Dân lên nóc nhà tránh lũ, đề nghị điều máy bay cứu hộ
Bình Định đang đề nghị khẩn cấp Bộ tư lệnh Quân khu 5 điều động ca nô, máy bay trực thăng cứu dân.
Bình Định: Quốc lộ 1A chia cắt hoàn toàn vì cầu sập
Lũ lớn từ thượng nguồn đổ về khiến hàng ngàn hộ dân tỉnh Bình Định từ vùng ven TP Quy Nhơn đến các huyện Vân Canh, An Lão, Hoài Ân, Tuy Phước, Phù Cát, An Nhơn bị ngập sâu.
Lũ xiết, nước dâng cao nhanh chóng, toàn bộ nhà cửa, làng mạc, ruộng đồng bị nhấn chìm. Hàng ngàn người dân các huyện Tuy Phước, An Nhơn đang kêu cứu, cầu Tân An trên Quốc lộ 1A đổ sập gây ách tắc giao thông.
Sáng nay (16/11), mưa lũ từ thượng nguồn đổ về quá mạnh cuốn trôi cầu Tân An, trên Quốc lộ 1A, đoạn qua thị xã An Nhơn tỉnh Bình Định, cô lập thành phố Quy Nhơn với các huyện phía Bắc. Trong khi đó Quốc lộ 19 trên địa bàn huyện Tây Sơn bị tê liệt, ách tắc hoàn toàn từ trưa qua. Đoàn xe hai chiều nằm chờ kéo dài hàng chục cây số.
Mưa to, lũ lớn đến mức nước lũ đã vượt tất cả bờ tràn ở hồ thủy lợi Định Bình - hồ thủy lợi lớn nhất tỉnh. Hiện nước đã vượt tất cả 6 cửa tràn của hồ Định Bình với lưu lượng lên tới 2.800m3/giây qua tràn.
Hiện hàng ngàn hộ dân ở các xã phường thuộc thị xã An Nhơn, các xã phía Đông huyện Tuy Phước, Phù Cát leo lên nóc nhà kêu cứu. Các phường Nhơn Bình, Nhơn Phú (TP Quy Nhơn) nước tiếp tục dâng cao. Thành phố Quy Nhơn đã bị cô lập. Nhiều đoạn nước dâng cao trên mặt đường hơn 1m.
Hàng trăm người dân ngoại thành Quy Nhơn che bạt sống tạm trên đường ray xe lửa. Cả tỉnh đã có 3 người bị lũ cuốn trôi, trong đó 1 trường hợp ở huyện Vân Canh, 1 nạn nhân ở huyện Tây Sơn và 1 học sinh ở huyện Tuy Phước.
Hiện tỉnh Bình Định đang đề nghị khẩn cấp Bộ tư lệnh Quân khu 5 điều động ca nô, máy bay trực thăng cứu dân, yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải có phương án khôi phục giao thông.
Ông Hồ Quốc Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết: “Bây giờ đang gọi Bộ trưởng Bộ Giao thông vô xử lý chứ tỉnh thì chịu chết. Bây giờ hàng ngàn hộ dân đang ngồi trên nóc nhà kêu cứu, tôi đang đi cứu dân đây”
Quảng Nam: 2 người chết
Ông Phan Đức Tính, Phó Chủ tịch huyện Đại Lộc, cho biết từ tối 15-11, nước lũ lên nhanh khiến hầu hết các xã tại huyện Đại Lộc đã bị nước lũ chia cắt hoàn toàn.
Tới chiều tối 15-11, huyện Đại Lộc đã tổ chức sơ tán khoảng 1.200 hộ dân với 3.900 nhân khẩu tại các vùng thấp trũng đến nơi an toàn. “Mực nước lên nhanh, mưa vẫn chưa có dấu hiệu dừng nên chúng tôi đã thông báo cho người dân để họ có biện pháp phòng tránh” – ông Tính nói.
Đến rạng sáng 16-11, tại huyện Đại Lộc, nước đang rút dần nhưng mưa vẫn rất to.
Tại Hội An, đỉnh lũ đang ở mức 2,4 m, trên mức báo động III 0,4 m, dự báo đến chiều tối nay lũ đạt đỉnh 2,8 m, tương đương mức lũ năm 2009. Tại Hội An, trời vẫn đang mưa rất to và mực nước vẫn tiếp tục dâng. Các tuyến đường Bạch Đằng, Trần Phú, Nguyễn Thái Học, Trần Hưng Đạo đều bị ngập nặng, có đoạn sâu gần 2 m.
TP Hội An đã khẩn cấp tổ chức di dời dân các vùng trũng thấp đến nơi an toàn, các xã phường đều đã mở cống bản để đảm bảo việc tiêu thoát lũ; Ban Quản lý Bến thủy nội địa thông báo dừng mọi hoạt động của các bến đò ngang, các hoạt động đánh cá, vớt củi trên sông cũng bị nghiêm cấm. Các khu nhà cổ đã được chèn chống trong bão số 14 và nay tiếp tục được gia cố; các công ty lữ hành du lịch hạn chế du khách chụp hình quay phim trong lũ để tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Tại huyện Điện Bàn, đến sáng nay, các địa phương trong huyện gần như bị cô lập hoàn toàn. Vào đêm qua, lực lượng cứu hộ huyện Điện Bàn và xã Điện Quang đã vật lộn với nước lũ trong hơn 3 giờ mới cứu thoát được 16 công nhân giữa dòng nước lũ về nơi an toàn. Những công nhân này thuộc đơn vị thi công cầu Kỳ Lam trên đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đoạn qua xã Điện Quang. Tuy đã được địa phương thông báo di chuyển nhưng do chủ quan nên khi nước lũ dâng cao, họ bị kẹt giữa cồn đất.
Trong khi đó, theo thông tin từ ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND huyện Nông Sơn, trên địa bàn đã có một người thiệt mạng do lũ.
Nạn nhân là bà Ngô Thị Chí (68 tuổi, thôn Dùi Chiêng 1, xã Phước Ninh, huyện Nông Sơn). Vào khoảng 16 giờ, ngày 15-11, bà Chí đi chăn trâu về, gặp mưa lớn, không may bị sụp xuống cống bị đuối nước. Mặc dù người dân phát hiện kịp thời và tiến hành cấp cứu nhưng bà Chí vẫn không qua khỏi. Hiện nạn nhân đã được gia đình và chính quyền địa phương đưa về nhà lo hậu sự.
Nạn nhân thứ hai là em Lê Ngọc Triều (SN 1996, ngụ thôn Ô Gia Nam, xã Đại Cường, huyện Đại Lộc), hiện là học sinh lớp 12, trường THPT Đỗ Đăng Tuyển, huyện Đại Lộc.
Khoảng 10 giờ sáng nay, nước vẫn còn lớn và có mưa to, Triều lùa đàn vịt ra đồng để thả thì bất ngờ trượt chân xuống ống cống nước xoáy ở gần nhà. Khi người dân phát hiện và vớt được thì Triều đã tử vong.
Về tình hình mưa, lũ tại huyện Nông Sơn, ông Nguyễn Văn Hòa cho biết trên địa bàn huyện có mưa lớn, nước dâng nhanh khiến các con đường vào trung tâm huyện đã bị chia cắt. 7 xã trong huyện cũng bị chia cắt.
Quảng Ngãi: Nhiều nơi bị cô lập
Theo báo cáo mới nhất của Trung tâm Phòng chống lụt bão Khu vực miền Trung- Tây Nguyên, lũ ở các sông miền Trung hiện cao hơn đỉnh lũ lịch sử 1999, khiến hàng vạn ngôi nhà bị ngập trong nước, nhiều vùng bị cô lập hoàn toàn. Đến thời điểm này, mưa lũ làm 3 người chết (Quảng Ngãi: 1, Bình Định: 1, Gia Lai: 1 ), 4 người mất tích (Bình Định: 2, Phú Yên: 1, Gia Lai: 1) và 2 người người bị thương (Quảng Ngãi: 1; Bình Định: 1).
Tại Quảng Ngãi, hiện toàn tỉnh bị ngập trên diện rộng, nhiều khu vực bị cô lập hoàn toàn, nhiều xã bị chia cắt do tuyến giao thông và cầu bị ngập như huyện Ba Tơ, Nghĩa Hành, Sơn Hà, Tư Nghĩa... Ngoài ra, các xã thuộc lưu vực sông Trà Khúc, sông Vệ, sông Thoa thuộc các huyện Sơn Tịnh, Mộ Đức đang bị nước lũ gây ngập lụt.
Lũ lớn từ thượng nguồn đổ về khiến hàng ngàn hộ dân tỉnh Bình Định từ vùng ven TP Quy Nhơn đến các huyện Vân Canh, An Lão, Hoài Ân, Tuy Phước, Phù Cát, An Nhơn bị ngập sâu.
Chiếc cầu bắc qua suối Cát nối xã Tây Thuận với xã Tây Giang, ở huyện Tây Sơn bị lũ cuốn trôi. Người dân nơi đây tự đặt chiếc bảng “cầu gãy cấm qua” để cảnh báo người đi đường (Ảnh Báo Bình Định) |
Lũ xiết, nước dâng cao nhanh chóng, toàn bộ nhà cửa, làng mạc, ruộng đồng bị nhấn chìm. Hàng ngàn người dân các huyện Tuy Phước, An Nhơn đang kêu cứu, cầu Tân An trên Quốc lộ 1A đổ sập gây ách tắc giao thông.
Sáng nay (16/11), mưa lũ từ thượng nguồn đổ về quá mạnh cuốn trôi cầu Tân An, trên Quốc lộ 1A, đoạn qua thị xã An Nhơn tỉnh Bình Định, cô lập thành phố Quy Nhơn với các huyện phía Bắc. Trong khi đó Quốc lộ 19 trên địa bàn huyện Tây Sơn bị tê liệt, ách tắc hoàn toàn từ trưa qua. Đoàn xe hai chiều nằm chờ kéo dài hàng chục cây số.
Mưa to, lũ lớn đến mức nước lũ đã vượt tất cả bờ tràn ở hồ thủy lợi Định Bình - hồ thủy lợi lớn nhất tỉnh. Hiện nước đã vượt tất cả 6 cửa tràn của hồ Định Bình với lưu lượng lên tới 2.800m3/giây qua tràn.
Hiện hàng ngàn hộ dân ở các xã phường thuộc thị xã An Nhơn, các xã phía Đông huyện Tuy Phước, Phù Cát leo lên nóc nhà kêu cứu. Các phường Nhơn Bình, Nhơn Phú (TP Quy Nhơn) nước tiếp tục dâng cao. Thành phố Quy Nhơn đã bị cô lập. Nhiều đoạn nước dâng cao trên mặt đường hơn 1m.
Hàng trăm người dân ngoại thành Quy Nhơn che bạt sống tạm trên đường ray xe lửa. Cả tỉnh đã có 3 người bị lũ cuốn trôi, trong đó 1 trường hợp ở huyện Vân Canh, 1 nạn nhân ở huyện Tây Sơn và 1 học sinh ở huyện Tuy Phước.
Hiện tỉnh Bình Định đang đề nghị khẩn cấp Bộ tư lệnh Quân khu 5 điều động ca nô, máy bay trực thăng cứu dân, yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải có phương án khôi phục giao thông.
Ông Hồ Quốc Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết: “Bây giờ đang gọi Bộ trưởng Bộ Giao thông vô xử lý chứ tỉnh thì chịu chết. Bây giờ hàng ngàn hộ dân đang ngồi trên nóc nhà kêu cứu, tôi đang đi cứu dân đây”
Quảng Nam: 2 người chết
Ông Phan Đức Tính, Phó Chủ tịch huyện Đại Lộc, cho biết từ tối 15-11, nước lũ lên nhanh khiến hầu hết các xã tại huyện Đại Lộc đã bị nước lũ chia cắt hoàn toàn.
Nhà dân ngập sâu trong nước lũ |
Tới chiều tối 15-11, huyện Đại Lộc đã tổ chức sơ tán khoảng 1.200 hộ dân với 3.900 nhân khẩu tại các vùng thấp trũng đến nơi an toàn. “Mực nước lên nhanh, mưa vẫn chưa có dấu hiệu dừng nên chúng tôi đã thông báo cho người dân để họ có biện pháp phòng tránh” – ông Tính nói.
Đến rạng sáng 16-11, tại huyện Đại Lộc, nước đang rút dần nhưng mưa vẫn rất to.
Tại Hội An, đỉnh lũ đang ở mức 2,4 m, trên mức báo động III 0,4 m, dự báo đến chiều tối nay lũ đạt đỉnh 2,8 m, tương đương mức lũ năm 2009. Tại Hội An, trời vẫn đang mưa rất to và mực nước vẫn tiếp tục dâng. Các tuyến đường Bạch Đằng, Trần Phú, Nguyễn Thái Học, Trần Hưng Đạo đều bị ngập nặng, có đoạn sâu gần 2 m.
