Đại thắng mùa Xuân trong mắt nhà báo chiến trường

Trong những ngày tháng Tư lịch sử năm 1975, theo chân các cánh quân tiến về giải phóng Sài Gòn có không ít phóng viên chiến trường, những người đã ghi lại khoảnh khắc lịch sử có một không hai.

Bức ảnh “Cô Nhíp” nổi tiếng của nhà báo Đậu Ngọc Đản.

Ngày 30/4/1975 mãi mãi là thời khắc đáng nhớ trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Hồi ức về những ngày tháng không thể nào quên luôn theo suốt cuộc đời nhiều người, trong đó có những phóng viên ảnh, những người đã trực tiếp cầm máy ghi lại khoảnh khắc lịch sử hào hùng của dân tộc.

Nhà báo Đậu Ngọc Đản là người có mặt tại Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975, đã chứng kiến và chụp được ảnh ông Phạm Xuân Thệ, bấy giờ là Đại úy, Trung đoàn phó, hùng dũng bước lên ghi nhận sự đầu hàng của chính quyền Sài Gòn.

Theo hồi ức của nhà báo Đậu Ngọc Đản, hồi đó ông mới 24 tuổi, là phóng viên mang quân hàm Thiếu uý của Tổng cục Chính trị. Tháng 2/1975, ông được lệnh vào Nam, theo bước các binh đoàn trong cuộc Tổng tiến công, nổi dậy. Ngày 29/4/1975, khi đến Xuân Lộc, ông trực tiếp nhận nhiệm vụ cùng Trung đoàn 66 của Sư đoàn 304 vào Sài Gòn và tiến thẳng vào Dinh Độc Lập lúc 11h30 ngày 30/4.

Trên đường tiến quân về Sài Gòn, tình cờ ông bắt gặp một nữ chiến sĩ giải phóng dẫn đường cho xe tăng của Quân đoàn 3. Nét đẹp vừa dịu hiền, vừa hiên ngang của nữ chiến sĩ đó đã khiến cho ông có được bức ảnh “Cô Nhíp” nổi tiếng: một hình tượng Việt Nam tổng tiến công và nổi dậy với nụ cười sáng hiền, kiên cường, gan góc nhưng không kém phần nhân hậu, vị tha. Nữ chiến sĩ giải phóng đó là Cao Thị Nhíp, có tên hoạt động cách mạng là Nguyễn Trung Kiên. Cô là con nhà nghèo ở Tiền Giang, hoạt động cách mạng ở Sài Gòn và tham gia biệt động thành dưới vỏ bọc là người làm công cho gia đình một sĩ quan. Vốn thông thuộc đường sá nên cô đã dẫn đường cho xe tăng của ta vào đánh Tân Sơn Nhất và các vị trí quân sự khác.

Trong hồi ức của phóng viên Đinh Quang Thành, nguyên phóng viên ảnh của Thông tấn xã Việt Nam, ngày 30/4/1975 cũng là ký ức không thể nào quên. Rạng sáng ngày 30/4/1975, ông Đinh Quang Thành cùng tổ phóng viên “mũi nhọn” theo một mũi tiến quân của Sư đoàn 304 hành tiến vào Sài Gòn. Cùng với Lữ đoàn xe tăng 203 vào Dinh Độc Lập, ông đã chụp tất cả những gì diễn ra trong thời khắc đó: Các xe tăng số 390, 843 án ngữ trước thềm Dinh Độc Lập; các binh sĩ, sĩ quan quân đội Sài Gòn đầu hàng vô điều kiện, các thành viên chính quyền Sài Gòn khai báo tại tầng hai Dinh Độc Lập.

