn 8 thủy đài khổng lồ được xây từ trước năm 1975 với công suất chứa từ 1.200 - 8.500 m3 nước. Những chiếc thủy đài này đã trở thành quen thuộc và gắn bó như một biểu tượng kiến trúc của người dân TP.HCM.

Qúa trình phát triển đô thị cũng như công năng chứa nước sinh hoạt của các thủy đài không còn phù hợp. Mặt khác, phần lớn các thủy đài này đã xuống cấp trầm trọng và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người dân.

Theo đó, 7 thủy đài được UBND TP thống nhất tiến hành tháo dỡ tại các vị trí: đường 3 Tháng 2 (P.10, Q.10), đường Lê Đại Hành (P.7, Q.11), đường Nguyễn Văn Đậu (P.5, Q.Bình Thạnh), đường Hồ Văn Huê (P.9, Q.Phú Nhuận), đường Hoàng Diệu (P.13, Q.4), đường Trần Hưng Đạo (P.6, Q.Gò Vấp), đường Nguyễn Thái Sơn (P.4, Q.Gò Vấp).

Riêng thủy đài hình nấm ở cạnh công trường Quốc tế (Q.3) được giữ lại làm di tích lịch sử, phục vụ cho du khách và người dân thăm quan.

Trong giai đoạn đầu, cơ quan chức năng tháo dỡ trước 2 thủy đài trên đường Nguyễn Văn Tráng (P.Bến Thành, Q.1) và thủy đài trên đường Nguyễn Văn Đậu (P.5 Q.Bình Thạnh).

“Các thủy đài phần lớn đều nằm xen kẽ giữa khu dân cư, nên việc tháo dỡ sẽ tiến hành kỹ lưỡng, cẩn thận, tránh không để xảy tình trạng vữa bê tông rơi xuống nhà dân. Dự kiến, mỗi thủy đài này chúng tôi sẽ tiến hành tháo dỡ trong thời gian 3 tháng. Trước tiên, anh em sẽ đập phần mái, sau đó sẽ dùng máy cắt thân thủy đài thành từng mảng và cán nát đưa theo máng xuống đất” – Chỉ huy trưởng công trình tháo dỡ thủy đài cho biết.

Trước khi tháo dỡ thủy đài ở đường Nguyễn Văn Tráng (Q.1), UBND Q.1 cũng đã đến vận động và tiến hành di dời 12 hộ dân sinh sống và buôn bán dưới chân hai thủy đài trên đường Nguyễn Văn Tráng để đảm bảo an toàn về người và tài sản.

Được biết, sau khi các thủy đài được tháo dỡ xong, qũy đất này sẽ được làm bể ngầm chứa nước sinh hoạt và công tác phòng cháy chữa cháy trên địa bàn.

Những thủy đài khổng lồ được xây dựng trước 1975 nằm xen kẽ giữa các khu dân cư, đang được tiến hành tháo dỡ

Những thủy đài này có công suất chứa từ 1.200 - 8.500 m3 nước, phục vụ nước sinh hoạt cho người dân TP

Những thủy đài này có công suất chứa từ 1.200 - 8.500 m3 nước, phục vụ nước sinh hoạt cho người dân TP

Tuy nhiên, trải qua quá trình phát triển đô thị, những thủy đài này không còn phù hợp và phần lớn đã xuống cấp

Thủy đài nằm trên đường Nguyễn Văn Tráng đang được tiến hành tháo dỡ

Bên trong bể chứa nước của thủy đài được thiết kế các thanh sắt chống trần

Mỗi thủy đài có chiều cao khoảng 30m, đều được thiết kế các bậc thang vừa đủ 1 người leo lên

Công nhân đang tiến hành tháo dỡ phần nóc thủy đài

Một phần nóc thủy đài được công nhân dùng búa phá vỡ phần bê tông, còn lại phần kết cấu thép. Phần này công nhân có thể di chuyển qua

Riêng thủy đài hình nấm ở Công trường Quốc tế (Q. 3) để lại làm di tích lịch sử

Sỹ Đồng

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !