Tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS, các nhà lãnh đạo đã ra Tuyên bố Chính trị kết thúc đại dịch này.
Đoàn Chủ tịch ra Tuyên bố Chính trị về kết thúc đại dịch HIV/AIDS
Ngày 10/6/2016 là ngày thứ ba và cũng là ngày cuối cùng của phiên họp cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc về HIV/AIDS. Một sự kiện quan trọng trong ngày họp cuối cùng là các nhà lãnh đạo trên thế giới đã thống nhất và ra Tuyên bố Chính trị của Liên Hợp Quốc năm 2016 về kết thúc dịch AIDS khẳng định toàn thế giới sẽ Dồn tổng lực để đạt được mục tiêu này vào năm 2030.
Các nhà lãnh đạo thế giới đã cam kết thực hiện 3 mục tiêu chung và 20 mục tiêu cụ thể đến năm 2020 về Dồn tổng lực cho phòng, chống AIDS, bao gồm tăng gấp đôi số người nhiễm HIV được điều trị ARV và đưa các dịch vụ dự phòng lây nhiễm HIV đến với mọi người dân có nhu cầu.
Các nhà lãnh đạo thế giới nhất trí rằng chưa có quốc gia nào đạt được mục tiêu kết thúc dịch AIDS và không một quốc gia nào có thể giảm bớt nỗ lực phòng, chống AIDS vào lúc này. Giờ đây, khi các quốc gia bắt đầu thực hiện Chương trình nghị sự đến năm 2030 vì Phát triển bền vững, toàn thế giới đều nhất trí rằng chỉ có thể kết thúc được dịch AIDS vào năm 2030 nếu thực hiện được các mục tiêu đến năm 2020 về Dồn tổng lực cho phòng, chống AIDS.
Các mục tiêu và cam kết được đưa ra trong Tuyên bố Chính trị về Kết thúc dịch AIDS: Dồn tổng lực để đẩy nhanh tiến độ Phòng, chống HIV và Kết thúc dịch AIDS vào năm 2030 sẽ dẫn dắt toàn thế giới trong các nỗ lực nhằm củng cố mối liên kết giữa việc giải quyết các vấn đề về y tế, phát triển, bất công, bất bình đẳng, nghèo đói và xung đột.
Tính đến cuối năm 2015, số người nhiễm HIV được điều trị ARV đã đạt 17 triệu, vượt mức chỉ tiêu đặt ra là 15 triệu. Cũng trong năm 2015, các nhà lãnh đạo thế giới đã cam kết đảm bảo rằng 90% tổng số người nhiễm HIV (bao gồm cả trẻ em, người vị thành niên và người lớn) sẽ biết được tình trạng nhiễm của mình, 90% số người đã biết tình trạng nhiễm sẽ được điều trị ARV và 90% số người tham gia điều trị ARV sẽ đạt được tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế.
Cam kết loại trừ nhiễm mới HIV trong trẻ em và bảo đảm sức khỏe cũng như cuộc sống tốt cho mẹ các em được tái khẳng định trong Tuyên bố Chính trị 2016, đồng thời nhấn mạnh cần bảo đảm rằng các bà mẹ nhiễm HIV đều được điều trị ARV ngay lập tức và điều trị suốt đời.
Triệt tiêu nhiễm mới HIV ở trẻ em thông qua thực hiện mục tiêu đến năm 2020 giảm 95% số ca nhiễm mới ở trẻ em tại tất cả các khu vực trên thế giới.
Ngoài ra, Tuyên bố Chính trị 2016 về kết thúc đại dịch HIV cũng chú trọng phụ nữ, trẻ gái vị thành niên, thanh niên và bình đẳng giới.
Mỗi ngày trên thế giới lại có thêm 2 nghìn ca nhiễm HIV mới trong thanh niên, chiếm một phần ba tổng số các ca nhiễm mới, nhưng chỉ có 28% số nữ thanh niên có kiến thức đúng về HIV. Các nhà lãnh đạo thế giới đã cam kết hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để thanh niên đóng một vai trò cốt lõi hơn trong công tác phòng, chống AIDS, thông qua thúc đẩy việc thực hiện đầy đủ các quyền về chăm sóc sức khỏe và giáo dục toàn diện về sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản và dự phòng lây nhiễm HIV.
Tuyên bố Chính trị 2016 cũng khẳng định tầm quan trọng của tiếp cận phổ cập tới chăm sóc sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản, cùng các quyền về sức khỏe sinh sản.
Các nhà lãnh đạo đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết gánh nặng về HIV đối với phụ nữ, đặc biệt là nữ thanh niên và trẻ gái vị thành niên ở khu vực tiểu vùng Sahara thuộc châu Phi.
Tuyên bố Chính trị 2016 cam kết thực hiện bình đẳng giới, đầu tư nâng cao năng lực cho phụ nữ, và chấm dứt mọi hình thức bạo hành và phân biệt đối xử với phụ nữ và trẻ em gái, nhằm nâng cao năng lực tự bảo vệ mình của phụ nữ và trẻ em gái tránh khỏi bị lây nhiễm HIV. Sự tham gia của nam giới và các trẻ em trai trong những vấn đề này là không thể thiếu được.
Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.
Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.
Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.
Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.
Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.
Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.
Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.
Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.
Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.