Đại học Nam California - Trường học bê bối nhất nước Mỹ

Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) cũng đang “nhắm” đến những ngôi trường danh giá như Stanford, Georgetown và Yale nhưng chưa trường nào “ngập chìm” trong bê bối như USC.

Roy Nwaisser sở hữu 4 tấm bằng của Đại học Nam California (University of Southern California - USC) và là người hâm mộ cuộc nhiệt đội bóng của trường. Trong 27 năm qua cậu chưa từng bỏ xem một trận đấu nào của đội bóng.

Tuy nhiên, tình yêu của anh với USC đang bị thử thách bởi một loạt bê bối hối lộ liên quan đến trường đại học nổi tiếng là một “đền thờ” về học thuật và thể thao này.

Vài tiếng sau khi nghe tin tức về bê bối nhận hối lộ, Nwaisser từ chối phát biểu tại một hoạt động gây quỹ của các cựu sinh viên cho trường USC diễn ra ở Nevada.

“Lương tâm tôi không cho phép tôi đóng góp cho trường chừng nào họ chưa sửa chữa những hành động của họ. Nếu mọi người muốn ủng hộ tiền thì họ nên chuyển số tiền đó tới các trường học có ít bê bối và không có nạn tham nhũng”, anh viết trên trang của nhóm cựu sinh viên USC.

Hai năm qua là 2 năm đầy khó khăn với ngôi trường nằm giữa Los Angeles này. Mặc dù đã gây quỹ cho trường tới 7 tỷ USD, giám đốc của trường vẫn phải từ chức trong lúc giới chức đang tiến hành điều tra hiệu trưởng trường Y (thuộc USC) sau cáo buộc ông này dùng ma túy đá cùng một phụ nữ và có nhiều “đơn tố cáo” rằng USC phớt lờ các lùm xùm xâm hại tình dục diễn ra trong trường.

Trong khi đó, một trợ lí huấn luyện viên môn bóng rổ của trường thú nhận đã nhận hối lộ trong lúc FBI tiến hành một cuộc điều tra qui mô lớn tới nạn tham nhũng tại các trường đại học.

Cục điều tra liên bang Mỹ cũng đang “nhắm” đến những ngôi trường danh giá như Stanford, Georgetown và Yale nhưng chưa trường nào “ngập chìm” trong bê bối như USC.

Theo các công tố viên, các phụ huynh giàu có đã đưa hối lộ để “mua” bài thi chuẩn vào trường hoặc xin cho con được vào trường dưới diện “vận động viên” của các môn thể thao mà con họ chưa bao giờ biết chơi.

Gần 20 phụ huynh bị cáo buộc đang tìm cách hối lộ để đưa con vào USC. Trong số đó có Homayoun Zadeh, giáo sư nha khoa của chính USC. Sau bê bối này, có lẽ con đường dạy học của ông sẽ chấm dứt.

Theo các công tố viên, nữ diễn viên Lori Loughlin cùng chồng Mossimo Giannulli, một nhà thiết kế thời trang, đã dùng 500.000 USD để hai con gái được nhận vào trường USC với tư cách thành viên đội đua thuyền dù cho hai cô này chưa bao giờ chèo thuyền.

USC đã sa thải giám đốc thể thao Donna Heinel và huấn luyện viên môn bóng nước Jovan Vavic, người từng giành được 16 danh hiệu quốc gia. Cả hai đều bị buộc tội nhận hối lộ. Hai cựu huấn luyện viên khác của USC cũng nằm cùng danh sách với Heinel và Vavic.

Trong một lá thư gửi cho trường, quyền giám đốc USC Wanda Austin nhấn mạnh rằng USC là nạn nhân của các nhân viên trong trường, những người cố ý gian đối. Sau đó, bà Austin không dùng tới từ “nạn nhân” mà cho biết USC đang hợp tác với các công tố viên đồng thời tự tiến hành các cuộc điều tra nội bộ để thắt chặt kỉ luật trong trường.

Theo bà Austin, USC dự định sẽ chuyển các khoản tiền đóng góp thành học bổng cho học sinh. USC cũng sẽ không nhận học sinh không qua thi tuyển và kiểm tra lại các trường hợp sinh viên hoặc cựu sinh viên được nhận vào trường bằng con đường gian lận.