Trong cuốn sách “Ảnh Việt Nam thế kỷ XX” của Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, bức ảnh nhân dân thành phố Sài Gòn đón chào quân giải phóng in tràn hai trang 204 và 205. Đó là một bức ảnh rất hoành tráng chụp một đoàn xe chở quân giải phóng đi giữa rừng người. Những gương mặt trong ảnh đều rạng rỡ, tươi vui. Hàng ngàn cánh tay đang vẫy chào đoàn quân chiến thắng. Bức ảnh đó là của một phóng viên quân đội tăng cường cho Thông tấn xã Việt Nam, người đã từng với phóng viên Đinh Quang Thành rong ruổi trên những chặng đường dài và có mặt ở Sài Gòn vào thời khắc đặc biệt của ngày 30/4 - phóng viên Hứa Kiểm.

Vào thời khắc 13h30 ngày 30/4/1975, khi Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn Dương Văn Minh đọc lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện tại Đài Phát thanh Sài Gòn, có một nhà báo Việt Nam và là người duy nhất chụp được bức hình lịch sử đó. Ông là nhà báo Phạm Kỳ Nhân (bút danh Kỳ Nhân), phóng viên của Hãng AP tại Sài Gòn khi đó.

Ngoài các phóng viên Việt Nam theo chân các cánh quân tiến về Sài Gòn, theo số liệu thống kê chưa chính thức, có khoảng 125 phóng viên từ 13 quốc gia đã có mặt tại Sài Gòn trong những ngày cuối cùng của tháng 4 năm 1945.

Nữ nhà báo Pháp Francoise Demulder lúc ấy mới 25 tuổi, bất chấp mọi nguy hiểm đã lao ra đường phố vào những giờ phút lịch sử đó. Francoise Demulder là phóng viên ảnh duy nhất chụp được khoảnh khắc chiếc xe tăng của Quân đội Nhân dân Việt Nam húc đổ cổng chính của Dinh Độc Lập buổi trưa ngày 30/4/1975, đánh dấu sự kết thúc của chiến tranh Việt Nam.

Làm việc cho các hãng tin Mỹ AP, CNN, Peter Arnett, phóng viên Mỹ gốc New Zealand, có mặt ở miền Nam Việt Nam từ năm 1962 - 1975, chứng kiến nhiều sự kiện bước ngoặt trong cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Cuối tháng 4/1975, mặc dù được bố trí di tản, Peter cùng với 2 đồng nghiệp khác tình nguyện ở lại để được tận mắt chứng kiến sự kết thúc của cuộc chiến tranh Việt Nam ác liệt và tốn kém mà họ với tư cách là phóng viên Mỹ đã theo dõi nhiều năm qua. Sáng 30/4/1975, người Mỹ đã di tản hết khỏi Sài Gòn nhưng trong một căn phòng nhỏ của khách sạn Caravelle ở trung tâm thành phố, Peter Arnett cùng 2 đồng nghiệp vẫn ở lại theo dõi chiến sự.

Trong cuốn hồi ký “Tường thuật trực tiếp từ chiến trường - Live from the Battlefield”, Peter Arnett đã diễn tả cặn kẽ những cảm xúc ấy của mình: “Tôi xem đồng hồ của mình: 11 giờ 25 phút sáng. Tôi bảo George (George Esper, phóng viên AP) cùng ra ngoài xem xét tình hình. Một chiếc xe lớn đang lăn bánh về phía sông Sài Gòn. Tim tôi ngừng đập: Đó là chiếc Molotova của Nga và đằng sau xe là nhóm binh lính cộng sản trẻ mặc quân phục mỏng màu xanh có mũ sao. Người Sài Gòn cũng đổ ra đường với đầy sự ngạc nhiên. Băng rôn Việt Cộng lớn màu xanh da trời bất ngờ được kéo lên ở cột cờ của Khách sạn Caravelle. Tôi bước lên cầu thang để trở về văn phòng của mình, trong đầu nghĩ đây là một sự kết thúc của tất cả những gì mà một thế hệ Mỹ đã chiến đấu để chống lại và mấy đời tổng thống âm mưu ngăn chặn. Cái kết thúc đến quá nhanh. Tôi lách qua đám đông tụ tập trước cửa văn phòng và cảm thấy mệt mỏi. George dìu tôi đến bên máy chữ. Tôi ra hiệu lấy giấy và viết tin bắt đầu bằng: “Sài Gòn, 30/4, hôm nay quân Giải phóng chiếm Sài Gòn một cách hòa bình. Họ hành quân trên những đại lộ đầy cây bên đường trên những chiếc xe tải của Nga cùng cờ bay phấp phới. Người Sài Gòn đứng chứng kiến hai bên đường. Không một tiếng súng nổ”.

Nhiếp ảnh gia người Hà Lan Hubert van Es là người đã ghi lại cảnh đám đông di tản chen nhau lên một máy bay trực thăng đậu trên nóc một tòa nhà của CIA (Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ) tại Sài Gòn. Sau này, Hubert van Es kể lại, hôm đó là ngày thứ Ba, 29/4/1975, ở Sài Gòn đang râm ran tin đồn là sẽ diễn ra cuộc sơ tán cuối cùng. Lúc đó khoảng 2h30 chiều, ông đang ngồi trong nhà thì nghe đồng nghiệp gọi: Có một chiếc trực thăng trên nóc nhà phía chung cư Pittman. Ông nhìn thấy khoảng 20 đến 30 người trên nóc nhà đang leo lên chiếc trực thăng Huey của hãng Air America và bấm máy liên tục. Sau khi chụp khoảng 10 khung hình, ông trở về phòng tối và xử lý ảnh.

Vào sáng 30/4/1975, ông đeo một tấm vải ghi “Báo chí Hòa Lan” rồi chạy xuống phố ghi lại những khoảnh khắc cuối cùng của chiến tranh tại Sài Gòn. Những người lính trẻ miền Bắc tỏ ra thân thiện và sẵn sàng đứng cho ông chụp, cảm giác kỳ lạ đó khiến ông không thể quên.

Ký giả người Pháp Paul Dreyfus là một trong 125 nhà báo nước ngoài có mặt tại Sài Gòn vào ngày 30/4/1975, chứng kiến sự kiện lịch sử các đoàn quân tiến vào thành phố. Trong thời gian ở tại Sài Gòn, Paul Dreyfus đã cần mẫn ghi nhật ký những sự việc xảy ra kể từ khi Hiệp định Paris 1973 về Việt Nam được ký kết. Sau khi trở về Pháp, ông đã dựa trên những tư liệu sẵn có, viết cuốn sách nhan đề “… Et Saigon tomba” (… Và Sài Gòn sụp đổ). Trong cuốn sách này, ngày 30/4/1975 được ghi lại: “Các đường phố vắng tanh vắng ngắt… Chỉ có những xe ô tô cắm cờ là đi lại trên đường. Những chiếc xe cứu thương hối hả mang những người bị thương, chủ yếu từ sân bay Tân Sơn Nhất và từ Chợ Lớn, bị trúng đạn trong đêm, phóng nhanh tới các bệnh viện. Khắp mọi nơi, pháo 105 ly của quân đội Sài Gòn tiếp tục bắn trả các khẩu pháo 130 ly của các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng. Từ phía Biên Hoà là nơi hôm trước tôi vừa mới thực hiện chuyến “thám hiểm” cuối cùng, đang đánh nhau rất dữ dội. Mặc dù có lệnh thiết quân luật, các nhà báo vẫn liều đi ra ngoài… Đại cường quốc Mỹ đang chạy thoát thân. Trước cổng toà lãnh sự Mỹ có hai binh sĩ lính thủy đánh bộ đội mũ sắt, súng cầm tay đứng gác, hàng mấy chục người Việt vẫn còn cố một cách tuyệt vọng, xin một hộ chiếu đi Guam, Midway, Honolulu…”.

Nhà báo Borries Gallasch của nhật báo Der Spiegel (Tấm gương Đức) là nhà báo châu Âu duy nhất có mặt tại Dinh Độc Lập vào thời khắc Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Tháng 9/1945, ông cho xuất bản cuốn sách mang tên “Thành phố Hồ Chí Minh” (Ho-Tsch-Minh-Stadt) như một kho hồi ức vô giá, trong đó, ấn tượng hơn cả cũng chính là những thời khắc đặc biệt tại Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975.

Bạch Dương

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !