Đại học Stanford tìm kiếm điều gì ở E-learning Việt Nam?

Chiều ngày 18/12, Đoàn giáo sư Đại học Stanford – Hoa Kỳ gồm 8 giáo sư đầu ngành về Kinh tế, Quản trị, CNTT sẽ có buổi giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về giáo dục trực tuyến với TOPICA.
Đại học Stanford tìm kiếm điều gì ở E-learning Việt Nam? - ảnh 1

Toàn cảnh GES 2014

Trước đó tại hội nghị Chuyên đề Kinh tế toàn cầu 2014 (GES), Tiến sĩ Phạm Minh Tuấn - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tổ hợp giáo dục công nghệ TOPICA - đã phát biểu về tác động của E-Learning tới nền giáo dục của các nước Đông Nam Á, thu hút đông đảo sự quan tâm từ phía đại biểu trong đó có GS. Edward Lazear - ĐH Stanford.

Tiến sĩ Phạm Minh Tuấn cho biết, khoảng 2 năm trở lại đây, hàng trăm trường đại học hàng đầu trên thế giới đều tập trung phát triển mạnh E-Learning, trong đó có các trường đưa ra nhiều khoá học mở đại trà (MOOC) như Harvard, Stanford, và nhiều trường khác đưa ra các chương trình E-Learning cấp bằng cử nhân, thạc sĩ, như Berkeley, Georgia Tech, Maryland…

E-Learning hứa hẹn sẽ đem lại cơ hội học tập chất lượng cao, chi phí hợp lý cho sinh viên toàn cầu, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Thách thức lớn nhất đối với các trường đại học ở Đông Nam Á là làm sao xây dựng các hệ thống công nghệ, đội ngũ giảng viên bản địa, hỗ trợ học viên, và tận dụng các bài giảng mở của các trường ĐH Mỹ để bản địa hoá, đưa vào giảng dạy mà duy trì được tỷ lệ giữ chân và hiệu quả học tập cao.

Cũng trong Hội nghị này theo Giáo sư Edward Lazear, GS. Nhân lực và Kinh tế, ĐH Stanford, người từng đạt giải Adam Smith: “Đào tạo trực tuyến đã hiện diện từ rất lâu. Tại trường tôi giảng dạy, ĐH Stanford đã dùng đào tạo trực tuyến cho giảng dạy các ngành kỹ thuật khoảng 20 năm nay. 

Đại học Stanford tìm kiếm điều gì ở E-learning Việt Nam? - ảnh 2

Tiến sĩ Phạm Minh Tuấn

Trường kinh doanh của Stanford cũng đang bắt đầu tham gia, các đơn vị khác cũng bắt đầu tham gia. Nó là vấn đề mức độ lan tỏa, xu thế này đã bắt đầu, nó sẽ lan tỏa đến đâu chúng ta sẽ được chứng kiến trong thập kỷ tới. Tôi không hề nghi ngờ gì là E-learning sẽ là một sức mạnh tích cực, và nó sẽ cất cánh.”

Tổ hợp Công nghệ Giáo dục TOPICA hiện là đơn vị đi đầu tại Việt Nam xuất khẩu công nghệ E-learning ra nước ngoài và là đơn vị duy nhất ở Đông Nam Á cung cấp công nghệ và dịch vụ đồng bộ cho đào tạo trực tuyến tại các trường Đại học, trong đó đã triển khai hỗ trợ cho các chương trình Cử nhân trực tuyến chất lượng cao của ĐH Kinh tế quốc dân,VĐH Mở Hà Nội, ĐH Thái Nguyên, ĐH Trà Vinh, ĐH Duy Tân, và ĐH AMA (lớn nhất Philippines). Website: topica.edu.vn

E-learning - Đào tạo trực tuyến đã được nhiều trường Đại học trên thế giới chú trọng phát triển, trong đó có những đại học hàng đầu Hoa Kỳ như: Harvard, Stanford, Princeton... Song ở Việt Nam, phương thức đào tạo này mới chỉ bắt đầu phát triển một số năm gần đây. Việt Nam đã gia nhập Mạng E-learning châu Á (Asia E-learning Network) với sự tham gia của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Khoa học - Công nghệ, trường Đại học Bách Khoa, Bộ Bưu chính - Viễn Thông... Điều này cho thấy giáo dục nước ta đang dần quan tâm đến việc phát triển và ứng dụng hình thức học tập này.

Buổi giao lưu nằm trong chuyến Study Trip tại Việt Nam dành cho cán bộ, giảng viên của Đại học Stanford, kéo dài 9 ngày từ 12/12 đến 21/12/2014. Tham quan nghiên cứu, học tập (study trip) là một phương pháp được áp dụng rộng rãi trên thế giới, nhằm mục đích học hỏi kiến thức, kinh nghiệm thực tế, các mô hình, cách làm hay và hiệu quả, đồng thời kết nối quan hệ thân thiết, giao lưu văn hóa, tạo tiền đề hợp tác bền vững.

Huy Vũ

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Đang cập nhật dữ liệu !