Đại lễ khai mở bức tranh Phật Quan Âm lớn nhất xác lập kỷ lục Việt Nam

Ngày 16/3, bức tranh Phật Quan Âm lớn nhất Việt Nam (do Tổ chức kỷ lục Việt Nam - Vietkings xác lập) sẽ được khai mở tại Lễ hội Quan Âm Đại Bảo Tháp Tây Thiên, Vĩnh Phúc.
Đại lễ khai mở bức tranh Phật Quan Âm lớn nhất xác lập kỷ lục Việt Nam - ảnh 1

Một phần của bức tranh Phật Quan Âm lớn nhất Việt Nam.

Đây là bức tranh cuộn thuộc thể loại Thongdrol (tranh cuộn Phật giáo khổng lồ vùng Himalaya), có kích thước khổng lồ 11,8 x 16 mét (không bao gồm khung), cân nặng trên 100 kg, được thêu trên gấm.

Không chỉ có kích thước khổng lồ, đây còn là một kiệt tác nghệ thuật Phật giáo độc bản theo chuẩn mực cao nhất của Hoàng gia Bhutan. Hơn 40 nghệ nhân cao cấp của Hoàng gia Bhutan đã thực hiện chế tác bức tranh trong thời gian nhanh kỷ lục - 6 tháng.

Mỗi nét vẽ, mũi kim, đường chỉ đều là sự cúng dàng lên Đức Phật Quan Âm và lời ước nguyện thành kính để tình yêu thương của Đức Quan Âm nơi bức tranh cuộn được ban trải tới mọi hữu tình chúng sinh.

Bức tranh chính là món quà của Đức Gyalwang Drukpa tặng cho Đại Bảo Tháp Tây Thiên, để kỷ niệm mối Pháp duyên vừa tròn 10 năm của Ngài với đất nước Việt Nam. Trong chuyến thăm này, Đức Gyalwang Drukpa cùng Tăng đoàn 100 chư Thượng tọa Đại đức Tăng Ni Truyền thừa Drukpa sẽ tham gia Ngày Văn hóa Phật giáo Ấn độ tại Việt Nam lần thứ 2 từ ngày 16 - 19/3 tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc.

Tranh cuộn Thongdrol

Tranh cuộn Thongdrol là loại tranh thêu trên gấm hình Đức Phật cỡ lớn, được khai mở để chiêm bái trong các đại lễ văn hóa Phật giáo vùng Ấn Độ - Himalaya, thu hút hàng ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn người dân tham dự.

Việc khai mở tranh thường có các nghi lễ tâm linh quan trọng do chư Tăng cao cấp cử hành. Sau lễ hội, tranh được cuộn lại, bảo quản cẩn thận.

Đối với các bức tranh cổ và hiếm thì tần xuất khai mở cho công chúng chiêm bái là rất hy hữu. Người dân và cộng đồng Phật giáo tại các quốc gia vùng Himalaya tin rằng trong những dịp linh thiêng cát tường, việc khai mở tranh để đại chúng chiêm bái sẽ đem lại năng lượng và từ trường an lành, giúp người dân và đất nước được giải trừ chướng ngại, thành tựu các tâm nguyện và sở cầu, đem lại cuộc sống hòa bình, thịnh vượng.

Truyền thống này đã trở thành một di sản văn hóa đặc sắc trong hàng trăm năm qua ở các vùng miền trên dãy Himalaya và vẫn còn vô cùng sống động, có ảnh hưởng sâu sắc về văn hóa và sức hút du lịch trên khắp thế giới (ví dụ như Lễ hội Hemis (Ladakh - Ấn Độ), Lễ hội Punakha (Bhutan).

Đức Gyalwang Drukpa

Đức Gyalwang Drukpa (www.drukpavietnam.org) là Bậc lãnh đạo tâm linh, Hóa thân chuyển thế Đời thứ 12 của Truyền thừa Phật giáo Drukpa, có lịch sử khởi nguồn cách đây 1.000 năm từ Ấn Độ. Ngài được người dân các quốc gia vùng Himalaya kính ngưỡng là chân hóa thân của Đức Phật Quan Âm và hóa thân chuyển thế của nhiều Đại Thành tựu giả trứ danh như Đức Naropa, Đức Gampopa…Ngoài trọng trách lãnh đạo Truyền thừa Drukpa, Ngài còn là Bậc lãnh đạo có ảnh hưởng lớn trong các thiện hạnh bảo vệ môi trường, y tế, giáo dục, bình đẳng giới tại vùng Himalaya, từng được Liên Hiệp Quốc trao tặng Kỷ niệm chương “Vì Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ”.

Kể từ năm 2007, với tâm nguyện đóng góp vào sự phát triển Phật Pháp vì lợi ích người dân hữu tình Việt Nam, Đức Gyalwang Drukpa đã nhiều lần từ bi quang lâm, cử hành các Đại Pháp hội quán đỉnh cộng đồng cầu nguyện Quốc thái dân an, cầu siêu độ chư hương linh anh hùng liệt sĩ, đồng bào tử nạn, nạn nhân thiên tai bão lụt, chia sẻ Phật Pháp, đóng góp trí tuệ và hướng đạo trong việc xây dựng nền tảng văn hóa Kim Cương Thừa, khơi nguồn cảm hứng giác ngộ tới đông đảo Phật tử và người dân Việt Nam.

Từ năm 2011, Ngài trực tiếp hướng đạo việc lựa chọn địa điểm, thiết kế, gia trì yểm tâm Đại Bảo Tháp Mạn Đà La Tây Thiên (www.daibaothapmandalataythien.org), biểu tượng Trí tuệ Phật và kiệt tác kiến trúc nghệ thuật Mạn Đà La Kim Cương Thừa.

Truyền thừa Drukpa

Truyền thừa Drukpa được hoằng truyền vào nước ta từ năm 1992 nương công đức của cố Hòa thượng Thích Viên Thành - Viện chủ chùa Hương với tâm nguyện đem sự thực hành của truyền thống Phật giáo Kim Cương thừa góp phần vào sự phát triển của Phật giáo Việt Nam vì lợi ích người dân trong nước.

Pháp mạch Truyền thừa bắt nguồn từ Đức Phật Kim Cương Trì và được tiếp nối qua các Đại Thượng sư là các Ngài Tilopa, Naropa, Marpa, Milarepa, Gampopa, Rechungpa, Phagmo Drupa và Lingchen Repa cho tới các đời Hóa thân chuyển thế của Đức Gyalwang Drukpa.

Đây là truyền thống Phật giáo Đại thừa - Kim Cương thừa nổi tiếng với sự thanh tịnh, đức chân tu khổ hạnh cùng những pháp tu trì thâm diệu thành tựu Phật quả ngay trong một đời như: “Sáu Pháp Yoga của Naropa”, giáo pháp khẩu truyền tâm yếu “Đại Thủ Ấn”, những giáo pháp thiền định thù thắng như “Sáu Pháp Vị Bình Đẳng”, “Bảy Pháp Duyên Khởi”.

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !