Đám cưới vắng cô dâu của người thương binh nặng

Những năm tháng chiến tranh đã làm nảy sinh những tình huống cưới hỏi bi hài, nhưng một đám cưới không có cô dâu và sự chung thủy, hi sinh suốt 20 năm sau đó thực sự khiến chúng tôi xúc động.

Đám cưới không có cô dâu

Chúng tôi gặp chị tại Trung tâm điều dưỡng thương binh huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Trong những câu chuyện của chị, chúng tôi nhận thấy ở con người ấy có một niềm tin, niềm lạc quan đến lạ. Miệng lúc nào cũng nở nụ cười, chị bảo: “Kệ nó chứ, cái số mình vất vả thế rồi. Có u ám cũng giải quyết được gì?”. 

Đám cưới vắng cô dâu của người thương binh nặng - ảnh 1

Bị liệt, không thể chủ động trong vấn đề tiểu tiện nên chị Khương và các con thay nhau giúp anh Bình.

Chị là Vũ Thị Khương (SN 1967) ở thôn 2, Phương Bàng, Song Phương, Hoài Đức, Hà Nội. Chồng chị là anh Nguyễn Văn Bình (SN 1958). Anh và chị cùng quê, cùng uống chung nước giếng làng mà lớn lên.

Khi đất nước vẫn còn tiếng súng, năm 1977, anh Bình lên đường nhập ngũ, chiến đấu tại biên giới Tây Nam. Hai năm sau, anh bị thương và được chuyển về điều trị tại Bệnh viện 103. 

Tin anh bị thương mọi người ở quê đều đã biết. Nhưng cha mẹ anh đi khắp các bệnh viện điều trị cho thương, bệnh binh cũng không tìm thấy con trai của mình. Vì bị thương khá nặng ở đầu, sau khi phẫu thuật anh Bình phải băng bó kín mít, cũng từ đó anh không nói được và bị nhầm tên với một đồng đội khác đã hy sinh. 

Trong những năm tháng kiên trì điều trị tại bệnh viện, anh luôn động viên mình cố gắng học phát âm lại từ đầu. Mỗi ngày anh đều học thêm một vài từ mới. Vài năm sau, khi các vết thương đã dần bình phục, anh mới tìm đường về quê. 

Vì xa quê đã lâu, giọng nói vẫn còn ngọng nghịu nên 10 ngày sau anh mới tìm được về đến nhà. Anh trở về với thương tật 1/4, liệt nửa người, mất một mắt phải, tay trái không cử động được, 2 viên đạn đến nay vẫn còn nằm lại trong người, trong đó có một viên nằm trên não cùng rất nhiều những vết sẹo lồi lõm trên cơ thể.

Đám cưới vắng cô dâu của người thương binh nặng - ảnh 2

Anh Nguyễn Văn Bình (SN 1958), thương binh ¼, bị liệt nửa người, mắt phải và tay trái không cử động được.

Kể về chuyện tình yêu của mình, chị Khương chỉ cười xòa rồi kể "chị nào có được làm cô dâu". Năm đấy chị đã bước sang tuổi 29, cái tuổi được xếp vào hàng gái ế trong làng. Thấy em gái còn chần chừ chuyện chồng con, anh trai chị bèn dọa: “Không lấy ai thì anh cưới cho mày thằng Bình què đấy”. 

Nói là làm, chỉ vài ngày sau đó, một đám cưới nhỏ được diễn ra chóng vánh khi cô dâu không... có mặt ở nhà. Đến khi chị đi làm về thì chuyện đã đâu vào đấy. “Lúc mới về nhà chồng thì cũng không yêu đương gì đâu. Nhưng sống với nhau lâu ngày, hiểu và cảm thông cho nhau thì tình cảm bắt đầu nảy nở, chị yêu anh lúc nào cũng không hay”, chị Khương tâm sự.

Những bữa cơm chỉ có nước mắm ăn với hành

Có lẽ đối với chị, kỷ niệm khiến chị khó quên nhất là những ngày tháng chị mang thai người con đầu tiên. Hoàn cảnh gia đình lúc đó còn khó khăn, chồng bệnh tật, kinh tế hoàn toàn trông chờ vào đồng lương 220.000 đồng/tháng của chị. Ngoài việc dùng để chi trả nợ nần thì cũng chỉ phụ thêm được tiền mua thuốc thang chạy chữa cho chồng. 

Chị còn nhớ, suốt một năm trời mỗi ngày chỉ có một trăm đồng mua hành ngâm với nước mắm để ăn cơm và ấm nước sôi thay canh. Trong cái khó túng thiếu đủ bề, chị quyết định đi mua chịu con lợn về nuôi. Ba tháng sau bán lợn trả tiền vốn lãi thu về. Cũng nhờ đó, kinh tế gia đình có đồng ra đồng vào.

Đám cưới vắng cô dâu của người thương binh nặng - ảnh 3

Chị Vũ Thị Khương xúc động khi kể lại cuộc đời của anh chị

Bị liệt nên vấn đề vệ sinh anh Bình không chủ động được, mọi việc của anh đều do vợ và các con anh hỗ trợ.

Chăm sóc một người ốm bình thường đã khó, nhưng đối với chị Khương việc chăm sóc người chồng bị những cơn đau hành hạ tối ngày còn khó gấp nhiều lần. Hai viên đạn nằm lại trên cơ thể người thương binh đó khiến những ngày trái gió trở trời cơn đau lại hành hạ. Những lúc như thế anh Bình thường đập phá đồ đạc trong nhà thậm chí còn quát mắng vợ con. Không ít lần các con phải đi xin quần áo nhà hàng xóm mặc tạm vì lý do... bố xé hết quần áo của cả nhà. 

Cảm thông trước những cơn đau dày vò trong cơ thể anh Bình, thay vì giận ba mẹ con chị Khương lại càng thương yêu người chồng, người cha ấy nhiều hơn. Những vật dụng trong nhà chị đều được ưu tiên làm bằng... nhôm để mỗi khi lên cơn, anh có cái vừa tạo ra âm thanh lớn để xả bực mà không bị vỡ. 

Nhiều người vẫn thường đùa với chị rằng: “Ông này mà sống với người khác có khi chết lâu rồi”. Những lúc đấy chị chỉ biết cười, bởi hơn ai hết chị hiểu rằng những lúc khỏe mạnh anh là một người chồng mẫu mực, yêu thương vợ con. 

Dù bị liệt đôi chân và một cánh tay, nhưng anh còn ý chí, còn một con mắt và một cánh tay còn lại. Hàng ngày, anh vẫn thường phụ vợ việc nấu nướng, cho lợn ăn. 

May mắn cho gia đình anh Bình, chị Khương, hai con của anh chị đều ngoan ngoãn và khỏe mạnh. Ở trường, các cháu là những học sinh giỏi trong nhiều năm, còn ở nhà hai chị em đều biết giúp đỡ bố mẹ. 

Lại Hà

Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê

Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu

Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.

45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?

Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Quy định mới về chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con

Từ năm 2025, chế độ thai sản dành cho lao động nam khi vợ sinh con sẽ có những thay đổi.

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Đang cập nhật dữ liệu !