Đà Nẵng: Trường THPT Phan Châu Trinh lo mất phòng học

Sau khi bị cắt diện tích để tạo quỹ đất mặt tiền bố trí tái định cư, nay trường THPT Phan Châu Trinh giàu truyền thống bậc nhất TP Đà Nẵng lại tiếp tục bị trường tiểu học Phan Thanh đòi lấy bớt một số phòng học cho học sinh của mình vào... ở bán trú!

Đà Nẵng: Trường THPT Phan Châu Trinh lo mất phòng học

Ngày 4/9, Văn phòng HĐND TP Đà Nẵng cho hay, tại buổi làm việc mới đây với Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TP Đà Nẵng, Ban giám hiệu trường tiểu học Phan Thanh (quận Thanh Khê) đã kiến nghị lãnh đạo TP cho sử dụng 6 phòng của trường THPT Phan Châu Trinh (cơ sở cũ, số 167 Lê Lợi) để trường này bố trí cho học sinh (HS) khối lớp 5 vào... ở bán trú, nhằm đưa khối lớp 1 vào học 2 buổi/ngày tại trường!

Đà Nẵng: Trường THPT Phan Châu Trinh lo mất phòng học

Trường THPT Phan Châu Trinh "gốc", một biểu tượng của ngành giáo dục Đà Nẵng - Ảnh: HC

Biểu tượng của ngành giáo dục Đà Nẵng

Đây thực sự là một đề nghị gây "sốc", nhất là trong bối cảnh trường THPT Phan Châu Trinh (gọi tắt là trường PCT), ngôi trường luôn được xem là có bề dày truyền thống bậc nhất ở Đà Nẵng và đang chuẩn bị kỷ niệm 60 năm thành lập. Vì sao lại có một đề nghị "trái khoáy" như vậy?

Thành lập từ tháng 9/1952, trường PCT được đánh giá là một biểu tượng của ngành giáo dục Đà Nẵng. Qua nhiều thế hệ, không ít HS của trường đã trở thành những chiến sĩ, nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nhân nổi tiếng... Trong phong trào đấu tranh của HS-SV ở các đô thị miền Nam trước 1975, trường PCT là một trong những chiếc nôi nuôi dưỡng tinh thần dân tộc, dân chủ. Năm 1970, Ủy Ban MTDTGP Trung Trung bộ đã trao tặng cho trường Huân chương Giải phóng hạng Ba dưới mật danh “Trường học anh dũng”.

Năm học 1981-1982, các lớp chuyên đầu tiên của tỉnh QN-ĐN được hình thành tại trường PCT. Chỉ trong 5 năm tồn tại trước khi ra đời trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, HS các lớp chuyên này đã làm nên “kỳ tích” liên tiếp đoạt 4 giải nhì, 1 giải ba HS giỏi toán quốc tế (chưa kể các môn khác). Đây là điều mà trường chuyên Lê Quý Đôn hiện nay dù được đầu tư đặc biệt lớn nhưng vẫn chưa thể theo kịp.

“Từng vinh dự nhận cờ luân lưu dẫn đầu ngành giáo dục của Hội đồng Bộ trưởng, Huân chương lao động hạng Nhất, Nhì và Ba, trường PCT thể hiện bộ mặt văn hoá, giáo dục của Đà Nẵng và có thể nói là một trong những biểu tượng văn hoá của TP, đã đào tạo nhiều thế hệ và hiện vẫn cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho TP!” - thầy Lê Phú Kỳ, Hiệu trưởng trường PCT tự hào nói.

Đà Nẵng: Trường THPT Phan Châu Trinh lo mất phòng học

Do sân trường ở cơ sở 2 chật hẹp nên các buổi lễ, hoạt động ngoại khoá lớn đều phải tiến hành ở sân trường PCT "gốc" - Ảnh: HC

Bị cắt đất để bố trí tái định cư

Từ năm học 2004 - 2005, trường PCT có thêm cơ sở 2 ở phía đối diện (154 Lê Lợi). Sau đó, như ông Ngô Văn Dũng (nguyên Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch HĐND quận Hải Châu, tổ trưởng tổ đại biểu HĐND TP Đà Nẵng đơn vị quận Hải Châu, hiện là Trưởng Ban liên lạc cựu học sinh PCT) cho biết, người ta đã định lấy toàn bộ dãy phòng phía mặt tiền đường Lê Duẩn của trường PCT "gốc" (167 Lê Lợi) để khai thác quỹ đất. Nhưng do lãnh đạo Sở đấu tranh quyết liệt, dư luận không đồng tình nên việc này phải dừng lại.

Ông Ngô Văn Dũng cũng cho biết thêm, trường PCT có gần 5.000 HS với 100 lớp; sĩ số mỗi lớp lên tới 52 - 55 em. Sở dĩ một trường giàu truyền thống như vậy nhưng chưa đạt chuẩn quốc gia vì diện tích đất bình quân/HS không đủ. Kể cả cộng diện tích của trường cũ lẫn diện tích của cơ sở 2 cũng không đủ chuẩn theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Hơn nữa, ở cơ sở 2 chủ yếu là phòng học mà thiếu các phòng bộ môn, phòng thí nghiệm, phòng truyền thống, phòng hội đồng, thư viện… Ngoài ra, do sân trường ở cơ sở 2 chật hẹp nên các buổi lễ, hoạt động ngoại khoá lớn đều phải tiến hành ở sân trường PCT "gốc". Do vậy, lãnh đạo Đà Nẵng và ngành GD-ĐT TP đã có kế hoạch đầu tư tiếp giai đoạn 2 cho cơ sở "gốc" để hợp cùng cơ sở 2 đưa trường PCT đạt chuẩn quốc gia.

Sau 5 - 6 năm để kế hoạch này nằm im trên giấy thì vào cuối năm 2011, lãnh đạo TP Đà Nẵng quyết định "xẻ" đất trường PCT "gốc" để mở đường Hải Phòng nối dài đến đường Nguyễn Chí Thanh mà thực chất là tạo quỹ đất mặt tiền để bố trí tái định cư cho các hộ ở các khu "đất vàng" xung quanh khu vực sân vận động Chi Lăng bị giải toả cùng với sân vận động này cho Công ty THHH Tập đoàn Thiên Thanh xây khu phức hợp thương mại.

Theo kế hoạch ban đầu, trong tổng diện tích hơn 10.000m2 của trường PTC "gốc" thì phần đất bị cắt lên đến hơn 5.000m2, nằm về hai phía Bắc và Nam đường Hải Phòng nối dài. Điều đó đồng nghĩa với việc khu thể thao, dãy phòng học và phòng thí nghiệm ở phía Bắc, phòng hiệu bộ ở phía Tây và gần nửa dãy phòng học chính ở phía Đông sẽ bị xoá sổ. Đặc biệt, một khu dân cư với 12 hộ nằm ở phía Nam đoạn đường này sẽ “lõm” vào khuôn viên trường, gây nhếch nhác cho môi trường sư phạm ở đây.

Tuy nhiên, trước những phản ứng gay gắt của dư luận, trong chuyến thăm trường PCT chiều 15/11/2011 nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Đà Nẵng Võ Duy Khương chính thức công bố vẫn cắt đất trường PCT để mở đường Hải Phòng nối dài nhưng chỉ lấy phần đất phía Bắc để bố trí vài chục hộ tái định cư chứ không lấy thêm phần đất phía Nam như dự kiến ban đầu.

"Bù” lại, đầu năm 2011, TP Đà Nẵng sẽ tiến hành giai đoạn 2 nâng cấp trường PCT "gốc". Theo đó, sẽ xây mới lại trường PCT theo dáng dấp vốn có. Trong đó gồm hệ thống phòng chức năng còn thiếu như phòng bộ môn, phòng thí nghiệm, phòng hội đồng, phòng truyền thống, thư viện… và một số phòng học. Đồng thời xây hầm ngầm băng qua đường Lê Lợi, nối giữa cơ sở 1 và cơ sở 2. Tuy nhiên gần 1 năm nữa đã trôi qua vẫn chưa hề thấy có động tĩnh gì trong kế hoạch này.

Đà Nẵng: Trường THPT Phan Châu Trinh lo mất phòng học

Một phần diện tích trường PCT "gốc" đã bị cắt để mở đường tạo quỹ đất mặt tiền bố trí tái định cư - Ảnh: HC

Và sẽ còn điều gì xảy đến?

Anh Nguyễn Văn Hưng (cựu HS khối chuyên trường PCT, giải Nhì Toán quốc tế năm 1984) đang sống, làm việc tại TP.HCM tâm sự: "Mỗi lần về Đà Nẵng tôi đều đến thăm trường cũ PCT. Mấy năm gần đây, tôi rất buồn khi thấy việc dạy và học bình thường ở trường hầu như không còn, cơ sở vật chất xuống cấp, nhiều diện tích bỏ hoang. Tôi được biết Đà Nẵng có kế hoạch nâng cấp trường PCT "gốc", song nhiều năm trôi qua chẳng thấy gì mà chỉ là chuyện cắt đất của trường. Điều đó khiến các cựu HS đang sống, làm việc nơi xa như chúng tôi rất tâm tư và không đồng tình!".

Và sau bị cắt đất để bố trí tái định cư thì nay lại có chuyện trường tiểu học Phan Thanh đòi lấy một số phòng của trường PCT "gốc" để bố trí cho HS của mình vào... ở bán trú. Nguyên do là trường tiểu học Phan Thanh kêu thiếu phòng học, không đảm bảo kế hoạch học hai buổi tại trường, trong khi cơ sở của trường PCT "gốc" lại gần như bỏ hoang hết sức lãng phí!

Theo Văn phòng HĐND TP Đà Nẵng, kiến nghị nêu trên mới chỉ từ trường tiểu học Phan Thanh với Ban Văn hoá - Xã hội HĐND TP và còn phải được trình lãnh đạo TP xem xét, quyết định. Dẫu vậy, điều này vẫn khiến tâm tư của những người nặng lòng với ngành giáo dục Đà Nẵng nhói đau, nhất là khi trường PCT đang chuẩn bị kỷ niệm 60 năm thành lập (15/9/1952 - 15/9/2012) và ôn lại một bề dày lịch sử đáng tự hào của mình.

Có người đặt câu hỏi: Phải chăng Đà Nẵng muốn "ngâm" cho đến khi trường PCT "gốc" xuống cấp tới mức không thể nâng cấp được nữa, rồi lấy cớ đó mà san phẳng luôn, nhằm tận dụng khu đất "vàng" 4 mặt tiền giữa trung tâm sầm uất của TP cho những mục đích ngoài giáo dục? Tất nhiên đó chỉ là lời đồn đoán chưa có căn cứ rõ ràng. Song lịch sử ngành giáo dục Đà Nẵng không phải chưa từng có ví dụ tương tự.

Chẳng hạn trường Nguyễn Hiền cũ (ở khu đất 24 Trần Phú hiện nay) vốn là một trong 5 Trung tâm giáo dục trực thuộc trực tiếp Bộ Giáo dục VNCH trước năm 1975), được xây dựng với quy mô rộng lớn, giảng dạy "thông tầm" từ lớp 1 đến lớp 12. Sau hàng chục năm bị bỏ hoang phế cho dù ngành giáo dục địa phương luôn kêu thiếu trường, thiếu lớp, đến nay ngôi trường này đã bị san phẳng hoàn toàn để nhường chỗ cho Công viên phần mềm, Trung tâm Hành chính TP, Bảo tàng Đà Nẵng, sân tennis...

Hải Châu

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Đang cập nhật dữ liệu !