TP Hội An đã khẩn cấp tổ chức di dời dân các vùng trũng thấp đến nơi an toàn, các xã phường đều đã mở cống bản để đảm bảo việc tiêu thoát lũ; Ban Quản lý Bến thủy nội địa thông báo dừng mọi hoạt động của các bến đò ngang, các hoạt động đánh cá, vớt củi trên sông cũng bị nghiêm cấm. Các khu nhà cổ đã được chèn chống trong bão số 14 và nay tiếp tục được gia cố; các công ty lữ hành du lịch hạn chế du khách chụp hình quay phim trong lũ để tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Tại huyện Điện Bàn, đến sáng nay, các địa phương trong huyện gần như bị cô lập hoàn toàn. Vào đêm qua, lực lượng cứu hộ huyện Điện Bàn và xã Điện Quang đã vật lộn với nước lũ trong hơn 3 giờ mới cứu thoát được 16 công nhân giữa dòng nước lũ về nơi an toàn. Những công nhân này thuộc đơn vị thi công cầu Kỳ Lam trên đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đoạn qua xã Điện Quang. Tuy đã được địa phương thông báo di chuyển nhưng do chủ quan nên khi nước lũ dâng cao, họ bị kẹt giữa cồn đất.
Trong khi đó, theo thông tin từ ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND huyện Nông Sơn, trên địa bàn đã có một người thiệt mạng do lũ.
Nạn nhân là bà Ngô Thị Chí (68 tuổi, thôn Dùi Chiêng 1, xã Phước Ninh, huyện Nông Sơn). Vào khoảng 16 giờ, ngày 15-11, bà Chí đi chăn trâu về, gặp mưa lớn, không may bị sụp xuống cống bị đuối nước. Mặc dù người dân phát hiện kịp thời và tiến hành cấp cứu nhưng bà Chí vẫn không qua khỏi. Hiện nạn nhân đã được gia đình và chính quyền địa phương đưa về nhà lo hậu sự.
Nạn nhân thứ hai là em Lê Ngọc Triều (SN 1996, ngụ thôn Ô Gia Nam, xã Đại Cường, huyện Đại Lộc), hiện là học sinh lớp 12, trường THPT Đỗ Đăng Tuyển, huyện Đại Lộc.
Khoảng 10 giờ sáng nay, nước vẫn còn lớn và có mưa to, Triều lùa đàn vịt ra đồng để thả thì bất ngờ trượt chân xuống ống cống nước xoáy ở gần nhà. Khi người dân phát hiện và vớt được thì Triều đã tử vong.
Về tình hình mưa, lũ tại huyện Nông Sơn, ông Nguyễn Văn Hòa cho biết trên địa bàn huyện có mưa lớn, nước dâng nhanh khiến các con đường vào trung tâm huyện đã bị chia cắt. 7 xã trong huyện cũng bị chia cắt.
Quảng Ngãi: Nhiều nơi bị cô lập
Chèo ghe đi tránh lũ. Ảnh: H. Dũng |
Theo báo cáo mới nhất của Trung tâm Phòng chống lụt bão Khu vực miền Trung- Tây Nguyên, lũ ở các sông miền Trung hiện cao hơn đỉnh lũ lịch sử 1999, khiến hàng vạn ngôi nhà bị ngập trong nước, nhiều vùng bị cô lập hoàn toàn. Đến thời điểm này, mưa lũ làm 3 người chết (Quảng Ngãi: 1, Bình Định: 1, Gia Lai: 1 ), 4 người mất tích (Bình Định: 2, Phú Yên: 1, Gia Lai: 1) và 2 người người bị thương (Quảng Ngãi: 1; Bình Định: 1).
Tại Quảng Ngãi, hiện toàn tỉnh bị ngập trên diện rộng, nhiều khu vực bị cô lập hoàn toàn, nhiều xã bị chia cắt do tuyến giao thông và cầu bị ngập như huyện Ba Tơ, Nghĩa Hành, Sơn Hà, Tư Nghĩa... Ngoài ra, các xã thuộc lưu vực sông Trà Khúc, sông Vệ, sông Thoa thuộc các huyện Sơn Tịnh, Mộ Đức đang bị nước lũ gây ngập lụt.
Nguồn VOV-NLĐ
Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê
Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.
Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt
Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.
Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội
Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.
Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk
Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.
Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu
Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.
45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?
Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.
Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi
Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.
Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc
Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.
Quy định mới về chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con
Từ năm 2025, chế độ thai sản dành cho lao động nam khi vợ sinh con sẽ có những thay đổi.
Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc
Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.