Chuyên gia quản lí khủng hoảng Jeff Hunt cho rằng để kiểm soát các thiệt hại do bê bối này, USC nên tiết lộ công khai mọi thứ dù cho điều đó có đáng hổ thẹn đến đâu.

“Nói ra thì nghe có vẻ hơi thô lỗ nhưng tốt nhất (USC) nên nói tóm gọn lại rằng thời gian qua chúng tôi đã hành xử không đúng, không theo mong muốn của chúng tôi hoặc theo đúng chuẩn mực”, Hunt nói.

Một số giảng viên trong trường cho rằng chính cựu giám đốc USC C.L. Max Nikias là người có lỗi trong chuyện này. Ông Nikias được vinh danh vì đã gây được khoản quỹ khổng lồ nhưng ông bị chỉ trích vì không hành động kịp thời khi bê bối xảy ra.

Hồi mùa hè năm ngoái ông Nikias đã thôi giữ chức giám đốc sau khi các giảng viên đồng loạt kêu gọi ông từ chức do hàng trăm phụ nữ tố cáo bác sĩ của trường George Tyndall có hàng loạt hành vi sai trái như lạm dục tình dục, tiến hành các cuộc kiểm tra y tế không cần thiết và chụp ảnh “vùng kín” của các chị em mà không phục vụ mục đích y tế nào.

Tyndall không bị truy tố và phủ nhận mọi cáo buộc. Vừa qua, USC đồng ý trả 215 triệu USD cho hàng nghìn phụ nữ đã từng được Tyndall khám sức khỏe.

William G. Tierney, một giáo sư dạy cao học, cho rằng USC chìm trong khủng hoảng như hiện nay là do ông Nikias đã tuyển dụng “tượng đài bóng đá” Lynn Swann, một cựu sinh viên USC, một giám đốc thể thao. Giáo sư Tierney cho rằng Swann là người vô trách nhiệm.

Giáo sư cũng cho rằng các bê bối hiện nay sẽ khiến các giảng viên nghỉ hưu sớm hoặc chuyển sang các trường đại học khác.

USC từng nổi tiếng là “câu lạc bộ” của con nhà giàu và dần trở thành học viện lớn trong vài chục năm gần đây. Ngôi trường này đứng thứ 22 trong bảng xếp hạng các trường đại học Mỹ, có vị trí tương đương với các trường như Đại học California, Berkeley và Georgetown.

Trường đang có 27.000 sinh viên đại học và 27.000 sinh viên cao học. Gần 1/ 4 sinh viên của trường là người nước ngoài – chủ yếu đến từ Trung Quốc và học phí của USC là 55.000 USD.

Các bê bối hiện nay dường như đang đưa USC trở về với các tai tiếng trước đây.

Heather Newgen, nhà báo tự do và cựu sinh viên USC hồi những năm 2000, cho biết cô cảm thấy ghê sợ khi một số “suất học” của trường được dành cho con cái nhà giàu.

“Mọi người nói USC là Trường đại học của những đứa trẻ hư hỏng. Điều đó không đúng với tôi, nhưng khi tôi đi học, ai ai cũng đi học bằng xe BMW và không phải làm thêm mà chỉ lo tiệc tùng”, cô cho biết. Thời sinh viên, cô phải làm thêm ở 2 nơi để trang trải việc học của mình.

Kelly Jiang, 18 tuổi và là một du học sinh đến từ Côn Minh, Trung Quốc, cho biết cô lo sợ bê bối sẽ làm giảm uy tín của tấm bằng USC. Mỗi năm bố mẹ Kelly chi 74.000 USD cho học phí và chi tiêu cá nhân của cô ở Mỹ.

“Bê bối thực sự USC “mất giá”. Nếu ai đó chỉ cần trả 500.000 USD là vào được USC và lấy bằng thì những người tuyển dụng sẽ nghĩ sao về những người tốt nghiệp từ USC? ”, cô nói.

Nwaisser cho hay anh cảm thấy rất đau lòng về bê bối của USC và mong trường của anh sẽ chọn được một giám đốc mới với tư duy dựa trên các giá trị văn hóa chứ không phải dựa vào năng lực gây quỹ.

“Tôi sẽ vẫn theo dõi các trận thi đấu của trường sau khi những người đó rời đi và họ tìm lại hướng đi đúng cho trường”, anh nói.

Diễm Ngân (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !